NHẪN NHỤC
1. Định nghĩa: Nhẫn là nhịn, là chịu đựng phần kém, phần thiệt thòi về mình. Trong tiếng Việt, chữ nhịn có cùng nghĩa với chữ nhẫn của Trung Quốc. Có thể coi chữ nhẫn mà chúng ta dùng hôm nay có nguồn gốc từ tiếng Hán và đã được Việt hóa. Nhục là hèn kém, đáng xấu hổ. Như vậy, nhẫn nhục là chịu đựng sự hèn kém, nhục nhã, đáng xấu hổ. Trong trường hợp nào chúng ta phải chịu đựng và sự chịu đựng ấy được coi là nhẫn nhục? Chúng ta thường nhẫn nhục trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lý đạo đức - NHẪN NHỤC
NHẪN NHỤC
1. Định nghĩa:
Nhẫn là nhịn, là chịu đựng phần kém, phần thiệt thòi về mình. Trong tiếng Việt,
chữ nhịn có cùng nghĩa với chữ nhẫn của Trung Quốc. Có thể coi chữ nhẫn mà
chúng ta dùng hôm nay có nguồn gốc từ tiếng Hán và đã được Việt hóa. Nhục là
hèn kém, đáng xấu hổ. Như vậy, nhẫn nhục là chịu đựng sự hèn kém, nhục nhã,
đáng xấu hổ.
Trong trường hợp nào chúng ta phải chịu đựng và sự chịu đựng ấy được coi là
nhẫn nhục?
Chúng ta thường nhẫn nhục trong trường hợp bị xúc phạm bởi người bằng mình
hoặc dưới mình.
Ví dụ, chúng ta cảm thấy bị xúc phạm khi một người nhỏ hơn mình lại hỗn láo với
mình. Nhưng khi bị xúc phạm, chúng ta vẫn bình thản chịu đựng, không có sự
phản ứng gì trước sự xúc phạm ấy. Như thế là chúng ta đã nhẫn nhục. Hoặc một
người “bằng vai phải lứa” với chúng ta lại nặng lời hoặc tỏ ra lấn át chúng ta,
nhưng lúc ấy chúng ta không phản ứng, phải chịu đựng phần thiệt thòi về mình, đó
cũng là sự nhẫn nhục.
Trường hợp thứ hai, chúng ta là người nhỏ, bị người lớn chèn ép, tước đoạt hết
quyền lợi, phải gánh chịu những vất vả, cực nhọc cho người khác. Sự chịu đựng
đó được gọi là nhẫn nhục.
Ngoài ra, chúng ta còn phải chịu đựng, nhẫn nhục khi rơi vào những hoàn cảnh
khốn khó. Chẳng hạn, gặp lúc thiếu thốn, đói khổ, chúng ta không bi quan, không
ngã gục, phải chịu đựng để vượt qua. Sức chịu đựng ấy cũng được coi là nhẫn
nhục.
Ở đây, chúng ta cần phân biệt nhẫn nhục với những trạng thái tâm lý khác. Nếu bị
người khác xúc phạm, chúng ta không giữ được bình tĩnh thì sẽ rơi vào tâm sân
(nóng nảy). Nhẫn nhục không phải là phản nghĩa của nóng nảy. Nóng nảy là mất
bình tĩnh, là đưa ra những phản ứng mạnh. Trong khi đó, nhẫn nhục là chịu đựng
sự xúc phạm mà không phản ứng. Người vượt lên tâm sân sẽ giữ được trầm tĩnh,
không phản ứng. Nhưng thái độ trầm tĩnh ấy chưa hẳn là nhẫn nhục. Vì ẩn sau vẻ
ngoài trầm tĩnh ấy thường có nhiều tâm trạng khác nhau.
Trước hết là sự thâm hiểm. Chúng ta biết rằng, người có lòng dạ thâm hiểm luôn
tỏ ra bình tĩnh, không phản ứng trước sự xúc phạm của người khác. Nhưng họ
nuôi trong lòng sự oán hận, nuôi ước muốn trả thù. Đây là trường hợp rất nguy
hiểm.
Có trường hợp bị hiếp đáp, bị xúc phạm nhưng người ta không phản ứng. Mặc dù
bên ngoài họ có vẻ như trầm tĩnh, nhưng thực chất bên trong họ mang tâm trạng sợ
hãi. Đó không phải là nhẫn nhục mà là nhu nhược.
Như vậy, nhẫn nhục khác với những tâm lý ấy. Nhẫn nhục là chịu đựng mọi việc
với tâm tha thứ, không nhu nhược cũng không nuôi sự giận ghét trong lòng. Vì
vậy, khi gặp trường hợp bên ngoài trầm tĩnh chúng ta phải xét nội tâm bên trong
để đánh giá. Cần phân biệt rõ đâu là nhẫn nhục, đâu là thâm hiểm, đâu là nhu
nhược, yếu đuối.
Người tu hành phải biết nhẫn nhục, chịu đựng. Trong đại chúng đôi khi cũng xảy
ra những va chạm nhỏ, mỗi người phải nhẫn nhục, không nuôi hờn giận trong lòng.
Trong cuộc sống cũng vậy, không phải lúc nào bước ra làm Phật sự, chúng ta cũng
gặp thuận lợi. Nhiều khi chúng ta phải đối mặt với những nghịch cảnh éo le. Có
người do bất đồng quan điểm, tìm mọi cách công kích, chỉ trích, ngăn cản việc làm
của mình. Thậm chí, có lúc chúng ta bị vu khống, bị người ta đặt điều nói
xấu…Nhưng dù bị oan, lúc đó chúng ta cũng phải chịu đựng. Làm được điều này
không phải dễ.
Như vậy, nếu không trang bị cho mình một sức nhẫn nhục cao, chúng ta sẽ không
vượt lên được những khó khăn và sẽ chuốc lấy thất bại. Ngay từ bây giờ, mỗi
người chúng ta phải tu tập, rèn luyện sức chịu đựng để đối phó với những khó
khăn, những nghịch cảnh trong cuộc sống.
Ngày trước, người đi tu phải chịu đựng rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Họ thiếu
lương thực, quần áo, thiếu những nhu yếu phẩm hằng ngày. Không xin được gạo,
quý Thầy phải ăn rau rừng, phải tự cuốc đất trồng khoai lang chế biến để dành
dùng trong những lúc đói. Chưa hết, họ còn bị cái rét giày vò, đêm không ngủ
được. Khi ngồi thiền phải lấy y sa di quấn quanh chịu đựng. Đó là chịu đựng vì
hoàn cảnh khốn khó.
Sau này, đời sống của những người tu hành đỡ khó khăn hơn vì xã hội ngày càng
tiến bộ. Tuy nhiên, khó khăn mà chúng ta có thể gặp phải là sự chống đối hoặc
những ác cảm của người khác. Chúng ta phải chuẩn bị một tâm tư để đón nhận.
Trước hết, bây giờ chúng ta phải tập chịu đựng những bất như ý trong đời sống tu
hành của mình. Khi bị một huynh đệ nào nói nặng lời hay hiếp đáp, chúng ta phải
biết cảm ơn họ vì chính họ đã tạo những điều kiện tốt nhất để chúng ta tập hạnh
nhẫn nhục
Chúng ta phải thấy rằng, những đau khổ, khó khăn trong cuộc sống thật vô cùng
quý giá. Nếu sống một cuộc đời yên ả, dễ chịu, chúng ta sẽ mất hết ý chí, nghị lực,
sẽ không có cơ hội rèn luyện sức chịu đựng. Bởi vậy, nhẫn nhục là một hạnh rất
quan trọng để làm tăng đạo lực của người tu hành. Đó là lý do vì sao trong cuộc
đời tu hành của Đức Phật luôn có ông Đề Bà Đạt Đa đi theo quấy phá. Đức Phật bị
quấy phá từ bao nhiêu kiếp. Cho đến khi thành Phật, Ngài cũng không thoát khỏi
sự quấy phá ấy. Sở dĩ như vậy vì ...