Danh mục

Tầm xuân vị thuốc chữa nhiều bệnh

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 149.76 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

.Tầm xuân cũng như nhiều loại cây khác còn có nhiều tên như hồng dại, dã tường vi, thập tỉ muội, thích hoa, bạch tàn hoa, thích mi, ngưu cức, tường mi, thất tỉ muội, dã tường vi, hòa thượng đầu..., tên khoa học là Rosa multiflora Thunb, thuộc họ hoa hồng Rosaceae... Hoa tầm xuân có nhiều màu hồng, đỏ, trắng vàng… nên được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh. Đông y cho rằng, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc, giảm đau, tất cả các bộ phận...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tầm xuân vị thuốc chữa nhiều bệnh Tầm xuân vị thuốc chữa nhiều bệnh Tầm xuân cũng như nhiều loại cây khác còn có nhiều tên như hồng dại, dã tường vi, thập tỉ muội, thích hoa, bạch tàn hoa, thích mi, ngưu cức, tường mi, thất tỉ muội, dã tường vi, hòa thượng đầu..., tên khoa học là Rosa multiflora Thunb, thuộc họ hoa hồng Rosaceae... Hoa tầm xuân có nhiều màu hồng, đỏ, trắng vàng… nên được trồng ở nhiều nơi để làm cảnh. Đông y cho rằng, tầm xuân có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết chỉ huyết, giải độc, giảm đau, tất cả các bộ phận của cây tầm xuân được dùng làm thuốc (hoa, quả, lá, rễ). Thường dùng trị các chứng hoàng đản (vàng da), thuỷ thũng, lỵ, tiêu khát, bĩ tích, đái dầm. Hoa dùng chữa cảm nắng, nóng mùa hè (trúng thử) nôn và nôn ra máu, môi khô miệng khát, chán ăn, mệt mỏi, chảy máu cam, rong huyết, rét cơn, bướu giáp, tiểu đường. Lá có tác dụng sinh cơ, chữa ung nhọt, viêm loét chi dưới, nhọt độc, phù nề. Rễ có vị đắng hơi sáp, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết và giải độc, được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như: Chữa hoàng đản, phế ung, chảy máu các loại, viêm khớp, liệt mặt, liệt nửa người do tai biến mạch máu não sau tăng huyết áp, ngứa lở ngoài da, lở loét ở miệng, bỏng… Ngoài ra theo tài liệu của Nga, hoa tầm xuân có tác dụng tương tự hoa hồng nên có thể thay thế cho nhau để chữa bệnh khi cần thiết. Quả tầm xuân có lượng vitamin C cao gấp 50 lần quả chanh và 100 lần quả táo. Ngoài ra còn có nhiều B1, B2, phốt pho, kali. Để chữa cảm cúm viêm phổi tốt hơn có thể phối hợp 2 phần quả tầm xuân khô với 1 phần lá tầm ma khô (urtica dioica). Sắc uống ngày 2 lần và mỗi lần 1/2 cốc cùng mật ong. Nếu phối hợp nước chiết quả tầm xuân với nước củ cà rốt thì ta có một hỗn hợp chứa đủ các vitamin cần thiết cho cơ thể. Để tham khảo và ứng dụng, dưới đây xin gợi ý một số cách trị liệu nhiều bệnh chứng từ cây tầm xuân. * Trúng thử (cảm nắng nặng): Hoa tầm xuân sắc uống. Hoặc hoa tầm xuân 10g, hoa đậu ván trắng 10g. Sắc hoặc hãm nước sôi để uống. * Sốt rét cơn: Hoa tầm xuân sắc uống. * Ung nhọt (chưa vỡ): Lá tầm xuân khô tán bột, nhào mật ong, dấm để đắp. * Viêm loét chi dưới: Lá tầm xuân nấu nước rửa. * Phù thận: Quả tầm xuân 3g, hồng táo 3 quả, sắc uống. * Đau bụng kinh: Quả tầm xuân 120g sắc uống. * Liệt mặt, liệt 1/2 người: Rễ tầm xuân 30g sắc uống. * Chữa phong thấp teo cơ: Rễ tầm xuân 20g sắc uống. Có thể phối hợp cùng các phương thuốc Nam chữa thấp khớp. * Đái dầm, tiểu đêm nhiều lần: Rễ tầm xuân 30g sắc uống hoặc hầm với thịt lợn nạc để ăn. Có nơi dùng rễ tầm xuân sắc uống chữa bệnh đái tháo đường. * Vàng da: Rễ tầm xuân 15g hầm với thịt lợn nạc ăn.

Tài liệu được xem nhiều: