Quán ăn nằm bên lề lộ lớn nhưng cửa lại mở vào một ngõ hẻm mà, bên kia là mặt sau của một quán rượu. Con ngõ ngắn uốn khúc về phía trái. Một chiếc thùng rác lớn màu xanh nằm chình ình ngay khúc cong của con ngõ, cho cảm tưởng đó là ngã ba bị bít. Vào sâu chút xíu là khu parking với những chữ màu trắng kẻ đều đặn trên tường. Nội dung nói đấy là chỗ đậu dành riêng cho thực khách của nhà hàng. Xe nào đậu ẩu sẽ bị kéo. Suốt bảy năm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tan theo ngày nắng vội Tan theo ngày nắng vộiQuán ăn nằm bên lề lộ lớn nhưng cửa lại mở vào một ngõ hẻm mà, bên kia là mặt sau củamột quán rượu. Con ngõ ngắn uốn khúc về phía trái. Một chiếc thùng rác lớn màu xanhnằm chình ình ngay khúc cong của con ngõ, cho cảm tưởng đó là ngã ba bị bít. Vào sâuchút xíu là khu parking với những chữ màu trắng kẻ đều đặn trên tường. Nội dung nóiđấy là chỗ đậu dành riêng cho thực khách của nhà hàng. Xe nào đậu ẩu sẽ bị kéo.Suốt bảy năm kể từ ngày rời khỏi Pendleton, đây là lần thứ năm tôi trở lại thành phố này.Một nơi chốn tự nó không gợi lên ở tôi một điều gì. Một nơi chốn hoàn toàn vô hồn, vôcảm. Chàng viết đâu đó, trong một cuốn truyện tự những năm quê nhà khi tôi mới lớn,rằng: “Nơi chốn là nơi ủ giữ hương tình đầu”. Nếu nơi chốn phải hiểu theo nghĩa đó, thìquả thật tôi chẳng có lý do gì để trở lại đây, dù chỉ một lần thêm chứ đừng nói là ba, bốn.Kỷ niệm tôi ở nơi khác. Tuổi thơ tôi ở nơi khác. Sự sống chết của tôi đã bị xóa sạch,không còn một vết tích nhỏ nhoi nào. Những người lính TQLC/HK đã san bằng và, chônkín một cách dửng dưng, ít nhất cũng một phần đời của một người. Một phần đời ngườiđó là tôi - đứa con gái mười lăm tuổi trên chiếc xe buýt từ Processing center về đến trạiMột, tháng Bẩy. Mà khoan đã. Không nên. Tôi sao vậy kìa? Dường như con nhỏ nhínhảnh, con nhỏ đùa rỡn, con nhỏ toe toét, con nhỏ có cái áo pull trắng, quần jean xẫmđược những người con trai ngắm nhìn - được những cái liếc mắt kín đáo hay sỗ sàng từchung quanh... đã không còn nữa. Một kẻ khác đã hoán đổi vị trí. Một kẻ nào đó đã bướcvào và ở lại trong tôi. Tôi chợt nhận ra điều này khi những người bạn ngồi chung bànnhắc nhở tôi ăn. Nhắc nhở tôi “trở lại”.“Trở lại? Nhắc nhở gì kỳ vậy? Tôi có đi đâu mà trở lại?” Tôi vẫn ngồi đây kia mà. Tôivẫn thấy rõ, vẫn nghe đủ, bốn phía. Tôi vẫn nhận biết mùi hơi người, mùi thuốc lá, mùithức ăn trộn lẫn ngột ngạt. Rồi những tiếng nói như như búa nện vào thẳng tai tôi. Tiếptheo là một dây chuỗi, những tiếng cười. Những giọng cười cao thấp. Những câu nói nhưnhững viên đá ném liên tiếp xuống một mặt nước mênh mông, phẳng lặng. Những câunói dậm thêm không cần thiết cho câu chuyện, nếu không muốn nói là đã phá hỏng cáikhông khí tự nhiên của câu chuyện đó. Có những câu nói dí dỏm lúc này mà, lại cực kỳvô duyên lúc khác. Và tôi đang phải chịu đựng những câu nói vô duyên ấy. Trong đó, cólẽ chỉ Thược hiểu tôi mà thôi. Tôi nhìn Thược cầu cứu. Thược ngó lại tôi, kinh ngạc. Phảirồi. Tôi quên. Tôi quên rằng chuyến trở về để tìm... một người. Tôi trở về vì cái thôi thúcâm thầm nhưng mãnh liệt trong tôi từ tháng trước, khi tình cờ tôi nhìn thấy người đó giữathành phố nơi tôi ở. Tôi trở về đây để tìm người ấy.Tìm lại quá khứ tôi. Tuổi thơ tôi. Đời sống tôi. Đúng hơn, tìm lại đau đớn cũ. Tìm lạihình ảnh mà ba mẹ tôi, gia đình tôi đã gán cho tôi, khi họ phát giác mối liên hệ giữa tôivà chú Lãng. Tìm lại cái hình ảnh của bảy năm trước. Những hình ảnh mà mọi người đãkhắc bằng những lưỡi dao ác độc nhất trên vách tường ký ức tôi... “con mất dạy” -“Con... con... con...” Ôi, có lẽ không một hình ảnh, một danh từ tồi tệ nào người ta có thểnghĩ ra, mà tôi không bị gán cho. Tôi mười lăm tuổi, thế đó.Tôi mười lăm tuổi. Cái tuổi mà văn chương mà âm nhạc ngợi ca không tiếc lời, khôngthiếu chữ. Tôi biết tôi không thuộc thành phần được nói đến trong những ngợi ca kia. Tôikhông có một tốt đẹp nào cho mình. Dù bây giờ, bảy năm nhìn lại, tôi tự thấy tôi chưa hềlàm một điều gì đáng để phải bị nhìn như một con thú ghẻ lở ngay giữa gia đình mình.Tôi đã là con thú ghẻ lở. Tôi đã là con bé đáng chôn sống, đáng đem thây cho voi đầy,cho ngựa xé! Tôi, cũng chính cái con nhỏ làm điếm nhục gia phong kia, chỉ vài tháng saukhi rời trại, khi tôi mới bước vào tuổi mười sáu, thì những người từng muốn chôn sốngtôi, lại muốn tôi lấy người đàn ông góa vợ. Người đàn ông đã thi ân, bảo bọc gia đình tôira khỏi trại. Một người Mỹ bảo trợ. Tôi vẫn nhớ, như nhớ đến một vết thương chưa lành,một vết thương muôn đời không kéo nổi da non. Tôi nhớ, tôi đã điện thoại cho chú Lãng- điện thoại viễn liên - từ nhà sponsor - nhiều lần. Lần cuối, tôi nói :- Lãng chiều cháu một lần được không.- Điều gì?- Chép lại, một bài thơ.- Thơ chỉ là lời nói... dối. Quỳ tin làm gì?Tôi đáp :- Trong đời sống, có khi người ta phải bám vào lời nói dối để... sống. Để ngỡ mìnhcũng... có... Mình cũng được... Như mọi người. Chiều cháu đi. Mai kia Lãng có muốnchiều cháu thì cháu cũng không còn đâu để mà chú chiều...Tôi nói với nước mắt lặng lẽ chảy. Ở ở đầu dây bên kia, chú Lãng không thể biết tôi đangkhóc. Ở đầu dây chú Lãng im lặng. Tôi biết tôi đã không che giấu được xúc động củamình như toan tính ban đầu.Một lát, chú Lãng nói :- Chú sẽ làm. Bất cứ điều gì cho Quỳ.Suốt đời tôi, nếu có điều gì đáng ân hận nhất, thì đó là sự tôi đã lỡ gọi chú Lãng là... chú.Bản chất tôi không phải là con nhỏ dễ dàng gọi bất cứ ai b ...