CHỈ TRÍCH VÀ CHỈ LỖI
1. Phân biệt: Lầm lỗi là một vấn đề lớn của con người. Trong chúng ta không ai dám nhận từ nhỏ đến lớn mình không hề lầm lỗi. Như vậy, một sự thật mà chúng ta phải thấy, phải đối diện là chúng ta luôn sống trong những lầm lỗi, lầm lỗi của người khác và của chính mình. Về lỗi lầm của chính mình, mỗi người đang từng bước tu sửa. Còn đối với lỗi của người khác, chúng ta phải có thái độ như thế nào ? Người tu hành chúng ta thường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lý đạo đức - CHỈ TRÍCH VÀ CHỈ LỖI
CHỈ TRÍCH VÀ CHỈ LỖI
1. Phân biệt:
Lầm lỗi là một vấn đề lớn của con người. Trong chúng ta không ai dám nhận từ
nhỏ đến lớn mình không hề lầm lỗi. Như vậy, một sự thật mà chúng ta phải thấy,
phải đối diện là chúng ta luôn sống trong những lầm lỗi, lầm lỗi của người khác và
của chính mình.
Về lỗi lầm của chính mình, mỗi người đang từng bước tu sửa. Còn đối với lỗi của
người khác, chúng ta phải có thái độ như thế nào ?
Người tu hành chúng ta thường sống có lý tưởng, có mục tiêu cao đẹp. Nếu không,
ai dám từ bỏ gia đình để vào chùa sống kiếp tu hành. Chúng ta tin rằng, không ai
vì sự khó khăn, thất bại hay thất tình, thất nghiệp, thất vọng… mà phải đi tu như
một số tiểu thuyết đã nói . Chúng ta hiểu Đạo, mến Đạo, có nhân duyên nên mới
vào chùa tu hành. Bởi vậy, mỗi người ít nhiều đều có mơ ước, mơ ước một ngày
nào đó, chúng ta vượt khỏi thân phận phàm phu để bước vào dòng của những vị
Thánh.
Nhưng cũng phải hiểu rằng, từ vị trí hiện tại đến vị trí Thánh Hiền, chúng ta phải
vượt qua không biết bao nhiêu lầm lỗi từ bản thân mình. Vì Thánh không có gì
khác hơn là cực kỳ ít lầm lỗi. Không phải kiếp này, còn nhiều kiếp khác nữa,
chúng ta phải sửa hết những sai lầm của mình. Cho đến một ngày nào đó, lỗi lầm
còn rất ít, chúng ta đã vào được dòng của những vị Thánh. Tất nhiên, đến vị trí của
Đức Phật thì sai lầm hoàn toàn không tồn tại nữa.
Như vậy, phải thừa nhận một điều là trên bước đường tu hành, chúng ta vẫn còn
phạm lỗi lầm và người chung chúng ta vẫn còn phạm lỗi lầm, nhưng điều quan
trọng là chúng ta biết sửa chữa và vượt qua. Nếu những lỗi lầm được khắc phục
sớm thì Phật pháp nhanh chóng hưng thịnh trở lại. Nếu chúng ta cũng như huynh
đệ chúng ta không khắc phục được lỗi lầm, hay lỗi lầm được khắc phục với tốc độ
quá chậm thì cũng có nghĩa là Phật pháp đang suy tàn. Như vậy, lầm lỗi của mình
và của người đều ảnh hưởng đến Phật pháp, đó không phải là vấn đề đơn giản.
Thêm một điều nữa, nếu tinh tấn tu hành, tinh tế kiểm soát tâm mình, sửa lỗi mình
được nhiều, thì chúng ta rất nhạy, rất sắc trong vấn đề nhìn thấy lỗi người khác.(Dĩ
nhiên là thấy lỗi người khác nhiều hơn thấy lỗi mình. Vì sống mà tự thấy được lỗi
của mình nhiều là điều rất khó, thấy lỗi người khác thì dễ hơn). Đến khi siêng
năng kiểm soát tâm mình, đối với lỗi người khác, chỉ cần nhúc nhích một chút là
bị ta thấy ngay, và biết ngay người đó thuộc loại người nào. Và lúc đó, chúng ta
phải có thái độ đối với lỗi của họ. Có những lỗi ban đầu không có gì nghiêm trọng,
nhưng nếu để nó phát triển lâu dài thì sẽ trở thành nghiêm trọng. Cho nên, chúng
ta không được để lỗi của mình và lỗi của huynh đệ tiếp tục tồn tại, phải giúp cho
huynh đệ vượt qua. ( Ở đây chúng ta đang nói về lỗi của người khác, không nói lỗi
của mình).
Chẳng hạn, có người nào đó vừa cúng dường đồ tứ sự. Đồ đạc để trong liêu của Tỳ
Kheo. Một huynh đệ vào nhận đồ, được cái tốt và reo lên: “Hay quá, mình được
đồ tốt”. Lúc đó, nếu nhìn thấy, chúng ta phải nhắc nhẹ nhàng: “Mình được một cái
tốt nghĩa là huynh đệ khác không được cái tốt, còn mình nhận một cái xấu nghĩa là
một huynh đệ nào đó sẽ không bị cái xấu.”
Như vậy, căn cứ trên Giới luật, chọn cái tốt cho mình trong số đồ lặt vặt của tứ sự
cúng dường, người ấy không có gì phạm, không có gì để trách, nhưng trên Đạo
đức, nó là một cái khuyết lỡ. Tuy người ấy không lấy cắp của ai, không phạm sai
lầm gì nghiêm trọng, nhưng đó cũng là dấu hiệu của lòng tham, của sự ích kỉ.
Những người như vậy, sau này trong gian khổ của đời sống, sẽ không biết hy sinh,
không biết nhường điều kiện thuận lợi cho huynh đệ. Và như vậy, người này cũng
không có cơ hội để tạo những công đức lớn, bởi vì chỉ biết nghĩ đến bản thân mình.
Người không có công đức lớn, dĩ nhiên, Đạo tâm, Đạo đức chẳng tiến bộ được
nhiều. Chỉ một việc đơn giản như thế nhưng chúng ta thấy ngay là nguy hiểm rất
lớn. Nếu chúng ta nhắc nhở đúng lúc, người đó sẽ tỉnh ngộ ngay. Còn trường hợp
tham lam, lấy của người khác làm của mình, đó là lỗi cực nặng. Cho nên, người tu
phải cẩn thận về lòng tham của mình, phải sống thanh bai, không bao giờ được
tham của người khác.
Có những lỗi rất nhỏ, chúng ta thấy mà không ngăn chặn thì người mắc lỗi sẽ trở
nên hư hỏng.
Ví dụ: Chùa có qui định là ai muốn ra khỏi khuôn viên chùa phải xin phép. Một
hôm, có người vì việc gấp phải chạy ra khỏi chùa, nhưng Thầy trụ trì, Giáo thọ lại
đi vắng nên người ấy không xin phép kịp. Đúng ra, lúc khác phải thưa lại với Thầy
trụ trì, nhưng thấy không ai biết nên người ấy im luôn.
Sự việc đúng ra cũng không có gì nghiêm trọng. Bởi vì họ đi ra ngoài cũng vì việc
chính đáng, không phải vì mục đích xấu xa. Nhưng nếu biết chuyện mà chúng ta
vẫn im lặng, sau này người đó sẽ có thói quen qua mặt người lớn. Từ chỗ qua mặt
người lớn, họ coi thường kỷ cương của chùa. Mà kỷ cương của chùa đã bị phá vỡ
thì khi làm trụ trì một ngôi chùa nào đó, họ sẽ không tuân thủ theo đường lối
chung của Giáo hội. Một khi đã quen dẫm đạp đường lối c ...