Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh lý rối loạn tâm thần nặng, gặp trong cộng đồng với tỷ lệ khoảng 0,3-0,8 % dân số. Bệnh khởi phát có thể từ từ, âm ỉ làm cho người nhà bệnh nhân không để ý, khiến việc phát hiện bệnh thường muộn hoặc cũng có thể khởi phát một cách rất đột ngột và các triệu chứng biểu hiện rầm rộ ngay trong một vài ba ngày đầu tiên. Lúc này bệnhnhân có đầy đủ những triệu chứng khác thường trong hành vi, lời nói, tình cảm...Nguyên nhânNguyên nhân gây...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm thần phân liệt và thuốc điều trị Tâm thần phân liệt và thuốc điều trị Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh lý rối loạn tâm thần nặng, gặptrong cộng đồng với tỷ lệ khoảng 0,3-0,8 % dân số. Bệnh khởi phát có thể từtừ, âm ỉ làm cho người nhà bệnh nhân không để ý, khiến việc phát hiện bệnhthường muộn hoặc cũng có thể khởi phát một cách rất đột ngột và các triệuchứng biểu hiện rầm rộ ngay trong một vài ba ngày đầu tiên. Lúc này bệnhnhân có đầy đủ những triệu chứng khác thường trong hành vi, lời nói, tìnhcảm... Nguyên nhân Nguyên nhân gây bệnh tâm thần phân liệt được cho là sự phối hợp củanhiều yếu tố như di truyền, sang chấn tâm lý, những bất thường về sọ não... Quanhiều nghiên cứu, người ta thấy có sự thay đổi về sinh hóa não ở những bệnh nhântâm thần phân liệt: sự hoạt động quá mức của hệ thống dopaminergic và hệ thốngserotonin, vì vậy việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt bằng thuốc là dựa trên cơchế lập lại sự hoạt động cân bằng của các hệ thống này. Hiện nay, dùng các loại thuốc an thần kinh để điều trị bệnh lý này là mộtbiện pháp quan trọng, bên cạnh đó còn có những biện pháp tâm lý trị liệu phốihợp, tái hoà nhập bệnh nhân với xã hội, với cộng đồng. Và những lưu ý khi điều trị Để điều trị bệnh tâm thần phân liệt cần đạt được 3 mục tiêu sau đây: - Làm giảm hoặc loại trừ hoàn toàn các triệu chứng của bệnh. - Làm cho chất lượng cuộc sống của người bệnh và những chức năng thíchnghi về xã hội của bệnh nhân đạt ở mức độ tối đa. - Bảo đảm được những mục đích cho cuộc sống cá nhân của người bệnhnhư là trong công việc, sinh hoạt cá nhân, việc hằng ngày trong gia đình và nhữngmối quan hệ xã hội. Việc điều trị cần phải có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa vì trong điều trị đôikhi gặp phải những tác dụng phụ rất nguy hiểm và rất khó chữa, ví dụ như rối loạnvận động muộn do thuốc an thần kinh. Loại thuốc thường gây ra tác dụng này làhaloperidol, một loại an thần kinh cổ điển được dùng tương đối phổ biến. Khingười bệnh dùng lâu, kéo dài haloperidol (trên 4 tháng) dễ gặp phải tác dụng phụlà rối loạn vận động muộn: các vận động không tự chủ ở lưỡi, cằm, đầu chi, haygặp nhất là ở vùng miệng, mặt, ngón chân tay, run ở quanh miệng như kiểu mõmthỏ, có những động tác múa vờn, uốn éo, định hình, những động tác múa giật. Một trong những đặc trưng của bệnh lý tâm thần là cần phải dùng thuốc lâudài. Trong quá trình khám chữa bệnh tại bệnh viện, chúng tôi thường gặp nhữngcâu hỏi của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân như: dùng thuốc đến bao giờ, dùnglâu có nguy hiểm gì không? Tại sao khi bệnh nhân gần như ổn định có thể sinhhoạt được bình thường mà vẫn phải dùng thuốc? Ngừng thuốc sẽ nguy hiểm nhưthế nào? Theo nhiều nghiên cứu khác nhau cho thấy khi bệnh nhân đã qua khỏigiai đoạn bệnh lý cấp tính, người bệnh trong tình trạng sinh hoạt gần như bìnhthường thì việc điều trị duy trì vẫn phải tiếp tục nhằm mục đích ngăn ngừa tái phátbệnh và làm cho bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị tốt hơn. Việc sử dụng tiếp tụcthuốc an thần kinh có thể làm tỉ lệ tái phát thấp hơn 30% trong một năm và nếukhông dùng thuốc duy trì thì tỷ lệ tái phát có thể lên đến 60-70% trong vòng mộtnăm đầu và khoảng 90% trong vòng năm thứ hai. Đối với những bệnh nhân cónhiều đợt tái phát hoặc tái phát hai lần trong thời gian 5 năm thì việc dùng thuốccần phải duy trì với thời gian là không xác định. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng,kể cả khi bệnh nhân tuân thủ điều trị một cách nghiêm túc thì tỷ lệ tái phát vẫnkhoảng 30% trong vòng một năm. Bên cạnh việc dùng thuốc duy trì, những liệu pháp về tâm lý xã hội cũng rấtquan trọng trong giai đoạn này. Gia đình bệnh nhân cần nhận biết được nhữngbiểu hiện tái phát sớm của bệnh như ngủ kém, khó tập trung chú ý, hay căng thẳngvà dễ bị kích thích, bồn chồn, bất an, tính tình nghi ngờ. Những dấu hiệu nàythường xảy ra sau những stress về tâm lý, vì vậy cần tránh cho người bệnh gặpphải những căng thẳng trong cuộc sống. Một biện pháp quan trọng nữa là làm chongười bệnh hòa nhập tái thích ứng xã hội: làm những công việc phù hợp với mình,tự chăm sóc bản thân, làm các việc trong cuộc sống hằng ngày như nấu cơm, quétdọn nhà cửa, vệ sinh cá nhân, giao tiếp với mọi người xung quanh, tham gia cáchoat động vui chơi giải trí... ...