Danh mục

Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học theo nội dung chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.31 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học theo nội dung chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo" làm rõ nhiệm vụ đặt ra đối với công tác giáo dục và đào tạo là phải trang bị vũ khí lý luận sắc bén cho các thế hệ học viên, sinh viên thông qua các môn học Lý luận chính trị, trong đó môn Chủ nghĩa xã hội là một trong những môn học đóng vai trò trụ cột. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học theo nội dung chương trình mới của Bộ Giáo dục và Đào tạoTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TĂNG CƯỜNG BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN CHỦ NGHĨA Xà HỘI KHOA HỌC THEO NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Nguyễn Hà Thơ Trường Đại học An ninh nhân dân Tác giả liên hệ: Nguyễn Hà Thơ, email: nguyenhatho1990@gmail.com Tóm tắt: Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời cũng là một trong những môn học giữ vị trí then chốt trong các học phần Lý luận chính trị. Môn học trang bị cho học viên những kiến thức rất quan trọng không chỉ để nhận diện các quan điểm sai trái, thù địch mà còn là công cụ, phương tiện sắc bén để những thế hệ sinh viên hiện nay và mai sau đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực có tư tưởng đối lập với chủ nghĩa xã hội. Từ khóa: bảo vệ; nền tảng tư tưởng; Đảng; giảng dạy; chủ nghĩa xã hội khoa học.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Gần một thế kỷ, kể từ khi được ra đời, thông qua nhãn quan chính trị thiên tàicủa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bằng những con đường, cách thức khác nhau chủnghĩa Mác - Lênin nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng được truyềnbá vào Việt Nam. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thời điểm đó, tuy mớinhưng đã nhanh chóng được toàn thể dân tộc ta đón nhận, trở thành ngọn hải đăngsoi sáng cho Việt Nam trong “đêm trường” của thực dân, phong kiến cùng bè lũ taysai, đưa dân tộc Việt Nam từ thân phận thuộc địa, nửa phong kiến trở thành đấtnước được tự do, độc lập, được là chủ và làm chủ về mọi mặt. Bước ngoặt chuyểnmình vĩ đại ấy chính là kết quả của sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lêninvào bối cảnh cụ thể của Việt Nam và được kết tinh bằng sự ra đời của Đảng Cộngsản Việt Nam ngày 03/02/1930 tại Hương Cảng, Cửu Long, Trung Quốc do NguyễnÁi Quốc chủ trì. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng:“Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngàynay”. Hiện nay, dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam hoàn toàn có thể ngẩng caođầu tự hào rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, chúng ta đã đạt 514 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN”được nhiều thành tựu to lớn, đủ sức để sánh vai với các quốc gia trong khu vực vàtrên thế giới. Tuy nhiên, nhiệm vụ của cách mạng không phải chỉ tập trung vào “giải thíchthế giới” mà cốt yếu phải “cải tạo thế giới”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn:“Muốn xây dựng được chủ nghĩa xã hội cần phải có con người xã hội chủ nghĩa”.Đồng thời Người cũng chỉ rõ: “Muốn có con người xã hội chủ nghĩa cần phải có tưtưởng xã hội chủ nghĩa”. Con người xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh yêu cầu trướchết là những người có tư tưởng chính trị vững vàng “tận trung với nước, tận hiếu vớinhân dân”, biết phân biệt phải, trái, đúng sai, sáng suốt, kiên định và chủ động, tíchcực cống hiến, phục vụ, biết hy sinh. Sinh viên tại các học viện, trường đại học, caođẳng ở nước ta hiện nay vừa là người kế tục sự nghiệp xây dựng đất nước, đồng thờicũng là những chủ thể quan trọng trong công cuộc bảo vệ thành quả cách mạng, tiếptục xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác giáo dục vàđào tạo là phải trang bị vũ khí lý luận sắc bén cho các thế hệ học viên, sinh viên thôngqua các môn học Lý luận chính trị, trong đó môn Chủ nghĩa xã hội là một trong nhữngmôn học đóng vai trò trụ cột.2. NỘI DUNG Môn học chủ nghĩa xã hội khoa học, theo nội dung chương trình mới được kếtcấu thành 07 chương, có những nội dung kế thừa giáo trình cũ, bên cạnh đó cũngbổ sung thêm nội dung mới, cụ thể như sau: Chương 1: Nhập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học. Đây là một trong những chươngkhá là quan trọng, thông qua nội dung của chương này cung cấp, trang bị cho ngườihọc một bức tranh tổng quan về môn học, trả lời cho học viên những câu hỏi cụ thểnhư chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Do ai sáng lập, ra đời trong hoàn cảnh nào?Đối tượng nghiên cứu của môn học là gì? Ý nghĩa của việc nghiên cứu về chủ nghĩaxã hội khoa học? Chương 2: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đây là chương giữ vị trí vaitrò rất quan trọng, được đánh giá là xương sống, là trái tim của môn Chủ nghĩa xãhội khoa học. Trong chương này, sẽ trả lời một cách đầy đủ, sinh động về giai cấpcông nhân là ai? Sứ mệnh lịch sử của họ là gì? Tại sao trong những năm 40 của thếkỷ XIX và trong thời kỳ hiện nay chỉ có giai cấp công nhân mới được lịch sử lựachọn là giai cấp duy nhất đứng ở vị trí trung tâm trên vũ đài chính trị để thực hiện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: