Danh mục

Tâm lý bệnh học (Tâm lý y đức)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 488.30 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài học về tâm lý bệnh học giúp người học hiểu rõ mối quan hệ giữa tâm lý và bệnh lý, cũng như sự tác động qua lại giữa tâm lý, thể chất và môi trường xã hội trong quá trình hình thành bệnh. Nội dung bài học cung cấp kiến thức nền tảng để nhận diện và chăm sóc các bệnh lý tâm lý thường gặp. Qua đó, học viên có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lý bệnh học (Tâm lý y đức) TÂM LÝ BỆNH HỌCMỤC TIÊU: 1. Xác định được mối quan hệ giữa tâm lý và bệnh lý. 2. Trình bày được mối quan hệ tâm lý - thể chất, môi trường xã hội và bệnh lý. 3. Vận dụng kiến thức đã học về tâm lý bệnh học, để nhận định và chăm sóc đượcmột số bệnh tâm lý thường gặp.NỘI DUNG:1. Khái niệm.1.1. Tâm lý học và y học có mối liên hệ mật thiết với nhau. + Sự phát triển về kỹ thuật y học để tìm ra yếu tố sinh bệnh lý + Hướng tiến bộ thứ hai là chăm sóc và phòng ngừa ngoài phạm vi cơ thể bằngcách tìm hiểu những tác động nhiều mặt trong cuộc sống con người. Đi sâu vào sinh lý đồng thời cũng phải điều tra kỷ về tâm lý xã hội giúp cho việcchữa trị tốt nhất cho người bệnh.1.2. Các mặt cần tìm hiểu ở một con người. Tìm hiểu một con người cần nhìn về 3 mặt: - Sinh lý (S): Con người là một sinh vật cần tìm hiểu về sinh lý: Ăn uống, khôngkhí, vận động, tính dục và giao tiếp với người khác. Tuổi tác và giới tính, quá trìnhtrưởng thành qua các lứa tuổi. - Xã hội (X): Con người là mối tổng hòa các quan hệ xã hội, thành phần vị trí,vai trò trong xã hội quyết định nhiều đặc điểm. Cần tìm hiểu nhiều mặt như những hoạtđộng cơ bản: Lao động, học tập, vui chơi. - Xuất xứ và sinh sống trong môi trường tự nhiên nào, môi trường xã hội nào,Giai cấp, dân tộc, tôn giáo, quan hệ quốc tế, những sự di chuyển môi trường, gia đìnhnơi cư trú, nơi làm việc. - Tâm lý (T): Ở mỗi người đều có một cái tâm với cơ cấu và cơ chế hoạt độngnhất định. Những cơ cấu và cơ chế tâm lý cơ bản: + Cảm giác, tri giác, nhận thức. + Tập luyện, học tập, trí nhớ, thói quen, nếp sống. + Trí lực, biểu tượng, suy luận, học vấn. + Tín ngưỡng, tôn giáo, đạo lý. + Khả năng thích nghi với biến động môi trường, biến cố cuộc sống. + Động cơ, cảm xúc, tình cảm + Những rối nhiễu tâm lý và cơ chế rối nhiễu ấy. Và dĩ nhiên trước đó thầy thuốc đã đánh giá sức khỏe chung, thể trạng con ngườirồi kết hợp với mọi thông tin và tổng hợp lại để đánh giá nhân cách tình trạng của đươngsự. 54 Về xã hội thì hiểu được những cơ cấu và biến động lớn, nhận ra những nhóm dâncư có nguy cơ cao. Hiểu rõ những nét lớn về các môi trường lao động khác nhau nhất làtrong các ngành mà kỹ thuật công nghiệp thường xuyên bị thay đổi. Ba yếu tố này tác động lẫn nhau, khó để phân biệt mặt nào là quyết định và quantrọng nhất. Nên tìm hiểu cả 3 mặt S, X, T một cách toàn diện, không thể nói mặt nào là quantrọng hơn mặt nào. Trong một trường hợp cụ thể cần phân tích cả 3 mặt rồi từ đó xácđịnh vai trò của từng mặt quan trọng đến mức nào và từ đó vận dụng những biện pháp.Chẳng hạn khi cần cấp cứu phải mổ không cần nói gì đến tâm lý xã hội, khi mổ xongrồi vào giai đoạn phục hồi sức khỏe, lại phải đặt vấn đề trở lại với nghề nghiệp cũ hayphải thay đổi nghề nghiệp? đây là lĩnh vực tâm lý xã hội. Làm nghề thầy thuốc, cũng như dạy học, lãnh đạo, tổ chức, tôn giáo là tìm cáchtác động trực tiếp lên con người, cần có một cách nhìn toàn diện, nếu không sẽ khôngtránh khỏi những sai lầm đáng tiếc. Có thể phát họa mối quan hệ S, X, T như sau: S X T Ba mặt có quan hệ tác động qua lại. Khi chữa bệnh nên nghĩ đến cả 3 mặt. Cókhi chỉ tác động lên S là chủ yếu, chưa cần chú ý T và X, trong trường hợp khác phảichú ý cả 3 mặt. Tóm lại thầy thuốc cần tìm hiểu không chỉ những ca bệnh mà phải tìm hiểunhững người bệnh. + Tìm hiểu người bệnh đang mong ước gì, chờ đợi gì ở thầy thuốc và bệnh việngiúp đỡ họ, trong cuộc sống có vấp váp gì, khổ tâm gì? + Thầy thuốc và cán bộ y tế có nhiệm vụ góp phần với gia đình và xã hội để tạođiều kiện tối ưu cho cuộc sống của người bệnh chứ không đơn giản chỉ kê đơn hay làmphẫu thuật xong là hết bổn phận. + Đặc biệt trong những trường hợp bệnh mãn tính người bệnh không chỉ dựa vàothuốc men mà cần một chổ dựa tinh thần, vì vậy thầy thuốc không chỉ tác động bằngthuốc men, kỹ thuật mà bằng tấm lòng của người thầy thuốc: Lời nói, cử chỉ của thầythuốc đều tác động sâu sắc tới tâm lý người bệnh. Ngược lại, bệnh nhân cũng tác độnglên tâm lý của thầy thuốc, nhiều khi gây ra những phản ứng bất lợi. Thầy thuốc và điềudưỡng phải hiểu để tránh những phản ứng bất lợi ấy. 55 + Tổ chức và những quy định trong các bệnh viện, cơ sở y tế, tác phong cán bộ,nhân viên đều tác động đến tâm lý người bệnh. Thường phải kiểm tra để xem có phùhợp với tâm trạng các bệnh nhân hay không. + Y học ngày càng chuyên sâu, dường như mỗi thầy thuốc chỉ thấy một khía cạnhmà quên mất toàn bộ con người. Tâm lý phải trở thành khoa học cơ bản của Y học. Thầy thuốc phải đồng thời làmột nhà tâm lý học.2. Mối quan hệ tâm và thể.2.1. Những quan niệm về tâm và thể: Con người là một thể thống nhất gồm thể và tâm, đó là 2 vấn đề không tách rờitheo quan điểm của y học cổ truyền. - Nhưng với sự phát triển của vật lý cơ học và hóa học, thì thể chất được xemnhư là chiếc máy có thể giải thích được mọi hiện tượng bình thường hay bệnh lý giúpgiải thích được mọi hiện tượng đến tầm tế bào phân tử. - Đối với hiện tượng tâm lý có hai thái độ: + Hoặc xem là những hiện tượng phụ không cần quan tâm đến. + Hoặc xem là thể chất và tâm lý tách rời nhau không ảnh hưởng lẫn nhau. Trong y học cả 2 suy nghĩ trên dẫn đến chỉ tập trung cho tìm ra những nguyênnhân thực thể mà bỏ qua những hiện tượng tâm lý và cho là vô hình.Những quan niệm trên trái ngược với nhận xét mỗi hiện tượng tâm lý, đặc biệt là nhữngcảm xúc mạnh hay kéo dài tác động rõ rệt đến tình trạng thể ...

Tài liệu được xem nhiều: