Thơ chữ Hán Nguyễn Du đã có nhiều công trình nghiên cứu; tuy nhiên, do nội dung phong phú, đề tài đa dạng nên vẫn còn nhiều vấn đề chưa khai thác hết. Nguyễn Du học nhiều hiểu rộng, thông suốt Nho, Phật, Đạo, đặc biệt là với đạo Phật. Bài viết này giới thiệu cách nhìn của Nguyễn Du về Phật giáo qua thơ chữ Hán của ông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tâm thiền Nguyễn Du qua thơ chữ hánTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINHHO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATIONTẠP CHÍ KHOA HỌCJOURNAL OF SCIENCEKHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNSOCIAL SCIENCES AND HUMANITIESISSN:1859-3100 Tập 14, Số 8 (2017): 38-46Vol. 14, No. 8 (2017): 38-46Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vnTÂM THIỀN NGUYỄN DU QUA THƠ CHỮ HÁNLê Thu Yến*Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm TPHCMNgày Tòa soạn nhận được bài: 30-5-2017; ngày phản biện đánh giá: 10-7-2017; ngày chấp nhận đăng: 27-8-2017TÓM TẮTThơ chữ Hán Nguyễn Du đã có nhiều công trình nghiên cứu; tuy nhiên, do nội dung phongphú, đề tài đa dạng nên vẫn còn nhiều vấn đề chưa khai thác hết. Nguyễn Du học nhiều hiểu rộng,thông suốt Nho, Phật, Đạo, đặc biệt là với đạo Phật. Ông đã viếng nhiều cảnh chùa, đã đọc kinhKim Cang hơn nghìn lần, đã hiểu sâu về Phật đạo nhưng ông vẫn đi theo con đường riêng củamình chứ không đi theo con đường của Phật. Bài viết này giới thiệu cách nhìn của Nguyễn Du vềPhật giáo qua thơ chữ Hán của ông.Từ khóa: tâm thiền, hành giả tu thiền, lo đời, đau đời.ABSTRACTMind meditation in Nguyen Du’s Chinese poetryThere have been lots of studies on Nguyen Du’s Chinese poetry; however, due to its richnessin contents and the variety of topics, some issues have yet to be explored. Nguyen Du was welleducated, with a thorough understanding of Confucianism, Buddhism, Taoism, especiallyBuddhism. Although he had visited lots of pagodas, read the Diamond Sutra more than a thousandtimes, and possessed a thorough understanding of the way of Buddhism, he still chose to follow hisown way. This article introduces Nguyen Du’s view on Buddhism through his Chinese poetry.Keywords: meditation, meditator, compassion, life’s pains.Trong thơ chữ Hán, Nguyễn Duthường ít phát biểu quan niệm của mình vềđạo Phật một cách rõ ràng như một số tácgiả khác. Chúng ta thấy Trần Quang Triềukhi viết về một cảnh chùa:Tâm khôi oa giác mộngBộ lí đáo thiền đường.(Đề Gia Lâm tự)(Lòng nguội lạnh với giấc mơ đuachen danh lợiDạo bước đến cửa thiền)Trong đó bộc lộ rõ ý hướng giác ngộđạo Phật trước phong cảnh thanh tịnh của*Email: yenthuth@yahoo.com38chùa chiền. Hay Huyền Quang, Thiền tổthứ ba của thiền phái Trúc Lâm, trong thơmình cũng đã thể hiện tinh thần vong ngôn:Vương thân vương thế dĩ đô vươngTọa cửu tiêu nhiên nhất tháp lươngTuế vãn sơn trung vô lịch nhậtCúc hoa khai xứ tức trùng dương.(Cúc hoa II)(Quên mình, quên đời, quên tất cảNgồi lâu lặng lẽ, một giường thấmlạnhCuối năm ở trong núi không có lịchTẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCMNhìn hoa cúc nở biết đã đến tiếttrùng dương)Ngay cả Nguyễn Trãi cũng đã cónhững giây phút “quên” thể hiện đúng chấtthiền:Cá trung chân hữu ýDục ngữ hốt hoàn vương.(Tiên Du tự)(Trong cảnh ấy thực có ýMuốn nói ra bỗng lại quên)Nguyễn Du trong Truyện Kiều cónhắc đến một số khái niệm liên quan đếnnhà Phật như: duyên, nghiệp, phúc, họa,thiện căn… Còn trong thơ chữ Hán, ngoàibài Lương Chiêu Minh thái tử phân kinhthạch đài trực tiếp phát ngôn về đạo Phậtcòn lại ít thấy ông nhắc đến các khái niệmcủa nhà Phật. Tuy nhiên chất thiền bàngbạc trong nhiều bài thơ cảm tác của ôngtrong nhiều thời điểm khác nhau: khi tâmsự với bạn, khi tiễn bạn lên đường nhậnnhiệm vụ mới, khi đi thăm viếng các ngôichùa cổ, khi đi đường trong đêm, thôn xómvề đêm… Có khi chỉ là một thời khắc bìnhthường nào đó cũng khơi gợi nơi ông chútý vị thiền. Cho nên có nhà nghiên cứu chorằng Nguyễn Du là một bậc hành giả tuthiền. Điều này có chính xác không?1.Hình như trong cuộc sống của ông,cái duyên đưa ông đến với Phật cũngkhông nhiều, nhưng có lẽ do ảnh hưởngkhá sâu từ công phu học tập của ông từnhỏ. Đất nước ta thế kỉ XVIII- XIX cónhiều nho sĩ học giỏi, kiến thức rộng.Ngoài Nho học, họ còn hiểu biết nhiều vàrất tinh thông Phật và Đạo. Đạo Phật ởnước ta đã từng là quốc giáo do đó ít nhiềuảnh hưởng đến tầng lớp sĩ phu phong kiến.Lê Thu YếnĐạo Phật từ bi hỉ xả giúp đời cứu ngườinhư một chân lí tác động mạnh đến mọitầng lớp. Chính vì thế dù học Nho trongthời điểm Nho học lên ngôi, nhưng đạoPhật vẫn có sức níu giữ sự tin tưởng lớnlao trong số đông tầng lớp nhân dân. Chùatrong thời điểm này được dựng lên khánhiều, nhà Nguyễn ủng hộ Phật giáo.Nguyễn Ánh trước khi lên ngôi năm 1802thì đã có một số lần lánh nạn tại nhiềungôi chùa ở Đàng Trong. Và khi lên ngôiông đã nhiều lần cho thỉnh Đại tạng, xâydựng nhiều ngôi chùa lớn ở Huế (Báoquốc, Thiên Mụ, Thuyền Tôn…). Nhiềuquan chức triều Nguyễn cũng đã giao duvới các thiền sư lúc bấy giờ. Nguyễn Du cólẽ cũng như vậy.Trong bài thơ Đề Nhị Thanh động,Nguyễn Du đã nói:Mãn cảnh giai không hà hữu tướngThử tâm thường định bất li thiền.(Mọi cảnh đều là không thì làm gì cótướngTâm này thường định không rời xađạo thiền)Ý thơ này chứng tỏ ông quan tâmnhiều đến đạo Phật, và trong nhiều ngãđường học đạo, ông cố níu giữ tâm mìnhthường định không ...