BÌNH ĐẲNG1. Định nghĩa: a) Bình đẳng khác với san bằng quyền lợi: San bằng quyền lợi là buộc mọi người chỉ nhận được một số quyền lợi giống nhau, dù họ có phước khác nhau, dù họ bỏ ra công sức khác nhau, dù họ đem lại hiệu quả khác nhau. Chữ Lục hòa trong cách sống của chư Tăng nhiều khi cũng được hiểu là san bằng quyền lợi như vậy, mọi người đều có quyền lợi như nhau, không ai nhiều quyền lợi hơn ai. Trong cộng đồng người tu, điều này có thể chấp nhận được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lý đạo đức - BÌNH ĐẲNG BÌNH ĐẲNG1. Định nghĩa:a) Bình đẳng khác với san bằng quyền lợi:San bằng quyền lợi là buộc mọi người chỉ nhận được một số quyền lợi giống nhau,dù họ có phước khác nhau, dù họ bỏ ra công sức khác nhau, dù họ đem lại hiệuquả khác nhau.Chữ Lục hòa trong cách sống của chư Tăng nhiều khi cũng được hiểu là san bằngquyền lợi như vậy, mọi người đều có quyền lợi như nhau, không ai nhiều quyềnlợi hơn ai. Trong cộng đồng người tu, điều này có thể chấp nhận được vì người tukhông đòi hỏi quyền lợi dù công sức bỏ ra rất nhiều. Nhưng sẽ là rất khó nếu điềunày được áp dụng trên toàn xã hội.Hầu hết ai cũng có vị kỷ tiềm ẩn, ai cũng muốn được công bằng. Người làm nhiềuphải được hưởng nhiều. Công bằng cũng là tính chất của luật Nhân Quả. Nghĩa làngười nào có phước nhiều, họ phải được hưởng sung sướng nhiều hơn.Trong xã hội, người nào đóng góp công sức nhiều, người đó phải được hưởngquyền lợi nhiều hơn. Đó là tính công bằng của xã hội. Cho nên, xã hội không thểbuộc mọi người phải hưởng quyền lợi giống nhau, trong khi khả năng của họ khácnhau. Người thông minh hơn, tài năng hơn, làm việc hiệu quả hơn, không thểhưởng mức lương như người không có tài năng, không có trí tuệ. Nếu buộc mọingười hưởng quyền lợi giống nhau dù họ đem lại hiệu quả khác nhau sẽ phá vỡ sựphấn đấu cá nhân, vì thực tế là ai cũng còn tâm lý vị kỷ, và đòi hỏi sự công bằng.Do đó, san bằng quyền lợi, buộc mọi người hưởng quyền lợi giống nhau là mộtđiều không thể thực hiện được. Đó là việc làm phá vỡ luật công bằng và làm nhiềungười nảy sinh tâm lý chán nản.Chỉ trong môi trường của người tu theo đạo Phật, điều này mới có thể thực hiệnđược ở một chừng mực nào đó. Trong đạo Phật, trong một đại chúng, có ngườilàm được nhiều việc, có người làm được ít việc. Nhưng người làm được nhiều việcthường không chấp, họ buông xả được tính vị kỷ của mình, chấp nhận đời sốngsan bằng quyền lợi. Tất nhiên, việc san bằng quyền lợi, chỉ áp dụng được trongchùa một phần thôi, có khi không được hoàn toàn. Đó là khi trong chúng có nhữngngười phước bổng vượt lên. Họ là người tu tập được nhiều, đóng góp được nhiềucho đại chúng. Dù không mong nhiều quyền lợi, vẫn muốn chia đều quyền lợinhưng phước đến không kéo lại được nữa. Họ bắt đầu được nhiều Phật tử mến mộ.Do phước tự nhiên, trí tuệ họ được mở mang, họ có thể thuyết pháp, giảng kinh,làm được nhiều việc nổi bật hơn. Thế là, những vị Trụ trì, những Thầy bậc trên ưuái, dành cho họ những đặc quyền đặc lợi. Dù không muốn nhưng họ cũng bắt đầuđược hưởng. Rồi chúng khác cũng không lấy làm khó chịu vì phước của họ xứngđáng được hưởng như thế.Như vậy, buộc mọi người phải sống bằng nhau trong quyền lợi là điều rất khó thựchiện. Trên tâm nguyện, người tu theo đạo Phật có học pháp Lục hòa nên dễ dàngchấp nhận hưởng quyền lợi bằng Huynh đệ cho dù họ đóng góp nhiều hơn. Nhưngcó những trường hợp, chùa cũng không làm được điều đó vì phước của mỗi ngườicó sự sai biệt.Ngoài xã hội, điều này tuyệt nhiên không thể thực hiện được. Những người có tàinăng, có trí tuệ phải được hưởng quyền lợi nhiều hơn. Như vậy, bình đẳng khôngphải là san bằng quyền lợi.b) Bình đẳng là thái độ Đạo đức trong giao tiếp với mọi người:Nếu san bằng quyền lợi là cơ chế của tổ chức, ở trong chùa hay ngoài thế gian, thìbình đẳng là thái độ của Đạo đức khi đối xử với mọi người.Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.Trong đối xử, bình đẳng ngược với sự thiên vị. Người xuất gia, đối với Phật tửphải có sự bình đẳng. Phật tử đến chùa, có người nghèo, người giàu. Trước haihạng người như vậy, nếu giữ được sự bình đẳng, chúng ta sẽ không có sự phânbiệt đối xử với họ. Như vậy, chúng ta là người có Đạo đức bình đẳng. Nhưng giữđược thái độ này là điều hoàn toàn không đơn giản, không phải ai cũng có thể làmđược.Người ngoài thế gian cũng như người trong Đạo thường có nhiều lý do để đối xửthiên vị.Thứ nhất, chúng ta thường đối xử thiên vị người có duyên với mình từ những kiếptrước,( duyên ở đây có nghĩa là duyên lành).Trong những kiếp trước, có thể họ đãưu ái, đã giúp đỡ mình. Kiếp này gặp lại, dù không cố ý nhưng tự nhiên chúng tavẫn thiên vị họ, vẫn đối xử tốt với họ hơn những người khác.Chẳng hạn, do duyên kiếp trước chi phối nên có người đến xin xuất gia, Thầy trụtrì nhận ngay, có người lại bị từ chối. Trong đối xử, nếu không có sự bình đẳngcũng do duyên đời xưa. Mặc dù trong lòng không có sự phân biệt, không thươngai nhiều hay ghét ai nhiều hơn, nhưng duyên đời xưa chi phối rất mạnh nên chúngta có sự thiên vị, không bình đẳng trong đối xử. Chỉ vì đây là điều thuộc về Nhânquả nên chúng ta rất khó vượt qua.Ngay cả trong gia đình, cha mẹ đối với con cái cũng không đồng đều, vẫn có sựthiên vị . Thực ra, con nào cũng do mình sinh ra nên không có lý do gì để cha mẹghét bỏ, đối xử phân biệt. Nhưng do duyên chi phối nên nhiều khi cha mẹ lạithương những đứa con quậy phá tày trời mà những đứa ngoan hiền lại không để ýđến. Có những tình cảm kì lạ như thế.Những sự thiên vị đó, chúng ta chỉ có thể giải thích được bằng nguyên nhân thuộcvề duyên đời trước mà thôi.Thứ hai, chúng ta thường đối xử thiên vị với những người có nhiều ưu điểm. Điềunày cũng đã được nhắc đến trong bài Tâm từ. Người có ưu điểm là người có nhansắc, có vẻ đẹp nổi trội hoặc sang trọng hơn so với người khác. Mặc dù người takhông có duyên với mình lắm, nhưng vì những điểm nổi trội đó mà chúng ta hayđể ý đến họ, thiên vị họ. Sự thiên vị nhiều khi cũng ẩn chứa một sự cầu cạnh,mong rằng người ta sẽ đoái hoài tới mình, giúp đỡ mình. Dù khác nhau về mức độnhưng nó vẫn là biểu hiện của sự vị kỷ.Thiên vị không phải là Đạo đức, và đó là điều mà tất cả chúng ta, người xuất giahay cư sĩ, cũng đều dễ phạm phải. Nếu tu tập không vững chắc, đạo lực khôngmạnh, chúng ta sẽ dễ rơi vào tình trạng đối xử thiên vị.Hiện nay, tình trạng người xuất gia đối xử phân biệt với cư sĩ đến chùa, phân biệtgiữa người giàu và người nghèo là một trình trạng rất phổ biến và ...