Danh mục

Tại sao và tại sao?

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.25 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 18,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đừng quá ngạc nhiên khi bạn bị bọn trẻ bắt bí vì những câu hỏi trên trời của chúng. Bạn hãy nhớ rằng bọn trẻ ở tuổi mẫu giáo chỉ thích nhận được những câu trả lời đơn giản nhưng phải đáng tin. “Mẹ ơi, sao ngày nào mẹ cũng đi làm, bỏ con ở nhà một mình?”, “Sao mặt của bà ngoại lại nhăn nheo vậy?”, “Tại sao biển lại có sóng?”, “Vì sao bố phải đeo kính mỗi khi đọc sách?”, “Tại sao bố mẹ không ở chung một nhà nữa?”… Đôi khi bạn cảm thấy bực...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tại sao và tại sao? Tại sao và tại sao? Đừng quá ngạc nhiên khi bạn bị bọn trẻ bắt bí vì những câu hỏi trên trời của chúng. Bạn hãy nhớ rằng bọn trẻ ở tuổi mẫu giáo chỉ thích nhận được những câu trả lời đơn giản nhưng phải đáng tin. “Mẹ ơi, sao ngày nào mẹ cũng đi làm, bỏ con ở nhà một mình?”, “Sao mặt của bà ngoại lại nhăn nheo vậy?”, “Tại sao biển lại có sóng?”, “Vì sao bố phải đeo kính mỗi khi đọc sách?”, “Tại sao bố mẹ không ở chung một nhà nữa?”… Đôi khi bạn cảm thấy bực dọc vì bao nhiêu chuyện phải làm mà nó cứ lải nhải với những câu hỏi vớ vẩn và dường như không biết chán với những câu hỏi của mình. Chưa dứt lời giải thích cho câu hỏI này thì nó đã có sẵn câu hỏi mới rồi. Nhưng bạn đứng quá bực bội. Không phải nó đang tiến hành chiến dịch “truy sát” hoặc chọc giận gì bạn đâu, bé đang thể hiện những mối quan tâm cũng như sự phát triển về trí tuệ của nó mà thôi. Bé tò mò tìm hiểu những gì đang diễn ra xung quanh là một điều hết sức tự nhiên. Chính sự tò mò đã thúc đẩy bọn trẻ nhìn, lắng nghe, khám phá và học hỏi. Mỗi khi bé đặt ra câu hỏi thì đừng bỏ lỡ cơ hộI nắm bắt được chúng đang nghĩ gì và cảm nhận như thế nào. Vậy thì phải trả lời như thế nào không quá phức tạp để chúng có thể hiểu được nhưng phải chính xác. Có nên trả lời tất cả các câu hỏI chúng nêu ra hoặc hãy để chúng tự mình tìm hiểu lấy? Giải thích về những chủ đề “nhạy cảm” hoặc “khó nói” như thế nào? Phải trả lời ngay hay nên “câu giờ” hoặc “hoãn binh” cho đến khi bạn tìm ra được câu trả lời hợp lý nhất? Có nên nói thật và chỉ sự thật với bé không? Bạn sẽ có thể phân loại các câu hỏi của chúng một cách dễ dàng nếu bạn được chuẩn bị trước những câu hỏi trẻ thường đề cập đến ở mỗi lứa tuổi, chúng muốn tìm hiểu gì và mong được trả lời như thế nào? 2-4 tuổi: những câu hỏi giúp trẻ phát triển kỹ năng nói và mối quan hệ với cha mẹ Khi được 2 tuổi, bé sẽ hiểu được sức mạnh của ngôn ngữ và nó thích sử dụng từ mới để phỉnh phờ, nài nỉ, kháng cự, chỉ huy, yêu cầu. Được nói khiến cho bọn trẻ cảm thấy mạnh mẽ hơn bởi vì bây giờ nó biết cách “liên lạc” trực tiếp với cả thế giới (Xin chào chó con!). Khi mới bắt đầu biết nói, bé thích nói và nói luyên thuyên như súng liên thanh vậy. Nhiều khi chúng nói liên tục nhưng lại không cần câu trả lời mà cứ như đang tự nói chuyện với mình vậy. Ở độ tuổi này, chúng thường thử nghiệm bằng cách nói to những suy nghĩ của mình hoặc sắp xếp từ thành chuỗi hoặc thành câu (“Bà. Con thương bà. Con muốn đi thăm bà”). Ngôn ngữ phát triển nên bé thích tìm hiểu về cuộc sống, vì thế bạn sẽ luôn bị quấy nhiễu vì những câu hỏi như “Sao mấy bữa nay trời nóng quá vậy ba?”, “Tại sao cỏ trong vườn nhà mình không xanh nữa mà chuyển sang màu nâu vậy? Nó chết rồi hả ba?”. Thắc mắc gì là bé lại tìm ba mẹ hỏi ngay vì theo nhận xét của nó thì cha mẹ là thông minh nhất, hiểu biết mọi việc và là người thú vị nhất. Hãy vui vẻ sống trong thế giới mà “mình là người thông minh nhất”! Mặc dù rất háo hức tìm hiểu vạn vật trong thế giới xung quanh “Sao con không nhỏ lại như lúc trước?”, “Sao trời lại đổ mưa?” nhưng bé không trông chờ một câu giải thích dài dòng, phức tạp hoặc phải trả lời cho hết và cũng không say mê đến những thông tin bạn cung cấp ngay lúc ấy. Chỉ cần trả lời câu hỏi bằng 1-2 câu đơn giản (“Con người thì càng ngày càng to lớn chứ không thể nhỏ lại. Em bé uống sữa, ăn bột từ từ sẽ lớn như người lớn”, “Khi đám mây có nhiều nước, nước sẽ rơi xuống mắt đất và ta gọi nước này là mưa”) Trẻ từ 2-4 tuổi vẫn chưa biết cách kiểm soát được những mong muốn và bốc đồng của mình, chúng cứ mãi luyên thuyên những câu hỏi rất mập mờ và bạn cần phải khéo léo chấm dứt cuộc nói chuyện sao cho bé không cảm thấy nản lòng và thất vọng. Khi bạn buộc lòng phải giới hạn những câu hỏi của trẻ thì đừng bao giờ tỏ ra cho trẻ thấy rằng những câu hỏi của chúng hết sức phiền phức và bạn đang khó chịu, bằng không bạn sẽ làm tổn hại đến tình cảm của trẻ khi chúng đang cố bày tỏ mối quan tâm của mình cũng như sự thân thiết của mẹ con. Thay vì nói “Thôi đủ rồi Hưng. Mẹ chịu hết nổi mấy câu hỏi của con rồi” hoặc “Con im lặng một chút có được không?”, nói “Cưng à, chỉ hỏi một câu nữa thôi nhé. Mẹ phải dọn cơm cho cả nhà đây” hoặc “Mẹ chỉ có thể trả lời một câu nữa thôi. Ngày mai mình trở lại đề tài này ha”. Trả lời một cách chắc chắn như vậy sẽ chấm dứt những câu hỏi như vậy mà không hề làm tổn hại đến sự háo hức hay niềm tự hào của bé. 4-6 tuổi: Những câu hỏi để khám phá mình là ai Trẻ 2 tuổi đặt câu hỏi để thực tập ngôn ngữ, tập đàm thoại và thắt chặt mối quan hệ với cha mẹ thì trẻ từ 4-6 tuổi lại phát triển hơn về trí tuệ nên chúng có thể tự tạo ra được cuộc đối thoại hay kể về những gì đang xảy ra với chú ...

Tài liệu được xem nhiều: