Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 115.70 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết sau đây đi tìm hiểu khái niệm tâm lý trị liệu. Từ điển Wikipedia định nghĩa “Tâm lý trị liệu” (psychotherapy) là một hệ thống các kỹ thuật được thực hiện nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi của các cá nhân – những người được gọi là “thân chủ”. Những vấn đề này thường khiến cho con người cảm thấy khó khăn trong việc tự quản lý cuộc sống và đạt đến các mục đích mong muốn của mình. Tâm lý trị liệu nhắm đến giải quyết các vấn đề này, thông qua một số những phương pháp và kỹ thuật khác nhau; và chúng được thực hiện bởi những người gọi là “nhà trị liệu” (những chuyên viên được đào tạo về tâm lý trị liệu).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý Trị liệu là gì? - Đi tìm một định nghĩa BS Nguyễn Minh TiếnTừ điển Wikipedia định nghĩa “Tâm lý trị liệu” (psychotherapy) là một hệ thống các kỹ thuật được thực hiệnnhằm cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi của các cá nhân – những người đượcgọi là “thân chủ”. Những vấn đề này thường khiến cho con người cảm thấy khó khăn trong việc tự quản lý cuộcsống và đạt đến các mục đích mong muốn của mình. Tâm lý trị liệu nhắm đến giải quyết các vấn đề này, thôngqua một số những phương pháp và kỹ thuật khác nhau; và chúng được thực hiện bởi những người gọi là “nhà trịliệu” (những chuyên viên được đào tạo về tâm lý trị liệu).Các cuộc trị liệu thường bao gồm một (hoặc vài) nhà trị liệu và một (hoặc nhiều) thân chủ. Họ gặp nhau để bànbạc, trao đổi, phát hiện ra những vấn đề gì mà thân chủ đang gặp phải và tìm kiếm cách thức nào để giải quyếtchúng. Do những đề tài được bàn bạc trong các buổi trị liệu thường có tính chất nhạy cảm, nhà trị liệu phải cótrách nhiệm (thường được pháp luật qui định) tôn trọng tính riêng tư và sự bảo mật cho thân chủ của mình.Tâm lý trị liệu là phương pháp chữa trị các vấn đề tâm lý chủ yếu bằng phương pháp sử dụng lời nói hoặc cáccông cụ giao tiếp khác giữa nhà trị liệu và thân chủ. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, những người làm tâm lý trịliệu phải được đào tạo, cấp bằng và cấp phép hành nghề. Nhà tâm lý trị liệu có thể xuất thân từ những chuyênngành khác nhau: có thể là nhà tâm lý, bác sĩ tâm thần, nhà phân tâm, nhân viên xã hội, điều dưỡng viên tâmthần hoặc các chuyên viên khác đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần.Trong quyển Tự Điển Bách Khoa Y Học Anh-Việt xuất bản năm 2005 (Chủ biên: GS Ngô Gia Hy – NXB Y HọcTp.HCM) có định nghĩa về tâm lý trị liệu (còn gọi là tâm lý liệu pháp) như sau: “Điều trị các vấn đề tâm lý, cảmxúc bằng các phương pháp tâm lý. Trong tâm lý liệu pháp, bệnh nhân trò chuyện với nhà trị liệu về các triệuchứng và các vấn đề mà họ mắc phải và thiết lập mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhà trị liệu. Mục đích của quátrình này là giúp bệnh nhân tìm hiểu chính họ, tạo nên một cái nhìn mới về các mối quan hệ trong quá khứ vàhiện tại, thay đổi những hành vi đã định hình của người bệnh” (Sách đã dẫn – tr.784).Tâm lý trị liệu thực sự không phải là việc gì đó quá mới mẻ, xa lạ hoặc vượt quá tầm hiểu biết của tất cả chúngta. Theo Alexander (Individual Psychotherapy; 1964): Bất kỳ ai đang cố gắng cảm thông với một người bạn đang đau khổ hoặc cố trấn an một đứa trẻ đang hoảng sợ, thì cũng có thể xem người ấy đang thực hành tâm lý trị liệu. Người đó đang cố gắng vận dụng các phương thức tương tác về mặt tâm lý để bảo tồn trạng thái thăng bằng về mặt cảm xúc ở một người khác. Những cách thức thông thường này chủ yếu được dựa trên những sự hiểu biết có tính trực giác hơn là sự hiểu biết có tính khoa học. Khi bạn đang nói chuyện với ai đó đang có tâm trạng phiền muộn, bạn cũng có thể tự nhiên hiểu được tác dụng tốt của việc giúp cho người ấy giải tỏa cảm xúc. Với một người đang trong trạng thái hoảng sợ, quẫn trí, bạn cũng có thể (bằng sự hiểu biết có tính trực giác) mang đến cho người ấy sự hỗ trợ về mặt cảm xúc bằng những lời khuyên và một thái độ vững chãi để người ấy có thể tin tưởng nương tựa vào bạn. Bạn vốn cũng có thể đã biết rằng khi một người đang bị chìm ngập trong một tình huống có tính nguy hiểm, đáng sợ thì người ấy không thể sử dụng được lý trí của mình một cách hiệu quả, và bạn cần giúp anh ta ổn định bằng cách nâng đỡ về mặt tâm lý. Trong lúc nói chuyện với người ấy về hoàn cảnh khách quan mà anh ta đang đương đầu, bạn có thể cho anh ta ‘mượn’ công cụ lý trí của chính bạn để sử dụng. Khi làm tất cả những việc này, chúng ta đã thực hành một sự phối hợp giữa hai công việc có tính chất chữa trị, một là nâng đỡ (supportive), hai là thấu hiểu (insight).Và Alexander đã định nghĩa tâm lý trị liệu “... không gì khác hơn ngoài việc áp dụng một cách có hệ thống, mộtcách có ý thức những phương pháp mà chúng ta áp dụng để ảnh hưởng lên những người sống xung quanhchúng ta trong cuộc sống thường ngày. Sự khác biệt quan trọng nhất là ở chỗ: nó không đơn thuần dựa trênnhững sự hiểu biết có tính trực giác mà thay vào đó là phải có sự thiết lập tốt các nguyên lý chung về tâm lýđộng học (psychodynamics)”. (Sđd. – tr.110).Như vậy, khác với sự giúp đỡ từ một người thân quen thường gặp trong đời sống, “sự hỗ trợ trong tâm lý trị liệuđược tiến hành bởi một nhà trị liệu được đào tạo chuyên nghiệp để có thể làm chức năng hỗ trợ người khác màkhông nhất thiết phải trở nên gắn kết với thân chủ của mình về mặt đời sống riêng tư” (Goffman; 1962).Tâm lý trị liệu, nói chung, nhắm đến việc làm tăng trưởng nhân cách mộ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý Trị liệu là gì? - Đi tìm một định nghĩa BS Nguyễn Minh TiếnTừ điển Wikipedia định nghĩa “Tâm lý trị liệu” (psychotherapy) là một hệ thống các kỹ thuật được thực hiệnnhằm cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi của các cá nhân – những người đượcgọi là “thân chủ”. Những vấn đề này thường khiến cho con người cảm thấy khó khăn trong việc tự quản lý cuộcsống và đạt đến các mục đích mong muốn của mình. Tâm lý trị liệu nhắm đến giải quyết các vấn đề này, thôngqua một số những phương pháp và kỹ thuật khác nhau; và chúng được thực hiện bởi những người gọi là “nhà trịliệu” (những chuyên viên được đào tạo về tâm lý trị liệu).Các cuộc trị liệu thường bao gồm một (hoặc vài) nhà trị liệu và một (hoặc nhiều) thân chủ. Họ gặp nhau để bànbạc, trao đổi, phát hiện ra những vấn đề gì mà thân chủ đang gặp phải và tìm kiếm cách thức nào để giải quyếtchúng. Do những đề tài được bàn bạc trong các buổi trị liệu thường có tính chất nhạy cảm, nhà trị liệu phải cótrách nhiệm (thường được pháp luật qui định) tôn trọng tính riêng tư và sự bảo mật cho thân chủ của mình.Tâm lý trị liệu là phương pháp chữa trị các vấn đề tâm lý chủ yếu bằng phương pháp sử dụng lời nói hoặc cáccông cụ giao tiếp khác giữa nhà trị liệu và thân chủ. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, những người làm tâm lý trịliệu phải được đào tạo, cấp bằng và cấp phép hành nghề. Nhà tâm lý trị liệu có thể xuất thân từ những chuyênngành khác nhau: có thể là nhà tâm lý, bác sĩ tâm thần, nhà phân tâm, nhân viên xã hội, điều dưỡng viên tâmthần hoặc các chuyên viên khác đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần.Trong quyển Tự Điển Bách Khoa Y Học Anh-Việt xuất bản năm 2005 (Chủ biên: GS Ngô Gia Hy – NXB Y HọcTp.HCM) có định nghĩa về tâm lý trị liệu (còn gọi là tâm lý liệu pháp) như sau: “Điều trị các vấn đề tâm lý, cảmxúc bằng các phương pháp tâm lý. Trong tâm lý liệu pháp, bệnh nhân trò chuyện với nhà trị liệu về các triệuchứng và các vấn đề mà họ mắc phải và thiết lập mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhà trị liệu. Mục đích của quátrình này là giúp bệnh nhân tìm hiểu chính họ, tạo nên một cái nhìn mới về các mối quan hệ trong quá khứ vàhiện tại, thay đổi những hành vi đã định hình của người bệnh” (Sách đã dẫn – tr.784).Tâm lý trị liệu thực sự không phải là việc gì đó quá mới mẻ, xa lạ hoặc vượt quá tầm hiểu biết của tất cả chúngta. Theo Alexander (Individual Psychotherapy; 1964): Bất kỳ ai đang cố gắng cảm thông với một người bạn đang đau khổ hoặc cố trấn an một đứa trẻ đang hoảng sợ, thì cũng có thể xem người ấy đang thực hành tâm lý trị liệu. Người đó đang cố gắng vận dụng các phương thức tương tác về mặt tâm lý để bảo tồn trạng thái thăng bằng về mặt cảm xúc ở một người khác. Những cách thức thông thường này chủ yếu được dựa trên những sự hiểu biết có tính trực giác hơn là sự hiểu biết có tính khoa học. Khi bạn đang nói chuyện với ai đó đang có tâm trạng phiền muộn, bạn cũng có thể tự nhiên hiểu được tác dụng tốt của việc giúp cho người ấy giải tỏa cảm xúc. Với một người đang trong trạng thái hoảng sợ, quẫn trí, bạn cũng có thể (bằng sự hiểu biết có tính trực giác) mang đến cho người ấy sự hỗ trợ về mặt cảm xúc bằng những lời khuyên và một thái độ vững chãi để người ấy có thể tin tưởng nương tựa vào bạn. Bạn vốn cũng có thể đã biết rằng khi một người đang bị chìm ngập trong một tình huống có tính nguy hiểm, đáng sợ thì người ấy không thể sử dụng được lý trí của mình một cách hiệu quả, và bạn cần giúp anh ta ổn định bằng cách nâng đỡ về mặt tâm lý. Trong lúc nói chuyện với người ấy về hoàn cảnh khách quan mà anh ta đang đương đầu, bạn có thể cho anh ta ‘mượn’ công cụ lý trí của chính bạn để sử dụng. Khi làm tất cả những việc này, chúng ta đã thực hành một sự phối hợp giữa hai công việc có tính chất chữa trị, một là nâng đỡ (supportive), hai là thấu hiểu (insight).Và Alexander đã định nghĩa tâm lý trị liệu “... không gì khác hơn ngoài việc áp dụng một cách có hệ thống, mộtcách có ý thức những phương pháp mà chúng ta áp dụng để ảnh hưởng lên những người sống xung quanhchúng ta trong cuộc sống thường ngày. Sự khác biệt quan trọng nhất là ở chỗ: nó không đơn thuần dựa trênnhững sự hiểu biết có tính trực giác mà thay vào đó là phải có sự thiết lập tốt các nguyên lý chung về tâm lýđộng học (psychodynamics)”. (Sđd. – tr.110).Như vậy, khác với sự giúp đỡ từ một người thân quen thường gặp trong đời sống, “sự hỗ trợ trong tâm lý trị liệuđược tiến hành bởi một nhà trị liệu được đào tạo chuyên nghiệp để có thể làm chức năng hỗ trợ người khác màkhông nhất thiết phải trở nên gắn kết với thân chủ của mình về mặt đời sống riêng tư” (Goffman; 1962).Tâm lý trị liệu, nói chung, nhắm đến việc làm tăng trưởng nhân cách mộ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tâm lý trị liệu Định nghĩa tâm lý trị liệu Tâm lý học Tâm lý con người Tâm lý hành vi Nhà trị liệuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành tâm lý học
275 trang 473 0 0 -
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 372 0 0 -
Giáo trình Tâm lý học phát triển: Phần 1 - Vũ Thị Nho
84 trang 348 7 0 -
Giáo trình Tâm lí học quản lí: Phần 2
217 trang 273 0 0 -
3 trang 269 0 0
-
Một số vấn đề lý luận về tâm lý học nhân cách: Phần 2
145 trang 257 0 0 -
Giáo trình Tâm lý khách du lịch (Tái bản lần thứ năm): Phần 2
125 trang 251 0 0 -
Giáo trình Lịch sử Tâm lý học: Phần 1
104 trang 250 0 0 -
Tiểu luận môn Tâm lý học: Những cơ chế hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý người
16 trang 242 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 225 0 0