Tận dụng cơ hội phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 671.87 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để biến cơ hội thành hiện thực, cần đổi mới căn bản và thực chất cách thức phát triển doanh nghiệp theo hướng tôn trọng giá trị, được tổ chức theo tín hiệu và nguyên tắc thị trường, khai thác tối đa cơ hội phát triển doanh nghiệp từ tác động của các FTA. Cải thiện hệ sinh thái để khai thác các cơ hội phái sinh; cải thiện, nâng cấp hệ thống doanh nghiệp quốc gia, để tăng khả năng vượt qua các rào cản bảo hộ thương mại khi vươn ra thế giới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tận dụng cơ hội phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại ThS. Lê Quốc Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Lê Thị Trâm Anh Trường Đại học New South Wales, Australia Tóm tắt Gây ra nhiều cản trở, nhưng bảo hộ thương mại vẫn tạo ra nhiều cơ hội phát triển doanh nghiệp cho nước có thu nhập trung bình thấp, với nhiều hướng phát triển khác nhau. Ở Việt Nam, doanh nghiệp đã có sự phát triển nhanh mạnh, giúp gắn kết đất nước với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, song còn nhiều hạn chế, yếu kém bởi nhiều nguyên nhân. Nay nhiều cơ hội phát triển đang mở ra trước doanh nghiệp Việt, hứa hẹn đáp ứng yêu cầu cấp thiết và thực tiễn trong bối cảnh bảo hộ thương mại. Để biến cơ hội thành hiện thực, cần đổi mới căn bản và thực chất cách thức phát triển doanh nghiệp theo hướng tôn trọng giá trị, được tổ chức theo tín hiệu và nguyên tắc thị trường, khai thác tối đa cơ hội phát triển doanh nghiệp từ tác động của các FTA. Cải thiện hệ sinh thái để khai thác các cơ hội phái sinh; cải thiện, nâng cấp hệ thống doanh nghiệp quốc gia, để tăng khả năng vượt qua các rào cản bảo hộ thương mại khi vươn ra thế giới... Từ khóa: Bảo hộ thương mại, doanh nghiệp, phát triển. Abstract Trade protectionism, though causing several obstacles, still creates many business development opportunities for low middle-income countries, with many different development directions. In Vietnam, businesses have experienced rapid growth, helping to connect Vietnam with the regional economy and the global economy. However, there are still many limitations and weaknesses due to many reasons. Now many development opportunities are opening up for Vietnamese enterprises, promising to meet urgent and practical requirements in the context of trade protectionism. To turn opportunities into reality, it is necessary to fundamentally and substantially renovate the way of business development in the direction of appreciating value, organized according to market signals and principles, and maximizing business development opportunities from the impact of FTAs. It is important to improve the ecosystem to exploit derivative opportunities; improve and upgrade the national enterprise system, to increase the ability to overcome barriers of trade protectionism when reaching out to the world... Keywords: Trade protectionism, business, development. 101 1. Đặt vấn đề Công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, sau hơn 30 năm đã mang về cho đất nước nhiều thành tựu to lớn và quan trọng, nhưng nhiều mặt chưa được như kỳ vọng, tiêu biểu là phát triển doanh nghiệp. Dù vài năm qua, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới liên tục lập kỷ lục, song số doanh nghiệp bình quân trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động của Việt Nam năm 2019 mới đạt 14,7. Trong khi, chỉ riêng số doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bình quân trên 1.000 dân nói chung của Indonesia và Nigeria đều trên 200.000; có 5 nước khác là trên 100.000; có 35 nước trên 50.000. Sự ít ỏi về số doanh nghiệp bình quân trên số dân là hậu quả của nền kinh tế phát triển chưa cao, nhưng tới lượt nó, đó lại là nhân tố chính làm Việt Nam dễ bị chao đảo về kinh tế vĩ mô, làm năng suất lao động nhiều năm liền thấp nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Các hệ quả tiếp theo là mức sống trung bình thấp, đạo đức xã hội xuống cấp, nhiều tệ nạn xã hội, nhiều tác động tiêu cực tới môi trường... - mà phần lớn là do thúc bách của cuộc sống. Mục tiêu có một triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 do Nghị quyết số 10/NQ-TW về phát triển kinh tế tư nhân, ban hành năm 2017 đưa ra, rất khó hoàn thành. Không chỉ thế, hiện tại và 1-2 năm tới, với sự bùng phát của dịch Covid-19, và nhất là với sự trỗi dậy của bảo hộ thương mại, phát triển doanh nghiệp ở nước có độ mở kinh tế 203% như Việt Nam càng khó. Vì thế, phát triển doanh nghiệp đang là nhiệm vụ cấp thiết, và nước ta phải nghiên cứu, tìm tòi và tận dụng tối đa mọi cơ hội để tiến hành, kể cả trong bối cảnh bảo hộ thương mại... Để góp phần phục vụ sứ mệnh trên, bài viết này tập trung nghiên cứu: (i) Phát triển doanh nghiệp ở nước có thu nhập trung bình thấp trong bối cảnh bảo hộ thương mại; (ii) Tận dụng cơ hội phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại; và (iii) Giải pháp để tận dụng tốt hơn các cơ hội phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam, trong bối cảnh bảo hộ thương mại hiện nay. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khái quát về tổng quan nghiên cứu Thời gian dài sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới chuyển dần từ hai cực sang đa cực, đến giai đoạn 2001-2011 xu thế hòa bình - hợp tác và phát triển ngày càng phát triển lan rộng, như là không thể cưỡng lại. Nhưng ngày 23 tháng 01 năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp chính thức rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), lại mở ra thời kỳ bảo hộ thương mại trỗi dậy. Do đi ngược lại xu thế kết nối của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, nên các nghiên cứu phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh bảo hộ hầu như rất hiếm cả trong và ngoài nước, còn là khoảng trống cần nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện chuyên đề phân tích kinh tế này, trước tiên cần dựa vào kinh tế học, nhất là kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế phát triển, quản trị doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp để xây dựng khung phân tích, tạo thành cơ sở lý thuyết cho chuyên đề. Bên cạnh đó, còn sử dụng kiến thức về quản trị học, thống kê kinh tế, CMCN 4.0, chuỗi giá trị, và các thông tin, nhìn nhận, đánh giá về các vấn đề trên cùng diễn biến của chúng của các cơ quan chuyên ngành, người tham gia, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực đó. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tận dụng cơ hội phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại ThS. Lê Quốc Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Lê Thị Trâm Anh Trường Đại học New South Wales, Australia Tóm tắt Gây ra nhiều cản trở, nhưng bảo hộ thương mại vẫn tạo ra nhiều cơ hội phát triển doanh nghiệp cho nước có thu nhập trung bình thấp, với nhiều hướng phát triển khác nhau. Ở Việt Nam, doanh nghiệp đã có sự phát triển nhanh mạnh, giúp gắn kết đất nước với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, song còn nhiều hạn chế, yếu kém bởi nhiều nguyên nhân. Nay nhiều cơ hội phát triển đang mở ra trước doanh nghiệp Việt, hứa hẹn đáp ứng yêu cầu cấp thiết và thực tiễn trong bối cảnh bảo hộ thương mại. Để biến cơ hội thành hiện thực, cần đổi mới căn bản và thực chất cách thức phát triển doanh nghiệp theo hướng tôn trọng giá trị, được tổ chức theo tín hiệu và nguyên tắc thị trường, khai thác tối đa cơ hội phát triển doanh nghiệp từ tác động của các FTA. Cải thiện hệ sinh thái để khai thác các cơ hội phái sinh; cải thiện, nâng cấp hệ thống doanh nghiệp quốc gia, để tăng khả năng vượt qua các rào cản bảo hộ thương mại khi vươn ra thế giới... Từ khóa: Bảo hộ thương mại, doanh nghiệp, phát triển. Abstract Trade protectionism, though causing several obstacles, still creates many business development opportunities for low middle-income countries, with many different development directions. In Vietnam, businesses have experienced rapid growth, helping to connect Vietnam with the regional economy and the global economy. However, there are still many limitations and weaknesses due to many reasons. Now many development opportunities are opening up for Vietnamese enterprises, promising to meet urgent and practical requirements in the context of trade protectionism. To turn opportunities into reality, it is necessary to fundamentally and substantially renovate the way of business development in the direction of appreciating value, organized according to market signals and principles, and maximizing business development opportunities from the impact of FTAs. It is important to improve the ecosystem to exploit derivative opportunities; improve and upgrade the national enterprise system, to increase the ability to overcome barriers of trade protectionism when reaching out to the world... Keywords: Trade protectionism, business, development. 101 1. Đặt vấn đề Công cuộc Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, sau hơn 30 năm đã mang về cho đất nước nhiều thành tựu to lớn và quan trọng, nhưng nhiều mặt chưa được như kỳ vọng, tiêu biểu là phát triển doanh nghiệp. Dù vài năm qua, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới liên tục lập kỷ lục, song số doanh nghiệp bình quân trên 1.000 dân trong độ tuổi lao động của Việt Nam năm 2019 mới đạt 14,7. Trong khi, chỉ riêng số doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bình quân trên 1.000 dân nói chung của Indonesia và Nigeria đều trên 200.000; có 5 nước khác là trên 100.000; có 35 nước trên 50.000. Sự ít ỏi về số doanh nghiệp bình quân trên số dân là hậu quả của nền kinh tế phát triển chưa cao, nhưng tới lượt nó, đó lại là nhân tố chính làm Việt Nam dễ bị chao đảo về kinh tế vĩ mô, làm năng suất lao động nhiều năm liền thấp nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Các hệ quả tiếp theo là mức sống trung bình thấp, đạo đức xã hội xuống cấp, nhiều tệ nạn xã hội, nhiều tác động tiêu cực tới môi trường... - mà phần lớn là do thúc bách của cuộc sống. Mục tiêu có một triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 do Nghị quyết số 10/NQ-TW về phát triển kinh tế tư nhân, ban hành năm 2017 đưa ra, rất khó hoàn thành. Không chỉ thế, hiện tại và 1-2 năm tới, với sự bùng phát của dịch Covid-19, và nhất là với sự trỗi dậy của bảo hộ thương mại, phát triển doanh nghiệp ở nước có độ mở kinh tế 203% như Việt Nam càng khó. Vì thế, phát triển doanh nghiệp đang là nhiệm vụ cấp thiết, và nước ta phải nghiên cứu, tìm tòi và tận dụng tối đa mọi cơ hội để tiến hành, kể cả trong bối cảnh bảo hộ thương mại... Để góp phần phục vụ sứ mệnh trên, bài viết này tập trung nghiên cứu: (i) Phát triển doanh nghiệp ở nước có thu nhập trung bình thấp trong bối cảnh bảo hộ thương mại; (ii) Tận dụng cơ hội phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh bảo hộ thương mại; và (iii) Giải pháp để tận dụng tốt hơn các cơ hội phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam, trong bối cảnh bảo hộ thương mại hiện nay. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Khái quát về tổng quan nghiên cứu Thời gian dài sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, thế giới chuyển dần từ hai cực sang đa cực, đến giai đoạn 2001-2011 xu thế hòa bình - hợp tác và phát triển ngày càng phát triển lan rộng, như là không thể cưỡng lại. Nhưng ngày 23 tháng 01 năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp chính thức rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), lại mở ra thời kỳ bảo hộ thương mại trỗi dậy. Do đi ngược lại xu thế kết nối của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, nên các nghiên cứu phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh bảo hộ hầu như rất hiếm cả trong và ngoài nước, còn là khoảng trống cần nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện chuyên đề phân tích kinh tế này, trước tiên cần dựa vào kinh tế học, nhất là kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, kinh tế phát triển, quản trị doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp để xây dựng khung phân tích, tạo thành cơ sở lý thuyết cho chuyên đề. Bên cạnh đó, còn sử dụng kiến thức về quản trị học, thống kê kinh tế, CMCN 4.0, chuỗi giá trị, và các thông tin, nhìn nhận, đánh giá về các vấn đề trên cùng diễn biến của chúng của các cơ quan chuyên ngành, người tham gia, chuyên gia, nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực đó. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học thương mại Phát triển kinh tế Phát triển doanh nghiệp Bảo hộ thương mại Hiệp định FTA thế hệ mớiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 251 0 0 -
Tiểu luận quản trị học - Đề tài: 'Guanxi-Nghệ thuật tạo dựng quan hệ kinh doanh'
22 trang 206 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 201 0 0 -
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 187 0 0 -
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 158 0 0 -
Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
8 trang 138 0 0 -
Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế miền tây Nghệ An
5 trang 138 0 0 -
Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương tại Việt Nam
19 trang 121 0 0 -
Bài giảng Chính trị - Bài 5: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam
33 trang 119 0 0 -
Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
13 trang 118 0 0