Danh mục

Tâm lý học hiện đại

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 293.24 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Như đã trình bày, có rất nhiều lý thuyết về tâm lý học hiện đại. Tuy nhiên, ở đây tác giả chỉ đề cập đến một số lý thuyết tiêu biểu liên hệ đến tâm lý con người và tâm lý xã hội, nghĩa là các thuyết được tập trung vào các vấn đề then chốt như: tâm thức và bản ngã (hay nhân tính) trong tương quan giữa con người và xã hội; và đó cũng là điểm trọng tâm của ngành tâm lý giáo dục hiện đại....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lý học hiện đại Tâm lý học hiện đại Như đã trình bày, có rất nhiều lý thuyết về tâm lý học hiện đại. Tuy nhiên, ở đây tác giả chỉ đề cập đến một số lý thuyết tiêu biểu liên hệ đến tâm lý con người và tâm lý xã hội, nghĩa là các thuyết được tập trung vào các vấn đề then chốt như: tâm thức và bản ngã (hay nhân tính) trong tương quan giữa con người và xã hội; và đó cũng là điểm trọng tâm của ngành tâm lý giáo dục hiện đại. 1- Lý thuyết của George Herbert Mead (1863-1931) G eorge H. Mead là một giáo sư triết học về tâm lý xã hội thuộc Đại học Chicago, ông là một học giả chuyên chính có ảnh hưởng rộng lớn; tuy nhiên, chưa bao giờ viết sách hay báo để biện minh học thuyết của mình. Những lớp tâm lý học đầu tiên của ông được dạy từ năm 1900 tại Đại học Chicago. Về sau, vào những năm 1927-1930, người ta đã viết lại tư tưởng của Mead và phổ biến rộng rãi. Phần trình bày dưới đây được trích dẫn từ tác phẩm Mind Self and Society và được tóm tắt trong nội dung quyển Sociology của Leonard Broom, và Philip Selznick. Nội dung lý thuyết tâm lý của Mead được trình bày qua các đ iểm trung tâm của: tâm thức, bản ngã, và xã hội. Chủ thuyết của Mead, cũng như John Dewey (một triết gia thực nghiệm), cho rằng cơ cấu tâm lý của con người là một hệ thống bao gồm: tâm thức, bản ngã và xã hội. Tuy nhiên, theo Mead, tâm thức (mind) và b ản ngã (self) vốn là sản phẩm của xã hội. Tâm thức và bản ngã là một hệ thống x ã hội, phát sinh từ kinh nghiệm xã hội; và do đó, có thể xem bản ngã của tâm thức là một đơn vị độc lập, nhưng không thể phát sinh ngoài kinh nghiệm xã hội. Mead, qua ghi nhận của L. Broom và P. Selznick, lý luận rằng: Tư tưởng hay tâm linh và bản ngã, chỉ xuất hiện trong diễn tiến giao tế và giao dịch x ã hội, chứ không thể có trước xã hội. Nhưng làm thế nào giao tế và giao d ịch x ã hội có thể hoạt động trước tâm linh và bản ngã ?. Mead giải thích: Khả năng giao d ịch và giao tế là khả năng sinh lý của những sinh vật thượng đẳng. Thực vậy, giao tế bằng những phương tiện không dùng ngôn ngữ trong những hoạt động chung là điều kiện có trước ngôn ngữ. Ngôn ngữ đã góp thêm vào sự giao d ịch và giao tế thô sơ, của loài người bằng cách làm cho xã hội hóa có thể thực hiện được. Nhờ ngôn ngữ nên người ta có thể lĩnh hội rõ ràng thái độ của những kẻ khác và các đoàn thể họ tham dự vào... Cuối cùng, tâm thức và bản ngã phát sinh khi giao tế xã hội đi song song với ngôn ngữ và do ngôn ngữ mà được hoàn thành. Từ đó, lý thuyết tâm lý của Mead đưa ra tiến trình phát sinh và phát triển của bản ngã từ thái độ bắt chước đến khả năng tổng quát-liên hệ. Có thể tóm tắt lý luận căn bản của Mead như sau: a) Giao tế tiền ngôn ngữ Trong nhiều trường hợp, các giống vật giao cấu với nhau và săn sóc trẻ con làm cho phát sinh sự tương quan giữa con này và con kia, đó là sự phát sinh của đời sống gia đ ình- thô sơ trong các giống vật thấp hơn người. Đối với con người, do đó, nếu không thể giao dịch bằng cử chỉ - (hành động không lời) - thì không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vì lẽ các trẻ em nhỏ tuổi, nó sẽ không hiểu được giận hay đói là gì trừ phi nó hiểu được cử chỉ giận hờn và cho ăn của người mẹ v.v... Đây là giai đoạn đầu của ý thức về bản ngã hay giai đo ạn giao tế tiền ngôn ngữ. b) Giai đoạn ngôn ngữ hình thành tâm thức và bản ngã Trong trường hợp này, Mead cho rằng, nhờ có ngôn ngữ nên có tư tưởng và nhờ có tư tưởng nên mới có sự giao tế; và nhờ có ngôn ngữ nên có thể thay thế tư tưởng bằng hành vi, thái độ, cử chỉ... Ở đây, sau khi đứa bé hiểu được cử chỉ giận hờn và học được chữ giận hờn, người mẹ không cần dùng đến cử chỉ nữa mà chỉ dùng lời nói để biểu thị tư tưởng. V à, vì mẹ và con cùng hiểu những khái niệm về cử chỉ và ngôn ngữ, nên đứa bé có ý niệm về sự giận hờn ... Do đó, tự nó sẽ làm theo những gì phù hợp với ý muốn của mẹ nó (hay ý muốn của những người xung quanh nó); nghĩa là nó lấy thái độ của người khác hay những thái độ đ ược qui ước chung của xã hội làm khuôn mẫu nương theo. Đây là sự hình thành nhân tính hay ý thức về tự ngã đầu tiên của mỗi con người. c) Bản ngã - x ã hội N hư vừa đề cập, sự phát sinh thế giới ý niệm của trẻ con là do sự học tập và hấp thụ thái độ, ngôn ngữ, quan điểm,... của kẻ khác; và bằng cách đó, xã hội đi vào cá nhân. Nhưng theo Mead thì chỉ có con người mới có khả năng kiểm thảo và tự kiểm thảo; và sự tự kiểm thảo đó là kết quả của xã hội. Vì từ đầu, nguyên tắc hướng dẫn con người vốn là kết quả của sự lĩnh hội các thái độ và quan điểm... từ những người khác, tức từ xã hội mà không phải là từ con người chính nó. Vì thế, ý thức về tự ngã luôn luôn mang tính xã hội, và hiện hữu giữa tương quan của con người và xã hội. d) B ản ngã và sở hữu tự ng ã Ở điểm này, Mead nới rộng quan niệm về tự ngã, cho rằng nó không những là sản phẩm của x ã hội mà còn có tính chất sáng tạo. Từ đó, ông chia bản ngã thành hai loại: bản ngã và sở hữu tự ngã (hay cái thuộc tính ...

Tài liệu được xem nhiều: