Với tôi, quảng cáo cuối cùng mà tôi viết đã cách đây hơn 3 năm, và từ đó, tôi đã chuyển hẳn sang lĩnh vực khác. Nhưng có lẽ đây là khoảng thời gian thích hợp để tôi có thể chia sẻ với các bạn vài điều về nghề quảng cáo, trước khi tôi không muốn nhớ là tôi từng sống với nó như thế nào.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm sự về nghề sáng tạo quảng cáo
Tâm sự về nghề sáng tạo quảng cáo
Với tôi, quảng cáo cuối cùng mà tôi viết đã cách đây hơn 3 năm,
và từ đó, tôi đã chuyển hẳn sang lĩnh vực khác. Nhưng có lẽ đây
là khoảng thời gian thích hợp để tôi có thể chia sẻ với các bạn
vài điều về nghề quảng cáo, trước khi tôi không muốn nhớ là tôi
từng sống với nó như thế nào.
1. Cuộc sống của người sáng tạo
Mười hai năm trước, ngay ngày nhận việc ở Leo Burnett, tôi
được đưa cho một quyển sách to, in trang trọng, tựa đề là The
Copy Book. Ngay trang đầu của quyển sách được gọi là “The
Hall of Fame of World’s Copywriters”, tôi đọc được dòng chữ
“Viết quảng cáo là một nghề khó khăn, nguy hiểm và bẩn
thỉu…”
“Khó khăn” là điều tôi biết ngay sau đó. “Nguy hiểm” là điều tôi
nếm trải vài tháng sau đó. Còn “bẩn thỉu” là điều tôi nhận thức
đầy đủ nhiều năm sau đó.
Cả ba đặc điểm nghề nghiệp đó đều là hệ quả của cuộc sống
chung với cái mà tôi gọi là “những mối liên kết”.
2. Con đường lên tới đỉnh cao
Quảng cáo là một hình thức – phương tiện – quá trình thuyết
phục. Và như mọi hình thức thuyết phục khác, nó cũng có cấu
trúc lập luận – bằng chứng.
Trong một công ty quảng cáo, bộ phận Sáng tạo thường bắt đầu
công việc khi nhận được một tờ giấy gọi là creative brief. Trên
tờ giấy đó, quan trọng nhất là phần viết dưới hai câu hỏi “Chúng
ta muốn người nghe/đọc nghĩ gì về nhãn hiệu qua quảng cáo
này?” và “Chúng ta có bằng chứng gì để thuyết phục họ”.
Hai điều đó thường được gọi là Claim và Reasonale. Lập luận và
bằng chứng. Quả và Nhân.
Công việc của người sáng tạo là nối chúng với nhau bằng một
mối liên kết, y như vẽ một đường nối giữa hai điểm trên một bản
đồ. Nếu người đọc/xem đi từ Reasonale cũng dễ dàng như đi
theo chiều ngược lại, thì liên kết đó là “hợp lý” (Nhân quả đồng
nhất). Nếu mối liên kết hợp lý làm cho người ta ồ lên, thì đó là
mối liên kết “lý thú”. Còn nếu nó là liên kết lý thú lần đầu được
tìm thấy, thì nó đứng ở một đỉnh cao được gọi là “ĐỘC ĐÁO”.
Tôi luôn hướng đến đỉnh cao ấy. Không khoan nhượng.
3. Leo núi cần có đam mê
Năm 1997, giải Grand Prix của Cannes, được trao cho một
printad thay cho một TVC theo thông lệ. Quảng cáo đó chỉ có
hình một chiếc xe Mercedes Benz SLK đậu bên đường. Giữa
đường là vết phanh lết bánh chằng chịt của những chiếc xe qua
đường. Ở góc là chiếc logo nhỏ. Không một dòng chữ.
Một mối liên kết tối giản giữa Claim (xe quá đẹp) và Reasonale
(đến nỗi ai đi qua cũng phải phanh xe nhìn), được thể hiện theo
cách không thể hợp lý hơn.
Cách đây ít lâu, tôi đọc được một bài viết tán dương quảng cáo
“Bảy mươi phần trăm cơ thể bạn là nước…” của Aquafina. Tôi
không thích bài viết đó, vì tôi từng nhìn thấy quảng cáo báo của
một nhãn hiệu whiskey nổi tiếng. Quảng cáo đó chỉ có hình rượu
trong ly đá, với dòng chữ nhỏ xíu ở góc:
“Bảy mươi phần trăm cơ thể bạn là nước.
Thế đã là quá đủ”.
Tôi cũng từng hay lấy một quảng cáo khác ra làm dẫn chứng.
Đó là một quảng cáo cho một tiệm kim hòan chuyên thu mua đồ
cũ. Nó chỉ có hình một chiếc nhẫn kim cương cũ mèm cùng mấy
dòng như sau:
ngọai bạn đeo nó trong ngày cưới.
“Bà
Rồi đến mẹ của bạn.
Rồi đến bạn.
Hãy buông tha cho con gái của bạn”.
Hẳn bạn cũng cảm thấy lý thú với các ý tưởng trên. Với tôi,
chúng là những “vặn vẹo” điển hình của những mối liên kết.
Chúng truyền cảm hứng cho tôi, kéo tôi đứng dậy leo dốc tiếp
những lúc tôi chỉ muốn dừng lại vì mỏi mệt.
Tôi gọi đó là niềm đam mê.
4. Con dốc của tôi
Năm 1999, tôi cùng một partner sáng lập công ty quảng cáo
StormEye.
Trong hai năm liên tục, tôi làm việc như một chiếc xe 50 phân
khối chở hai người lên đèo Bảo Lộc. Từ 9g sáng đến quá nửa
đêm mới về đến nhà.
Tôi phải huấn luyện đào tạo cả mười lăm nhân viên hầu hết là
sinh viên mới ra trường với hành trang duy nhất là lòng đam mê
được làm quảng cáo. Và phải lo tìm kiếm khách hàng, phải tận
dụng mọi cơ hội để ‘pitch’.
Nhưng tôi hiếm khi làm những gì khách hàng muốn. Tôi vẫn đi
theo con đường của tôi: luôn tìm cách leo lên đỉnh cao mang tên
ĐỘC ĐÁO. Tôi không chấp nhận đứng ở giữa lưng chừng dốc.
Các copywriter – art director của tôi, nếu trong 6 tháng có được
1 ý tưởng mà tôi cho là “tạm được” cũng đã có thể gọi là thành
công.
Trong thời gian đó, nhiều quảng cáo của tôi mang lại thành công
cho khách hàng. Câu quảng cáo của Bia Sài Gòn lùn tách khỏi
gốc quảng cáo, và trở thành một câu nói đi vào cuộc sống bình
thường. Bino trở thành tên gọi của tã lót em bé.
Năm 2002, tôi rời StormEye và cùng một partner khác, lập ra
công ty quảng cáo Xao Advertising.
Nhưng con dốc của tôi vẫn y như cũ: đó là campaign cho ICC,
rồi tiếp sau đó là những campaign khác cho Nutifood đến tận
cuối năm 2004.
Đó là một thời gian đẹp của tôi: hầu như mọi thứ tôi làm đều
thành công vượt mức mong đợi.
5. Con tằm rút ruột nhả tơ
Nhưng đó cũng là khỏang thời gian khó khăn của tôi.
Trong đầu tôi, chẳng có gì khác ngòai những “mối liên kết”. Tôi
nhìn cả thế giới qua những “điểm” và các “mối liên kết khả dĩ”.
Lợi ích sản phẩm được gọi là “selling point”, cái khuyết của sản
phẩm sẽ được xếp là “điểm bất lợi” hoặc “điểm nhượng bộ”. Mở
rộng ra ngòai nghề nghiệp, thì những bức tranh cũng được chẻ
ra thành “điểm nhấn”, “điểm ý tưởng” và “liên kết không
gian”… Mỗi bộ phim cũng đều được xét như thế: các “điểm tình
tiết” và “mạch liên kết thời gian – phi thời gian”. Y như một
người làm thống kê nhìn thế giới qua những con số, hay một nhà
triết học nhìn xã hội qua những “phạm trù”.
Và để tìm những “mối liên kết độc đáo”, cái mà tôi gọi là “Đỉnh
cao” của Sáng tạo, tôi luôn bị đặt trước câu hỏi “leo dốc tiếp hay
là dừng ở đây?”
Đó chính là trạng thái chông chênh trên bờ vực.
Đằng sau mỗi campaign thành công cũng có nghĩa là tôi vượt
qua được những tuần dài chông chênh như thế. Và cái ...