Danh mục

TÂM PHẾ MẠN (Kỳ 2)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.25 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giai đoạn đầu: a. Triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: viêm phế quản mạn, khí phế thủng do thuốc lá, hen phế quản kéo dài trong đó sự phục hồi phế quản kém, giãn phế quản, thường xảy ra những đợt bộc phát cấp. Sau mỗi đợt bộc phát, bệnh lại nặng thêm. Tổn thương chức năng của phổi trong nhóm bệnh này biểu hiện thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu (FEV1) giảm, FEV1/FVC giảm, sức cản đường thở và thể tích cặn (VR) tăng. b. Triệu chứng của những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TÂM PHẾ MẠN (Kỳ 2) TÂM PHẾ MẠN (Kỳ 2) V. TRIỆU CHỨNG HỌC 1. Giai đoạn đầu: a. Triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: viêm phế quảnmạn, khí phế thủng do thuốc lá, hen phế quản kéo dài trong đó sự phục hồi phếquản kém, giãn phế quản, thường xảy ra những đợt bộc phát cấp. Sau mỗi đợt bộcphát, bệnh lại nặng thêm. Tổn thương chức năng của phổi trong nhóm bệnh này biểu hiện thể tích thởra gắng sức trong giây đầu (FEV1) giảm, FEV1/FVC giảm, sức cản đường thở vàthể tích cặn (VR) tăng. b. Triệu chứng của những bệnh phổi hạn chế: như lao xơ phổi, giãn phếnang, mập phì, gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực, bệnh xơ phổi lan toả, dày dínhmàng phổi, bệnh mạch phổi. Tổn thương chức năng của nhóm bệnh này là dungtích sống (FVC) giảm. c. Có thể phối hợp những triệu chứng của hai nhóm bệnh trên. Giai đoạn bệnh phổi mạn tính này tiến triển có thể nhiều năm, thay đổi từ 3năm đến 20 năm. 2. Giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi: a. Triệu chứng lâm sàng: - Triệu chứng chức năng giúp phát hiện: + Khó thở gắng sức: luôn luôn có. + Hội chứng viêm phế quản: ho và khạc đàm. + Đau gan do gắng sức: thường mơ hồ. - Triệu chứng thực thể: Ngoài triệu chứng bệnh gốc, những triệu chứng về tim sớm nhất là tiếngtim thứ hai mạnh ở ổ van động mạch phổi, dấu Harzer ít gặp hơn, nhịp tim nhanhkhông có giá trị lắm, móng tay khum mặt kính đồng hồ, có thể có đau gan khi đèmạnh vào vùng hạ sườn phải. b. Triệu chứng cận lâm sàng: - Phim phổi: Ngoài những dấu chứng của bệnh phế quản-phổi gốc, thườnggặp nhất là cung động mạch phổi phồng. - Siêu âm: Siêu âm 2 bình diện cho thấy giãn thất phải. Siêu âm Dopplermàu có thể đánh giá áp lực động mạch phổi trên 35mmHg. - Bilan huyết động: Đo áp lực tĩnh mạch trung ương, nếu tăng là dấu chứngsớm của tâm phế mạn. 3. Giai đoạn suy tim phải: a. Triệu chứng lâm sàng: - Triệu chứng chức năng: Khó thở càng ngày càng tăng dần từ khó thở khigắng sức, đến khó thở khi leo lên dốc hay khi lên cầu thang, đến khó thở khi đinhanh trên đường phẳng, đến khó thở khi đi chậm trên đường phẳng, cuối cùngkhó thở khi làm việc nhẹ như vệ sinh, cởi quần áo, về sau khó thở cả khi nghỉngơi. - Triệu chứng thực thể: + Triệu chứng ngoại biên: Gan lớn và đau, tĩnh mạch cổ nổi lên và đập,phù, tím, mắt lồi và xung huyết, đo áp lực tĩnh mạch trung ương trên 25 cm nước,ngón tay hình dùi trống. + Triệu chứng tim mạch: Nhịp tim nhanh, có khi loạn nhịp hoàn toàn, dấuhiệu Harzer, T2 mạnh và tách đôi ở ổ van động mạch phổi.Tiếng ngựa phi phải ởthời kỳ tiền tâm thu, tiếng thổi tâm thu ở ổ van 3 lá. b. Triệu chứng cận lâm sàng: - Phim phổi: Thân động mạch phổi phồng to, phì đại thất phải rõ ràng làm tim có hìnhhia và trong phim chụp nghiêng trước trái thấy mất khoảng sáng sau xương ức.Tràn dịch màng phổi có thể xuất hiện. - Tâm điện đồ: có dày nhĩ phải (P phế) và dày thất phải. - Siêu âm Doppler màu: Đo áp lực động mạch phổi trên 45mmHg. - Bilan huyết động:Trong giai đoạn suy thất phải rõ rệt thì áp lực độngmạch phổi tăng lên trên 45 mmHg - Đo các khí trong máu: PaO2 giảm, PaCO2 tăng, SaO2 giảm và pH máugiảm có khuynh hướng nhiễm toan hô hấp. - Huyết học: đa hồng cầu, tăng hematocrite. VI. TIẾN TRIỂN Tâm phế mạn tiến triển từ từ, gây tổn thương chức năng và cấu trúc củaphổi dẫn đến suy hô hấp từng phần rồi suy hô hấp toàn bộ rồi suy tim phải và cuốicùng là suy tim toàn bộ. Ngày nay dù có nhiều phương pháp điều trị hiện đại,nhưng suy tim phải vẫn chiếm một tỉ lệ tử vong rất cao: 60-70% ở đợt suy tim phảilần đầu hay lần thứ hai. Sự tiến triển của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, và nhất là phụthuộc vào việc người bệnh có phát hiện bệnh của mình sớm hay không, khi đượcphát hiện bệnh rồi có được điều trị và theo dõi thường xuyên hay không. Những suy hô hấp mạn nghẽn mà nguyên nhân thường gặp là bệnh phổi tắcnghẽn mạn tính do thuốc lá sẽ dẫn đến tâm phế mạn rất dễ dàng. Các đợt bộc phátcấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ làm nặng thêm tâm phế mạn, có trườnghợp chỉ sau 3 năm đã có dấu hiệu suy tim phải. Đối với hen phế quản thì hen phếquản dị ứng nhiễm khuẩn có khi sau 5-10 năm đã có dấu hiệu suy tim phải, ngượclại hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn thì rất ít đưa đến tâm phế mạn. Đối với suy hô hấp mạn hạn chế như xơ phổi do lao, nhưng phải là lao xơlan tỏa thì sẽ đưa đến tâm phế mạn, ngược lại nếu lao xơ một phần nhỏ thì khôngđưa đến tâm phế mạn, nhưng nếu có mắc thêm giãn phế quản thì chóng bị tâm phếmạn vì lúc đó là suy hô hấp mạn phối hợp. Trường hợp nầy nếu có nhiễm trùngphế quản phổi kèm theo thì cũng làm nặng thêm tâm ph ...

Tài liệu được xem nhiều: