HẠNH CHÂN THẬT1. Định nghĩa: Chân thật là không nói dối. Trước khi hiểu vì sao phải chân thật, chúng ta nên tìm hiểu qua việc nói dối. Nói dối vốn là vấn đề liên quan đến giới. Khi thọ năm giới Cư sĩ, chúng ta được căn dặn không được nói dối. Sau đó, khi thọ Sa di mười giới, chúng ta cũng đuợc răn dạy không được nói dối. Đến lúc thọ Tỳ kheo, giới nói dối được chia làm hai: giới trọng và giới khinh. Giới trọng là giới nói dối xưng mình đã đắc đạo trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lý đạo đức - HẠNH CHÂN THẬT HẠNH CHÂN THẬT1. Định nghĩa:Chân thật là không nói dối. Trước khi hiểu vì sao phải chân thật, chúng ta nên tìmhiểu qua việc nói dối.Nói dối vốn là vấn đề liên quan đến giới. Khi thọ năm giới Cư sĩ, chúng ta đượccăn dặn không được nói dối. Sau đó, khi thọ Sa di mười giới, chúng ta cũng đuợcrăn dạy không được nói dối. Đến lúc thọ Tỳ kheo, giới nói dối được chia làm hai:giới trọng và giới khinh.Giới trọng là giới nói dối xưng mình đã đắc đạo trong khi sự thật mình chưa đắcđạo. Mặc dù người nói dối biết rất rõ điều đó nhưng họ vẫn cố ý. Đó là giới cựctrọng và người phạm giới ấy sẽ mang tội cực ác, khi chết sẽ đoạ ác đạo. Đó còngọi là giới Ba La Di.Giới khinh là giới nói dối ở mức độ nhẹ hơn, tội không nặng lắm. Nhưng xét vềĐạo đức, tâm thích nói dối là tâm bất thiện làm chúng ta khó tu, tâm không thểvào định được. Bởi vậy, nếu xét trên Giới luật, giới khinh được tính theo tội phướcvà là một sự ngăn cấm, nhưng về Đạo đức, đó cũng là một sự thương tổn nghiêmtrọng.Trong bốn giới trọng của Tỳ Kheo, các giới tuy nặng nhưng không bằng giới nóidối xưng mình đắc đạo. Vì khi chưa đắc đạo, kiến giải của chúng ta còn nông cạn,hiểu biết chân lý còn kém. Nếu có người vì tin tưởng sự tuyên bố của chúng ta đểtheo học hỏi, nhưng chắc chắn sẽ có nhiều đạo lý lý vi diệu mà chúng ta khônghiểu, hoặc hiểu sai, hoặc hiểu không hết. Thế rồi chúng ta giải thích sai, hướng dẫnsai, đưa người đi vào nguy hiểm. Hậu quả thật là khôn lường.Đó là chưa kể đến những người vì tham vọng khát khao danh lợi phù ảo, muốnđược mọi người tôn kính. Người đó biết rõ mình không đắc đạo, nhưng vẫn nóidối, vẫn xưng mình đắc đạo. Không thể chấp nhận người đi tìm vinh quang bảnthân bằng cácho1. Mặt khác, khi nói dối, họ đã gieo rắc những tà kiến sai lầm chongười khác khi giải thích bừa bãi nhiều vấn đề đạo lý. Những người có tham vọngnhư vậy thường không xứng đáng là người tu theo đạo Phật vì người theo đạo Phậtbao giờ cũng hướng đến sự giải thoát, từ bỏ tất cả những ham muốn riêng, ngayđến bản ngã của mình.Có lẽ chúng ta còn nhớ câu chuyện Ông già Chồn với ngài Bá Trượng. Chuyện kểrằng, có một ông già hay vào nghe ngài Bá Trượng giảng pháp ở pháp đường. Mộtlần, sau khi nghe giảng xong, ông già vẫn không chịu đi. Ngài Bá Trượng nghĩ đâylà một người không bình thường, bèn hỏi: “Ông là ai”’? Ông già trả lời: “BạchHoà thượng, con không phải là người . Con là con chồn ở sau núi. Năm trăm đờitrước, đời Đức Phật Ca Diếp, con là một vị tăng tu hành. Một hôm, có người hỏicon: “Người đã đắc đạo có còn bị luật Nhân Quả chi phối hay không?”. Con trảlời: “Không”. Thế là từ đó con bị đoạ làm thân chồn năm trăm kiếp mà không biếtmình phạm lỗi gì. Nay con mong Hoà thượng cho con một lời giải thích để conhiểu ra sự thật mà thoát được thân chồn này. Ngài Bá Trượng nói:“Ông hỏi lại ta”.Ông già trịnh trọng hỏi: “Bạch Hoà thượng, người đắc đạo có còn bị luật NhânQuả chi phối không?”. Ngài Bá Trượng trả lời: “ Người đắc đạo không còn hiểusai về luật Nhân Quả nữa (nghĩa là hiểu rất sâu sắc vềa3)”. Nghe vậy, ông già đạingộ ngay. Ông nói với ngài Bá Trượng: “ Vậy là con thoát được thân chồn, xinHoà Thượng lấy nghi thức dành cho Tăng mà tống táng cho con”. Nói xong, ônggìa biến mất.Trưa hôm đó, ngài Bá Trượng họp chúng lại để thông báo chuẩn bị làm lễ tang chomột vị Tăng. Mọi người rất ngạc nhiên vì trong chùa không có ai vừa qua đời cả.Ngài bảo mọi người đi theo mình. Vòng ra sau núi, đến một cái hang, họ thấy mộtcon chồn đang phơi xác, bèn mang về thiêu và tống táng đàng hoàng như một vịTăng.Chúng ta thấy, trong trường hợp này, ông già Chồn không phải là người nói dối,xưng mình đắc đạo. Chỉ vì hiểu sai, trả lời thiếu cân nhắc mà ông bị rơi vào tà kiếnnặng và bị đọa làm thân chồn. Như vậy, nếu không phải là người đắc đạo mà tựxem mình đã đắc đạo, giải thích giáo lý sai lệch, chắc chắn chúng ta sẽ đọa ác đạonặng hơn. Người tu hành nếu để điều ấy xảy ra thật quá đau lòng.Ngày xưa, sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn khỏang mấy trăm năm, có một vị Tỳkheo tên là Mahadeva (Đại thiên) chỉ mới tu được một thời gian đã tuyên bố vớimọi người rằng ông đã chứng A La Hán. Nghe vậy, nhiều người cũng tin. Nhưngnhững người gần gũi với ông nhận thấy ông còn nhiều sơ hở trong cuộc sống. Cóngười hỏi: “ Thưa thầy, tại sao bậc A La Hán còn có những sơ hở như vậy ?”( có 5điều, ở đây không tiện trình bày ). Ông trả lời: “Đúng, A La Hán vẫn còn năm điềusơ hở như vậy”. Thế là từ đó, theo cách trả lời của ông ta, trong giới tu sĩ xuất hiệnmột lối hiểu mới: A La Hán còn có những điều hạn chế, những sơ hở trong cuộcsống. Cũng vì thế mà phát sinh lý luận Đại thừa. Lý luận này coi thường quả vị ALa Hán, ca ngợi Bồ Tát đạo, tu để thành Phật. Về sau, quan điểm đó xuất hiệntrong các kinh. Gần đây, khi học giáo lý của đạo Phật, chúng ta thấy có việc chiara các Thừa. Trong đó, Thanh Văn thừa- A La Hán không được tôn trọng. ThờiĐức Phật, A La Hán lại được t ...