Danh mục

Tản mạn về ngôn ngữ di cư sang quốc gia khác, thời điểm khác

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 272.21 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong những năm cuối thập niên 70, người viết có nhiều dịp"tiếp cận" văn hóa Nhật. Bắt đầu bằng việc mê xem phim Nhật chiếu "chùa" tại trung tâm văn hóa Nhật ở dưới phố. Cũng theo học vài khóa tiếng Nhật cho vui.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tản mạn về ngôn ngữ di cư sang quốc gia khác, thời điểm khácTản mạn về ngôn ngữ di cư sang quốc gia khác, thời điểm khácNguyên NguyênGần đây trên báo mạng talawas.org (ngày 12 tháng 6, 2003) Ts. Trịnh Nhật có viếtmột bài khá dí dỏm, mang tựa “Tiếng Anh: Ngôn ngữ thứ ba tại Việt Nam”, cho biết,qua một số thí dụ viện dẫn từ những quan sát “tại chỗ”, có một sự khác biệt giữatiếng Anh dùng tại Việt Nam và tiếng Anh dùng tại Úc, tại Mỹ.Trước hết để hỗ trợ bài viết của anh Trịnh (từ đây xin gọi tắt bài TN), người viết xinthuật lại một quan sát vào khoảng 1990, trong chuyến thăm viếng Việt Nam lần đầusau nhiều năm xa cách. Trong buổi đi dạo chơi khu nhà Bưu Chính của thành phố vànhà thờ Ðức Bà, người viết chợt “phát hiện” một tấm lịch đẹp in bằng tiếng Anh.Trong đó khó ai có thể không để ý đến những ngày nghỉ lễ, chẳng hạn như lễ LaoÐộng 1 tháng 5, lễ Sinh Nhật 25 tháng 12. Quyển lịch đẹp ghi những ngày nghỉ lễ làFeast Day, thay vì Holiday. Thật quái dị. Nhưng chỉ cần thoáng suy nghĩ chừng vàigiây những người có chút vốn liếng tiếng Anh có thể hiểu ra ngay – nhà nước ViệtNam lúc đó hãy còn dị ứng với những gì liên quan đến “thần thánh” nên phải thay từtiếng Anh mang nghĩa “thánh thần” HOLY trong Holiday bằng từ Feast. Feast mangnghĩa cơ bản là Yến Tiệc, Tiệc Tùng. Feast Day thay thế Holiday hoàn toàn không ổn- bởi Holiday tuy nghĩa nguyên thủy là một ngày lễ tưởng niệm Thánh, nhưng trongvài thế kỷ qua nó mang nghĩa phổ quát: ngày nghỉ, ngày lễ. Trong tiếng Anh FeastDay dùng thay cho Holiday thật tình không giống ai hết.. Nhưng dùng riết chắc cũngquen. Ðến ngày nay, người viết không có dịp xem lại lịch bằng tiếng Anh in tại ViệtNam, nhưng có thể đoán chắc rằng Holiday đã tái xuất giang hồ với việc quốc tế hoángành thương mại mậu dịch Việt Nam, trong vòng mười ba năm qua.1. Ngôn ngữ thứ ba, ở đâu cũng có, thời nào cũng cóBài TN rất vui và ý nhị trong việc đề cập đến vấn đề Anh ngữ di cư sang Việt Nam đãcó những biến dạng hơi lạ. Thế nhưng, điểm mấu chốt góp ý cho bài TN, và cũngđộng cơ thúc đẩy nên câu chuyện tản mạn này, là: Hiện tượng đó không có gì lạ hết.Nó có từ lúc con người có tiếng nói, có chữ viết. Nó có từ thời tiền sử. Nó thể hiện rấtđậm nét tại nước Nam Việt từ khi nước này bị nhà Hán xâm chiếm, phản ảnh qua sựkhác biệt, giữa tiếng Hán Việt và Hán ngữ, như sẽ trình bày sơ lược ở phía sau. Nóhiện diện ngay tại những quốc gia nguyên thủy có cùng chung thứ tiếng, như tiếngMỹ khác với tiếng Anh. Tiếng Úc khác với tiếng Anh và cũng khác với tiếng Anhdùng tại Tân Tây Lan. Anh ngữ tại các hải đảo ở Thái Bình Dương, thuộc địa cũ củaAnh quốc - thường được gọi Pidgin English - cũng khác xa với Anh ngữ dùng tạiAnh quốc. Cả lối dùng từ, phát âm và đôi khi văn phạm, cú pháp. Tiếng Pháp dùng ởParis khác với tiếng Tây ở Québec, tiếng Tây tại Nouvelle Calédonie, v.v. Tiếng Anhtại Hongkong khác với tiếng Anh ở Ấn Ðộ, ở Singapore, ở Nhật, v.v.Ngay cả chữ cái, cách viết cũng dễ thay đổi khi di cư từ nước này sang nước kia, hoặcở thời đại này hay thời điểm nọ. Chữ cái - gọi nôm na A, B, C… - đầu tiên đượcngười Phoenicians (tiền thân người Li-Băng ngày nay) phát minh từ thời cổ đại.Người Hy Lạp tiếp theo đó biến đổi thành mẫu tự Hy Lạp bao gồm: alpha, beta,gamma, … omega. Rồi đến người Etruscans (sắc dân từng định cư tại Rome trướcngười Romans), và sau cùng người Romans (La Mã) “chuyển ngữ” thành chữ cáiLatinh. Người Hy Lạp cũng biến đổi lối viết từ phải sang trái của lớp ngườiPhoenicians đến cách từ trái qua mặt. Chữ Hán cũng vậy, sau hàng chục thế kỷ viết từtrên xuống dưới, phải sang trái, ngày nay ở Trung Hoa lục địa người ta viết thànhhàng ngang, trái sang mặt như Tây phương.Rồi cả ông Trời hay Thần thánh cũng biến đổi khi di cư sang một dân tộc khác: KhiRome đã trở nên hùng cường - họ tôn thờ ông Trời của họ là Thần Jupiter, có rấtnhiều đặc điểm giống y như Thần Zeus của Hy Lạp, và thánh Minerva - biến chuyểntừ Athena của người Hy Lạp.Biến dạng ngôn ngữ còn có thể xảy ra tại chỗ, ngay trong một thành phố! Anh ngữvẫn thường biến dạng khi di cư đến một cộng đồng sắc tộc. Người di dân tại Úc, nhưcộng đồng người Việt ở Sydney chẳng hạn, cũng dần dà biến đổi Anh ngữ tại chỗ,trong lúc họ hội nhập với cộng đồng chính của người Úc bản xứ. Rất dễ phát hiệnnhững điểm khác biệt do ở việc “di cư tiếng Anh tại chỗ”. Khác biệt giữa tiếng Anh“giữa giòng” đến tiếng Anh dùng trong những cộng đồng di dân. Xin đơn cử một thídụ điển hình chứng minh khi ngôn ngữ di cư vào một cộng đồng khác nó phải biếnđổi. Ðó là lối phiên dịch “Nữ Bác Sĩ”. Hôm nào, những ai sống tại thành phố Sydneycó dịp lái xe dạo một vòng thành phố – chú tâm đến các tấm bảng đề “phòng mạchNữ Bác Sĩ”. Ở Bankstown hoặc ở Cabramatta nơi cộng đồng Việt tập trung tạiSydney. Các nữ Bác Sĩ ở đó tự xưng mình là gì? Lady Doctor. Ở khu Lakemba nơitập trung cộng đồng Lebanese, cũng vậy, cũng “Lady Doctor”. Nhưng nếu để ýnhững khu đa số dân Úc đặc biệt các “nữ bác sĩ” người Úc chính cống, ta sẽ thấy họđề trên bảng tại cửa phòng mạch là FEMALE DOCTOR. Rõ ràng, có một sự khácbiệt giữa cách tự xưng hô của người nữ bác sĩ di dân với các bác sĩ phái nữ chính gốcÚc. Theo thiển ý, hội nhập chữ nghĩa rất dễ, nhưng hội nhập văn hoá thật ra mộtchuyện khó khăn nhất trong con người. Ai cũng vậy. Người Úc da trắng chính gốcnếu có đi sinh sống và làm việc ở Á Châu, dù cho nhiều năm và học được ngôn ngữđịa phương, cũng gặp những lổng chổng tương tự.Văn hoá chứa ngôn ngữ. Và ngôn ngữ là cốt lõi của văn hoá. Những người nữ bác sĩdi dân đó tất nhiên nói tiếng Anh rất trôi chảy, vì ít lắm họ cũng sống tại nước Úchoặc một quốc gia nào đó xử dụng Anh ngữ cũng đã trên dưới 10 năm. Nhưng thunhập truyền thống văn hoá hay muốn hiểu những cái sâu sắc của một văn hoá khác,người di dân cần đến một thời gian dài hơn, hoặc rất nhiều dịp tiếp cận với người dânbản địa - nhất là trong đời sống hàng ngày. Trong lối xử dụng hàng ngày, ta thườngnghe “Ladies first”, khi xếp gh ...

Tài liệu được xem nhiều: