Danh mục

Tản mạn về những tư tưởng triết học đã ảnh hưởng đến nghệ thuật

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 350.19 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Paul Gauguin, D'où venons-nous ? Que sommes-nous ? Où allons-nous ? (1897) So sánh một bức hoạ vẽ thú vật trên vách đá của người tiền sử, với một bức phác thảo tương tự của một hoạ sĩ nổi tiếng thời Phục Hưng Ý, chẳng hạn, ta sẽ thấy rằng chúng không khác xa nhau mấy về tính chất hiện thực, cũng như về mặt điêu luyện của nét vẽ, nói tóm lại, về giá trị tự thân của chúng. Tuy nhiên, ở đằng sau những tác phẩm đó, là hai trình độ nhận thức, hai quan niệm nghệ thuật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tản mạn về những tư tưởng triết học đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Tản mạn về những tư tưởng triết học đã ảnh hưởng đến nghệ thuật Văn Ngọc Paul Gauguin, D'où venons-nous ? Que sommes-nous ? Où allons-nous ? (1897) So sánh một bức hoạ vẽ thú vật trên vách đá của người tiền sử, với một bức phác thảo tương tự của một hoạ sĩ nổi tiếng thời Phục Hưng Ý, chẳng hạn, ta sẽ thấy rằng chúng không khác xa nhau mấy về tính chất hiện thực, cũng như về mặt điêu luyện của nét vẽ, nói tóm lại, về giá trị tự thân của chúng. Tuy nhiên, ở đằng sau những tác phẩm đó, là hai trình độ nhận thức, hai quan niệm nghệ thuật khác hẳn nhau. Một đằng là quan niệm sơ khai của con người hồng hoang, vừa mới khám phá ra được phép mầu của ngôn ngữ tạo hình, và của khả năng biến một hình ảnh ảo ở trong đầu óc thành một hình ảnh thật trên vách đá bằng sự khéo léo bản năng. Tuy nhiên, vẽ những hình thú vật lên vách đá, chưa chắc người tiền sử đã biết rằng mình muốn nói lên cái gì. Quả thật là người đời sau không thể nào biết được quá trình tư duy nào đã dẫn họ đến những hình vẽ đó (Xem Văn Ngọc, Hội hoạ thời tiến sử) và chưa chắc gì họ đã ý thức được rằng đó là sự sáng tạo nghệ thuật, và đó là một phần của chính mình. Một đằng khác, là sự quan sát có chủ đích, với ý thức thực hiện một tác phẩm, nhằm mục đích giáo dục, hay minh hoạ cho một sự kiện. Đó là ý thức về một nền hội hoạ đã có một ngôn ngữ, một cấu trúc, với những quy tắc và tiêu chuẩn nhất định, một nền hội hoạ mà trong đó người nghệ sĩ đã nhận thức được hoàn toàn vai trò, chức năng của mình, và có quyền ký tên lên mỗi tác phẩm. Mặt khác, hình vẽ con báo, hay con bò tót trên vách đá, không nằm trong một kịch bản nào cả, trong khi bức phác hoạ của người hoạ sĩ thời Phục Hưng, ngoài giá trị thẩm mỹ tự thân của nó, còn được sử dụng trong một bức hoạ toàn cảnh, để kể lại một truyện tích, hay một sự kiện lịch sử nào đó. Thí dụ nêu trên cho thấy, đằng sau một tác phẩm không có kịch bản, ý đồ, mục đích, thì cũng không thể nào có được một quan niệm nghệ thuật và quan niệm này tuỳ thuộc vào một số nhân tố : sự phát triển của xã hội, sự mở mang của trí tuệ con người, và đặc biệt là ý thức của con người về mình và thế giới xung quanh. Tác phẩm nghệ thuật và quan niệm nghệ thuật Thí dụ nêu trên còn cho ta thấy rằng, ở một thời điểm nào đó của thời tiền sử, tác phẩm nghệ thuật đã đến trước quan niệm nghệ thuật. Điều này không phải là một quy luật phổ biến, nhưng trong lịch sử nghệ thuật hiện tuợng này đã từng xảy ra không ít lần. Thông thường, như chúng ta sẽ thấy, tác phẩm nghệ thuật đến sau ý tưởng nghệ thuật, hay ít ra, tác phẩm nghệ thuật chỉ có được khi nó đã được chín muồi trong trí tưởng tượng, hay trong quan niệm của người hoạ sĩ. Đôi khi nó còn ra đời trong khuôn khổ của một dự án (các tác phẩm hội hoạ có tầm cỡ), hoặc trong khuôn khổ của một lý thuyết, hay một phong cách nghệ thuật. Người hoạ sĩ thời tiền sử có thể đã có một năng khiếu bẩm sinh (bản năng) để nhận thức được đối tượng mình vẽ một cách tinh tế, nhưng hoàn toàn chưa có được một quan niệm nghệ thuật có bài bản. Từ nhận thức thẩm mỹ đến quan niệm thẩm mỹ, có một khoảng cách rất lớn. Con người hồng hoang có thể đã có được những trải nghiệm về nhận thức thẩm mỹ, ngay từ khởi thuỷ, nhờ ở sự quan sát những cái đẹp có sẵn trong thiên nhiên. Song quan niệm về phong cách vẽ, đặc biệt là quan niệm cách điệu hoá các nhân vật, thì phải lâu về sau họ mới làm được. Một thí dụ khác : các nghệ sĩ thời cổ đại Hy Lạp đã sáng tạo ra không biết bao nhiêu tác phẩm điêu khắc và kiến trúc tuyệt vời, từ các tác phẩm nghệ thuật sơ khai ở Delphes và Paestum (thế kỷ VI- VII tr. C.N.) đến các ngôi đền và tượng cổ điển ở Acropolis, Athina (thế kỷ V tr. C.N.), trước khi Platon và Aristote (thế kỷ IV tr. C.N.) đưa ra những suy luận triết học đầu tiên về nguồn gốc của cái đẹp, và về bản chất của nghệ thuật. Rõ ràng tác phẩm nghệ thuật cổ đại Hy Lạp đã xuất hiện trước những lý thuyết đầu tiên về nghệ thuật, ít ra cái cốt lõi triết học của chúng, là quan niệm về sự bắt chước, hay sự sao chép thiên nhiên. Thực ra, hiện tượng này cũng chỉ tuân theo một lô gích thông thường : người ta chỉ có thể rút kinh nghiệm được trên một việc đã làm ; có rút kinh nghiệm như thế, mới có thể tiến triển được. Trong nghệ thuật cũng thế, nếu không có sự suy nghĩ, tổng kết, về một tác phẩm nghệ thuật, thì cũng không thể nào làm cho những tác phẩm đến sau tốt hơn được. Do đó, những điều người ta rút ra được từ một tác phẩm đến trước, có thể chính là cái quan niệm đẻ ra những tác phẩm đến sau. Nói tóm lại, từ những suy nghĩ đầu tiên của người nghệ sĩ, tác phẩm ra đời, rồi từ những suy luận về tác phẩm đó, nảy sinh ra những ý kiến mới cho những tác phẩm khác. Dẫu sao, thì nghệ thuật cũng không thể bỗng dưng đến tự bên ngoài, mà không thông qua trí tuệ của con người được. Các nhà triết học thời cận đại, từ Hegel đến Heidegger cũng đều công nhận rằng : những ý tưởng về mỹ học chỉ có thể đến sau các tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên, trên thực tế, các tuyên ngôn, lý thuyết về nghệ thuật vẫn luôn luôn là những ngọn hải đăng soi sáng cho các nghệ sĩ trên con đường nghệ thuật của mình. Đôi khi, chúng giúp cho họ tự chất vấn mình, để tự đổi mới. Đấy là chưa kể đến những tư tưởng triết học, hay tôn giáo, đã có những ảnh hưởng quyết định lên các nền nghệ thuật, từ những tư tưởng triết học của Platon về cái đẹp tuyệt đối, về những ý tưởng tiên nghiệm của Thượng đế, và những lý thuyết cổ điển của Aristote về nghệ thuật, coi nghệ thuật như là một sự sao chép thiên nhiên, đến những tư tưởng tôn giáo của Saint Augustin về quan hệ gắn bó giữa con người và Chúa sinh ra vạn vật ; rồi từ những tư tưởng của Descartes về vai trò của chủ thể, đến luận thuyết của Kant về tính chất chủ quan của cái đẹp, v.v. Lý thuyết cổ điển của Aristote (thế kỷ IV tr.C.N.) đã có một ảnh hưởng lâu dài và bền bỉ nhất lên nền nghệ thuật ở phương tây. Hậu thân của nó, chủ nghĩa cổ điển của Pháp và của Âu châu ở thế kỷ XVII cũng đã có một ảnh hưởn ...

Tài liệu được xem nhiều: