Thông tin tài liệu:
Tâm thần phân liệt ( Phần 2) Nguyên nhân gây bệnhBệnh với vấn đề tự tử Tự tử là mối nguy hiểm tiềm tàng cho những người bị tâm thần phân liệt. Nếu một ai đó cố gắng tự tử hoặc biểu hiện các hành vi trên thì nên cần được sự giúp đỡ của chuyên môn ngay lập tức. Bệnh nhân tâm thần phân liệt dường như có tỉ lệ tử vong cao hơn trong cộng động. Đáng tiếc rằng việc tiên đoán khả năng tự tử của các bệnh nhân trên cực kỳ khó khăn. Các nguyên nhân...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm thần phân liệt ( Phần 2) Tâm thần phân liệt ( Phần 2) - Nguyên nhân gây bệnh Bệnh với vấn đề tự tử Tự tử là mối nguy hiểm tiềm tàng cho những người bị tâm thần phân liệt. Nếumột ai đó cố gắng tự tử hoặc biểu hiện các hành vi trên thì nên cần được sự giúp đỡcủa chuyên môn ngay lập tức. Bệnh nhân tâm thần phân liệt dường như có tỉ lệ tử vongcao hơn trong cộng động. Đáng tiếc rằng việc tiên đoán khả năng tự tử của các bệnhnhân trên cực kỳ khó khăn. Các nguyên nhân của tâm thần phân liệt Bệnh không có nguyên nhân đơn độc. Dường như yếu tố di truyền gây ra cơ địadễ bị tâm thần phân liệt, kết hợp với các yếu tố môi trường ở những cấp độ khác nhautrên những người khác nhau (sẽ phân tích sau). Giống như nhân cách con người là kếtquả của sự tương tác giữa các yếu tố văn hoá, tâm lý, sinh học và di truyền thì sự rốiloạn về nhân cách như trong tâm thần phân liệt cũng có thể là do tương tác của nhiềuyếu tố. Các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được một “công thức” đặc biệt nào cầnđể gây ra bệnh lý này. Không một gen đặc hiệu nào được tìm thấy; không đưa đượccác chứng cứ về khiếm khuyết sinh hoá; và không một yếu tố stress đặc biệt nào tựthân có thể gây ra tâm thần phân liệt. Các nguyên nhân của tâm thần phân liệt Bệnh không có nguyên nhân đơn độc. Dường như yếu tố di truyền gây ra cơ địadễ bị tâm thần phân liệt, kết hợp với các yếu tố môi trường ở những cấp độ khác nhautrên những người khác nhau (sẽ phân tích sau). Giống như nhân cách con người là kếtquả của sự tương tác giữa các yếu tố văn hoá, tâm lý, sinh học và di truyền thì sự rốiloạn về nhân cách như trong tâm thần phân liệt cũng có thể là do tương tác của nhiềuyếu tố. Các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được một “công thức” đặc biệt nào cầnđể gây ra bệnh lý này. Không một gen đặc hiệu nào được tìm thấy; không đưa đượccác chứng cứ về khiếm khuyết sinh hoá; và không một yếu tố stress đặc biệt nào tựthân có thể gây ra tâm thần phân liệt. Bệnh có di truyền hay không? Từ lâu người ta đã biết tâm thần phân liệt mang tính chất gia đình. Nhữngngười có quan hệ gần với bệnh nhân tâm thần phân liệt dường như dễ mắc bệnh nàyhơn so với những người không có người thân bị bệnh. Ví dụ, cha mẹ bị tâm thần phânliệt thì mỗi đứa con có 10% nguy cơ bị bệnh trong khi so sánh với cộng động thì nguycơ bị tâm thần phân liệt ở trong dân số chung chỉ khoảng 1%. Trong vòng 25 năm qua, hai dạng nghiên cứu với mức độ phức tạp tăng dần đãchứng minh được tầm qua trọng của yếu tố di truyền trong việc mắc bệnh tâm thầnphân liệt. Một nhóm nghiên cứu về sự xuất hiện của bệnh trên những trẻ sinh đôi cùngtrứng và khác trứng; nhóm còn lại so sánh các gia đình có con nuôi và có con cùnghuyết thống. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định những phát hiện cơ bản do cácnghiên cứu chưa chặt chẽ về mặt khoa học tìm thấy trước đó. Những cặp sinh đôi cùngtrứng (có bộ gen giống nhau) có tỉ lệ cùng mắc bệnh tâm thần phân liệt cao hơn nhữngcặp sinh đôi khác trứng (với bộ gen giống như hai anh chị em sinh ra thông thường).Mặc dù những nghiên cứu trên trẻ sinh đôi đã đưa ra những bằng chứng thuyết phụcvề vai trò di truyền trong tâm thần phân liệt thì việc chỉ có 40% đến 60% trẻ sinh đôicùng trứng cùng mắc bệnh gợi ý rằng có thể có sự liên quan của các dạng môi trườnghoặc nhiều yếu tố khác. Một nhóm lớn thứ hai bao gồm những nghiên cứu theo dõi những đứa con nuôiđể khảo sát ảnh hưởng của yếu tố di truyền và môi trường. Ở Đan Mạch đã tiến hànhmột điều tra toàn diện về sức khỏe tâm thần ở những đứa trẻ có cha mẹ ruột bị tâmthần phân liệt được nhận làm con nuôi và đem so sánh với những con nuôi có cha mẹruột bình thường. Người ta cũng so sánh tỉ lệ mắc rối loạn về tâm thần giữa hai nhómcác con nuôi có cùng huyết thống, nhóm thứ nhất có tiền sử về tâm thần phân liệt vànhóm thứ hai không có. Kết quả của các nghiên cứu trên con nuôi này chỉ ra rằng tâmthần phân liệt có nguy cơ cao khi có mối liên hệ sinh học với người bị bệnh, cho dùtiếp xúc rất ít hay không tiếp xúc với người bệnh. Các nghiên cứu trên đã cho thấy rằng tâm thần phân liệt có nền tảng là ditruyền. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng chính xác của gen vẫn cần phải được tìm hiểuthêm. Hầu hết các nhà khoa học nhất trí rằng chính đặc tính dễ mắc bệnh là yếu tố ditruyền mạnh từ đó tạo điều kiện cho sự thành lập của các yếu tố dẫn đến tâm thần phânliệt. Đặc tính dễ mắc bệnh này có thể là do sự thiếu hụt enzyme hoặc một số các bấtthường sinh hoá khác, một khiếm khuyết nào đó về thần kinh hoặc các yếu tố khác haysự kết hợp của nhiều yếu tố. Chúng ta vẫn chưa hiểu được cơ chế di truyền của gen qui định đặc tính trên vàcũng không thể tiên đoán chính xác người mang gen này sẽ mắc bệnh hay không. Ởmột vài người thì yếu tố gen đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh còn ở số khác thìnó khô ...