Thông tin tài liệu:
Nông nghiệp nông thôn tại miền Trung Việt Nam đã và đang thay đổi một cách nhanh chóng với sự bùng nổ về cây trồng ngắn ngày cũng như các cơ hội di cư ngày càng tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Trong quá trình này, phụ nữ trở thành những nhân lực chính trong nông nghiệp vì nam giới di cư đến các khu vực đô thị hoặc từ khu vực nông thôn này sang khu vực nông thôn khác hoặc xuất khẩu lao động. Trong khi vai trò giới trong nông nghiệp đã thay đổi một cách sâu sắc, quan niệm về nam tính truyền thống của nam giới tại nông thôn vẫn tồn tại và nam giới vẫn được coi là “trụ cột gia đình” có quyền ra quyết định trong sản xuất nông nghiệp. Việc lập kế hoạch sản xuất nông nghiệp khi không hiểu mối quan hệ về giới dẫn đến một rủi ro là nam sẽ được tạo thuận lợi nhiều hơn nữ, và do đó củng cố tính gia trưởng và cản trở phát triển nông thôn nói chung. Dựa trên các lý thuyết xã hội về nam tính nông thôn và quan hệ giới, bài viết này đề cập đến những câu hỏi làm thế nào để nam giới và phụ nữ được hưởng lợi từ việc đổi mới nông nghiệp trong cấu trúc quan hệ giới hiện nay; nam giới và phụ nữ thương thuyết với nhau thế nào trong quá trình áp dụng các sáng kiến nông nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tầm quan trọng của giới trong đổi mới nông nghiệp: Nghiên cứu trường hợp từ Miền Trung Việt Nam
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người
Tầm quan trọng của giới trong đổi mới nông nghiệp:
Nghiên cứu trường hợp từ Miền Trung Việt Nam
Nozomi Kawarazuka1, Nguyễn Thị Vân Anh2, Khuất Thu Hồng2
Tổ chức
1
Trung tâm Khoai tây Quốc tế, Hà Nội, Việt Nam.
2
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, Hà Nội, Việt Nam.
Tác giả đại diện
n.kawarazuka@cgiar.org
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN
Từ khóa
Nữ giới hóa nông nghiệp, quan niệm về nam tính nông thôn, nội lực, sáng kiến,
Việt Nam
Giới thiệu
Nông nghiệp nông thôn tại miền Trung Việt Nam đã và đang thay đổi một
cách nhanh chóng với sự bùng nổ về cây trồng ngắn ngày cũng như các
cơ hội di cư ngày càng tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Trong
185
quá trình này, phụ nữ trở thành những nhân lực chính trong nông nghiệp
vì nam giới di cư đến các khu vực đô thị hoặc từ khu vực nông thôn này
sang khu vực nông thôn khác hoặc xuất khẩu lao động. Trong khi vai trò
giới trong nông nghiệp đã thay đổi một cách sâu sắc, quan niệm về nam
tính truyền thống của nam giới tại nông thôn vẫn tồn tại và nam giới vẫn
được coi là “trụ cột gia đình” có quyền ra quyết định trong sản xuất nông
nghiệp. Việc lập kế hoạch sản xuất nông nghiệp khi không hiểu mối quan
hệ về giới dẫn đến một rủi ro là nam sẽ được tạo thuận lợi nhiều hơn
nữ, và do đó củng cố tính gia trưởng và cản trở phát triển nông thôn nói
chung. Dựa trên các lý thuyết xã hội về nam tính nông thôn và quan hệ
giới, bài viết này đề cập đến những câu hỏi làm thế nào để nam giới và
phụ nữ được hưởng lợi từ việc đổi mới nông nghiệp trong cấu trúc quan
hệ giới hiện nay; nam giới và phụ nữ thương thuyết với nhau thế nào
trong quá trình áp dụng các sáng kiến nông nghiệp. Chúng tôi muốn đóng
góp kiến thức nhằm phát triển nông nghiệp mang tính bao trùm hơn để
cả thúc đẩy áp dụng sáng kiến nông nghiệp trong cả nam giới và phụ nữ.
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người
Cách tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu này xem xét các quá trình áp dụng các sáng kiến nông nghiệp
từ góc độ giới (Wacjman, 2010). Để tìm hiểu khía cạnh giới của các quá
trình này, nghiên cứu sử dụng những khái niệm xã hội đúc rút từ những lý
thuyết xã hội quan trọng, chẳng hạn như nam tính (Connell, 1995; Camp-
bell và Bell, 2000), quan hệ giới (Connell, 2009) và nội lực giới và quyền
năng thay đổi (Kabeer, 2000).
Một nghiên cứu trường hợp được tiến hành ở hai thôn tại Hà tĩnh và
Quảng Bình vào năm 2016. Các thôn được lựa chọn từ các địa điểm dự án
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC
tiềm năng về trồng cây lấy củ và rễ. Đây là một phần của nghiên cứu định
tính so sánh về chuẩn mực giới toàn cầu của CGIAR (GENNOVATE, 2014).
Nghiên cứu này bao gồm 12 nhóm thảo luận tập trung, 16 cuộc phỏng
vấn sâu (tám nam giới và phụ nữ đã áp dụng các sáng kiến nông nghiệp
và tám nam giới và phụ nữ yếu thế ) và tám cuộc phỏng vấn với những
người thạo tin (lãnh đạo hội nông dân và hội phụ nữ ở cấp thôn và cấp
xã). Nghiên cứu tìm hiểu quá trình áp dụng sáng kiến của nam giới và phụ
nữ nhằm xác định cấu trúc giới của các cơ hội trong bối cảnh các chuẩn
mực và quan hệ giới còn mang nặng tính truyền thống cứng nhắc.
186
Kết quả
Kết quả cho thấy nam giới và phụ nữ khác nhau về khả năng tiếp cận
nguồn lực cho việc áp dụng sáng kiến và do đó các cơ hội hưởng lợi của
họ từ quá trình này cũng khác nhau. Khái niệm quyền lực của nam giới
gắn liền với các tài sản kinh tế và vật chất. Việc mua sắm/sử dụng các máy
móc thiết bị cũng như thu nhập tăng lên từ việc sử dụng các loại giống
mới trực tiếp liên quan đến sự thành công của nam giới, giúp họ có thêm
quyền lực và sự tự tin. Mặt khác, phụ nữ cảm thấy được trao quyền và
tự tin khi họ đóng vai trò hỗ trợ thay vì đóng vai trò trung tâm trong các
hoạt động kinh tế, vì sự độc lập khỏi người chồng không phải là điều mà
họ mong muốn.
Các cách tiếp cận kiến thức và thông tin cũng mang tính chất giới. Phụ
nữ thường học hỏi các sáng kiến nông nghiệp từ những người bạn hoặc
họ hàng là nữ giới, trong khi đó nam giới sử dụng các mạng lưới chính
thức như hội nông dân, các cán bộ chính quyền hoặc các doanh nghiệp
tư nhân. Mặc dù sự cố hữu của các cấu trúc gia trưởng kìm hãm những
cơ hội sáng tạo của phụ nữ nhưng họ vẫn có cơ hội để áp dung sáng kiến
trong các công việc nông nghiệp hàng ngày như chăn nuôi nhỏ, làm vườn,
nơi họ có quyền tự chủ trong việc thay đổi cách làm cũng như đối phó với
...