Danh mục

Tâm thần phân liệt ( Phần 3)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 151.20 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tâm thần phân liệt ( Phần 3) Cách điều trịĐiều trị tâm thần phân liệt Khi tâm thần phân liệt không phải là tình trạng duy nhất của bệnh nhân và nguyên nhân cũng chưa được rõ thì các phương pháp điều trị gần đây đều dựa trên những nghiên cứu lâm sàng và kinh nghiệm. Người ta chọn những hướng tiếp cận trên là dựa vào cơ sở chúng có thể làm giảm và ngăn ngừa tái phát triệu chứng của tâm thần phân liệt. Nhiều phương pháp điều trị cũng như điều trị kết hợp đã và đang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm thần phân liệt ( Phần 3) Tâm thần phân liệt ( Phần 3) - Cách điều trị Điều trị tâm thần phân liệt Khi tâm thần phân liệt không phải là tình trạng duy nhất của bệnh nhân vànguyên nhân cũng chưa được rõ thì các phương pháp điều trị gần đây đều dựa trênnhững nghiên cứu lâm sàng và kinh nghiệm. Người ta chọn những hướng tiếp cận trênlà dựa vào cơ sở chúng có thể làm giảm và ngăn ngừa tái phát triệu chứng của tâmthần phân liệt. Nhiều phương pháp điều trị cũng như điều trị kết hợp đã và đang tìmthấy có ích lợi và đang được tiếp tục phát triển thêm. Có thể sử dụng thuốc chống loạn tâm thần hay không? Các thuốc chống loạn tâm thần hay còn gọi là thuốc an thần đã được sử dụngrộng rãi kể từ giữa thập niên 50. Chúng đang cải thiện đáng kể viễn cảnh của các bệnhnhân. Những loại thuốc này làm giảm các triệu chứng tâm thần của tâm thần phân liệtvà thường giúp cho bệnh nhân sinh hoạt hiệu quả và thích hợp hơn. Hiện nay, thuốc anthần là phương điều trị sẵn có tốt nhất, nhưng chúng không thể chữa khỏi tâm thầnphân liệt hay đảm bảo một cách chắc chắn là các triệu chứng không quay lại. Chỉ cóbác sĩ có trình độ, được đào tạo chuyên khoa về các bệnh tâm thần mới có thể tínhđược liều lượng thuốc. Liều lượng thuốc khác nhau ở mỗi bệnh nhân vì liều lượng cầndùng để giảm triệu chứng mà không gây ra tác dụng phụ thay đổi theo từng người. Các thuốc an thần thì rất hiệu quả trong điều trị một số triệu chứng của tâm thầnphân liệt như ảo giác và ảo tưởng. Phần lớn bệnh nhân đều cho thấy có cải thiện rấtlớn. Tuy nhiên, ở một vài bệnh nhân thì thuốc không giúp ích được gì nhiều và ở mộtsố ít thì dường như không có tác dụng. Rất khó dự đoán và phân biệt những bệnhnhân nào thuộc vào hai nhóm này với phần lớn những người có đáp ứng tốt với thuốcan thần. Đôi khi các bệnh nhân và gia đình có thể trở nên lo lắng về các thuốc an thầndùng để điều trị tâm thần phân liệt. Bên cạnh mối quan tâm về tác dụng phụ (đã đề cậprải rác trong bài) thì có những mối lo lắng rằng thuốc có thể gây nghiện. Tuy nhiên,thuốc an thần không tạo ra một tình trạng hưng phấn hay lệ thuộc thuốc như các thuốckhác. Một quan niệm sai lầm khác về thuốc an thần là xem chúng như một dạng kiểmsoát trí óc. Các thuốc an thần không điều khiển những suy nghĩ của con người; thayvào đó chúng giúp nhận biết sự khác biệt giữa các triệu chứng tâm thần và thế giớithực tại. Những thuốc này làm giảm ảo giác, kích động, lú lẫn, và ảo tưởng, cho phépngười bị tâm thần phân liệt hành động lý trí hơn. Bản thân người bệnh tâm thần phânliệt dường như có thể kiểm soát được ý nghĩ và nhân cách của mình và các thuốc anthần có thể giải phóng họ khỏi các triệu chứng trên và từ đó giúp suy nghĩ rõ ràng hơn,đưa ra các quyết định tốt hơn. Trong khi một số bệnh nhân sử dụng các thuốc trên cóthể có tác dụng an thần hay giảm biểu lộ cảm xúc thì các thuốc chống loạn tâm thầnvới liều thích hợp cho điều trị tâm thần phân liệt không phải là chất ức chế. Nếu đượctheo dõi kỹ, đôi khi có thể giảm liều thuốc để làm giảm tác dụng không mong muốn.Hiện nay có một xu hướng trong bệnh học tâm thần là dò và dùng liều thấp nhất chophép bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể sinh hoạt mà không tái phát các triệu chứngloạn tâm thần. Thời gian sử dụng các thuốc loạn tâm thần như thế nào là tốt ? Các thuốc cũng làm giảm nguy cơ tái phát các triệu chứng tâm thần ở bệnhnhân đã phục hồi. Với việc tiếp tục sử dụng thuốc, khoảng 40% bệnh nhân đã phục hồisẽ tái phát sau hai năm xuất viện. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn có ý nghĩa khi so sánh với tỉlệ tái phát 80% ở bệnh nhân không tiếp tục dùng thuốc. Trong hầu hết trường hợp,không thể nói chắc rằng việc tiếp tục sử dụng thuốc có thể ngăn chặn tái phát; đúnghơn, nó làm giảm tần số xuất hiện. Việc điều trị các triệu chứng tâm thần nặng nhìnchung cần những liều cao hơn liều điều trị duy trì. Nếu các triệu chứng tái phát vớimột liều thấp hơn, tăng liều tạm thời có thể ngăn chặn nó toàn phát trở lại. Một số bệnh nhân có thể từ chối việc sử dụng thuốc và tự ngưng thuốc hoặctheo lời khuyên của người khác. Điều này thường làm tăng nguy cơ tái phát (mặc dùcác triệu chứng không tái xuất hiện ngay lập tức). Rất khó thuyết phục những bệnhnhân như vậy tiếp tục dùng thuốc, đặc biệt đối với ai lúc đấy thấy trong người khá hơn.Đối với những bệnh nhân không tin vào việc sử dụng thuốc an thần, có thể thích hợpkhi dùng dạng tiêm có tác dụng lâu. Các bệnh nhân tâm thần phân liệt không nênngưng sử dụng thuốc an thần khi chưa được tư vấn và theo dõi y khoa. Tác dụng phụ của thuốc Giống như hầu hết các loại thuốc khác, thuốc an thần cũng có những tác dụngkhông mong muốn bên cạnh các lợi điểm của chúng. Trong khoảng thời gian đầu điềutrị thuốc, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng phụ như buồn ngủ, bồn chồn, vọt bẻ, runcơ, khô miệng ...

Tài liệu được xem nhiều: