Thông tin tài liệu:
Tái tạo thực quản cho bệnh nhi Teo thực quản bẩm sinh là một dạng dị tật ở đường tiêu hóa, biểu hiện đặc trưng của bệnh là trẻ thường xuyên bị sùi "bọt cua", do không nuốt nước bọt được... Tái tạo bằng nhiều "chất liệu" Theo bác sĩ Đào Trung Hiếu - Phó giám đốc kiêm Trưởng khoa Ngoại của Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM): Teo thực quản bẩm sinh là một dị tật nặng ở đường tiêu hóa. Những trường hợp teo thực quản có kèm theo lỗ rò bẩm sinh làm trẻ rất dễ viêm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tái tạo thực quản cho bệnh nhiTái tạo thực quản cho bệnh nhiTeo thực quản bẩm sinh là một dạng dị tật ởđường tiêu hóa, biểu hiện đặc trưng của bệnh làtrẻ thường xuyên bị sùi bọt cua, do không nuốtnước bọt được...Tái tạo bằng nhiều chất liệuTheo bác sĩ Đào Trung Hiếu - Phó giám đốckiêm Trưởng khoa Ngoại của Bệnh viện Nhiđồng 1 (TP.HCM): Teo thực quản bẩm sinh làmột dị tật nặng ở đường tiêu hóa. Những trườnghợp teo thực quản có kèm theo lỗ rò bẩm sinhlàm trẻ rất dễ viêm phổi - do hít phải nước bọtvà dịch axit từ đường tiêu hóa. Dạng viêm phổinày rất khó điều trị và tử vong rất cao.Theo các bác sĩ, trẻ bị teo thực quản bẩm sinh cónhiều mức độ khác nhau, và tùy từng trường hợpcụ thể mà việc can thiệp, phẫu thuật khác nhau,phải mổ một hay nhiều lần để nối hai đầu thựcquản bị teo lại với nhau. Có những trường hợpsử dụng chất liệu lấy từ dạ dày, hay ruột già...để thay thế thực quản. Cho dù với phương phápnào đi nữa thì việc tái tạo thực quản theo các nhàchuyên môn là một phẫu thuật rất phức tạp, vàcó thể có những biến chứng xảy ra.Đầu tháng 12 vừa qua, các bác sĩ ngoại khoa củaBệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM đã tiến hànhphẫu thuật để tái tạo thành công thực quản bị teocho bệnh nhi N.V (3 tuổi, ở TP.HCM). Ca phẫuthuật này kéo dài từ 9 giờ sáng đến 15 giờchiều, với sự hỗ trợ chuyên môn từ các bác sĩIreland. Các bác sĩ mổ cắt lấy một đoạn từ bờcong lớn của dạ dày (của chính bệnh nhi) để táitạo thành ống thực quản. Khó nhất ở kỹ thuậtnày là làm sao để đoạn thực quản làm từ chấtliệu dạ dày đó sống được, các mạch máu nốivào phải hoạt động, để tránh bị hoại tử. Cũngtrong tháng 12, Bệnh viện Nhi T.Ư (Hà Nội) lầnđầu thực hiện thành công kỹ thuật dùng mộtphần dạ dày thay thế thực quản bằng phươngpháp phẫu thuật nội soi cho bệnh nhi 8 thángtuổi bị bệnh teo thực quản bẩm sinh.Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1(TP.HCM) đã dùng chất liệu ruột già (củachính bệnh nhi) để tái tạo thành công thực quảnbị teo cho bệnh nhi N.H.T 8 tháng tuổi trongmột ca phẫu thuật kéo dài 2 giờ 30 phút...Những thành công ban đầuNgày 3.1 vừa qua, các bác sĩ của Bệnh viện Nhiđồng 1 (TP.HCM) đã thực hiện thành công caphẫu thuật tái tạo thực quản bị teo trên một bệnhnhi là trẻ sơ sinh chỉ mới 7 ngày tuổi. Đây đượcxem là ca tái tạo thực quản cho bệnh nhi nhỏtuổi nhất từ trước đến nay. Đó là bé trai con củachị N.T.G (ngụ ở tỉnh Bình Định), lúc mới sinh,bé có biểu hiện suy hô hấp, khò khè, viêm phổi,vàng da... và được chẩn đoán bị teo thực quảnbẩm sinh týp A (teo đầu trên và đầu dưới củathực quản). Với trường hợp khó này, bác sĩ đãtiến hành hai lần phẫu thuật, mỗi ca mổ trong 2giờ. Lần mổ đầu vào ngày 3.1 là để bác sĩ kéodài hai đầu thực quản cho gần nhau, lần mổ haivào ngày 8.1 là để nối hai đầu thực quản lại vớinhau.Trước đó, vào cuối tháng 12, Bệnh viện Nhiđồng 1 cũng đã tiến hành phẫu thuật tái tạo thựcquản bằng chính thực quản cho bệnh nhi 3 thángtuổi (bé gái V.T.T, ngụ ở tỉnh Tiền Giang) cũngbằng phương pháp trên.Theo bác sĩ Đào Trung Hiếu, trước đây vớinhững trẻ bị teo thực quản bẩm sinh, cũng sẽđược mổ 2 lần - lần 1 để đặt ống sonde nuôi ăncho trẻ, rồi phải đợi trẻ đến 2-3 tuổi và phải nặnghơn 5 kg mới có thể tiến hành phẫu thuật lần 2để tái tạo thực quản bằng dạ dày, ruột già...Nhưng, phương pháp này ghi nhận có nhiều biếnchứng trong và sau khi mổ.