Tăng cường các khoản thu tài chính từ đất đai theo cơ chế thị trường tại Việt Nam
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 232.09 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Tăng cường các khoản thu tài chính từ đất đai theo cơ chế thị trường tại Việt Nam" trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến các khoản thu tài chính từ đất đai và thực trạng thực hiện thu ngân sách nhà nước từ đất đai tại Việt Nam nhằm chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước từ đất đai. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường các khoản thu tài chính từ đất đai theo cơ chế thị trường tại Việt Nam TĂNG CƯỜNG CÁC KHOẢN THU TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM TS. Phạm Phương Nam PGS. TS. Phan Thị Thanh Huyền1 1 Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Điện thoại: 0918.173.686, email: ppnam@vnua.edu.vn Tóm tắt Bài viết trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến các khoản thu tài chính từ đất đai và thực trạng thực hiện thu ngân sách nhà nước từ đất đai tại Việt Nam nhằm chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước từ đất đai. Những hạn chế chính là xác định giá đất khi giao đất, cho thuê đất chưa đảm bảo nguyên tắc phù hợp với giá thị trường; chưa có quy định điều tiết giá trị tăng thêm từ đất do Nhà nước đầu tư hay doanh nghiệp đầu tư, quy định về thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội còn bất cập, quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa phù hợp... Để tăng nguồn thu từ đất đai, cần đổi mới chính sách tài chính về đất đai; đẩy mạnh thu hồi đất theo quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để đấu giá; thay đổi thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; xây dựng hệ thống tin đất đai hiện đại; thu hồi đất cho các mục đích khác nhau phải dựa trên cơ chế thị trường về giá đất và cần có quy định phân chia giá trị tăng thêm từ đất mà không do chủ sử dụng đất đầu tư... Từ khóa: Cơ chế thị trường, đất đai, giải pháp, khoản thu, tài chính STRENGTHENING FINANCIAL REVENUES FROM LAND UNDER SOCIALST ORIENTED MARKET MECHANISM IN VIETNAM Abstract The paper presents some theoretical issues related to the financial revenues from land and the reality of the implementation of state budget revenues from land in Vietnam to point out the limitations and causes as the basis for the increasing State budget. The main limitations are determining land prices when allocating or leasing land what are not in accordance with the market price principles; there is no regulation of added value from land invested by the State or enterprises, regulations on land acquisition for implementation of socio-economic development projects are still inadequate, and regulations on collecting money inappropriate land use, land rent. In order to increase revenue from land, it is necessary to renovate land financial policies; accelerate land acquisition according to planning, create clean land fund for auction; change tax rate for non-agricultural land use; building a modern land information system; land acquisition for different purposes must be based on a market mechanism for land prices and there should be provisions for the division of added value from land that is not invested by land users. Keywords: Finance, land, market mechanism, solutions, revenues 265 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các khoản thu tài chính từ đất đai chiếm một tỷ lệ đáng kể trong ngân sách nhà nước. Khai thác hiệu quả các khoản thu tài chính từ đất đai góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù vậy, nguồn thu ngân sách từ đất đai còn chưa tương xứng với tiềm năng của nó, thất thoát còn lớn, cơ chế quản lý kinh tế đất còn nặng về hành chính, thiếu cơ chế điều tiết bằng các chính sách kinh tế, chính sách tài chính phù hợp (Thủ tướng Chính phủ, 2013). Đến nay đã có một số nghiên cứu những yếu tố tác động đến các khoản thu tài chính về đất đai. Theo Hà Thúc Viên và Phan Thị Thanh Trường (2016), thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai chịu ảnh hưởng chủ yếu từ mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (2012) chỉ ra yếu tố tác động lớn nhất đến thu ngân sách nhà nước từ đất đai đó là giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do giá đất chưa phù hợp với giá thị trường, còn thấp hơn nhiều giá đất thị trường. Theo nghiên cứu của Phạm phương Nam (2014), một trong những yếu tố tác động đến tăng thu ngân sách nhà nước từ đất đai đó là việc xác định giá khởi điểm bán đấu giá quyền sử dụng đất. Ngoài ra, theo Phạm Văn Bình (2013), thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, cụ thể là thuế suất thuế sử dụng đất ở có ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách nhà nước từ đất đai. Để khai thác khoản thu tài chính từ đất đai có hiệu quả theo Trần Đức Thắng (2011) cần quan tâm đến yếu tố tổ chức thực hiện và hoàn thiện các định về thuế thu nhập và giá đất tính thuế. Có thể nói, mỗi tác giả nghiên cứu một khía cạnh khác nhau của tài chính về đất đai, và chưa đưa ra được đánh giá tổng thể về những hạn chế, nguyên nhân trong công tác tài chính về đất đai. Do vậy, bài viết này nhằm trả lời câu hỏi: công tác tài chính về đất đai hiện nay có những mặt ưu điểm gì? Các hạn chế và nguyên nhân trong công tác tài chính về đất đai là gì? Và cần có những giải pháp gì để khắc phục các tồn tại đó để nâng cao hơn nữa các khoản thu tài chính từ đất đai đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sử dụng đất và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập từ các công trình khoa học đã được công bố trên các tạp chí, mạng internet và các tài liệu khác như văn bản quy phạm pháp luật, giáo trình, sách liên quan đến các khoản thu tài chính từ đất đai. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá để chỉ ra những mặt mạnh, những khó khăn, hạn chế của công tác tài chính về đất đai làm cơ sở đề xuất những giải pháp tăng cường các khoản thu tài chính từ đất đai, hạn chế thoát ngân sách nhà nước từ đất đai. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến tài chính về đất đai và kinh tế thị trường 3.1.1. Tài chính về đất đai ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường các khoản thu tài chính từ đất đai theo cơ chế thị trường tại Việt Nam TĂNG CƯỜNG CÁC KHOẢN THU TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM TS. Phạm Phương Nam PGS. TS. Phan Thị Thanh Huyền1 1 Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Điện thoại: 0918.173.686, email: ppnam@vnua.edu.vn Tóm tắt Bài viết trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến các khoản thu tài chính từ đất đai và thực trạng thực hiện thu ngân sách nhà nước từ đất đai tại Việt Nam nhằm chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước từ đất đai. Những hạn chế chính là xác định giá đất khi giao đất, cho thuê đất chưa đảm bảo nguyên tắc phù hợp với giá thị trường; chưa có quy định điều tiết giá trị tăng thêm từ đất do Nhà nước đầu tư hay doanh nghiệp đầu tư, quy định về thu hồi đất thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội còn bất cập, quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chưa phù hợp... Để tăng nguồn thu từ đất đai, cần đổi mới chính sách tài chính về đất đai; đẩy mạnh thu hồi đất theo quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để đấu giá; thay đổi thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; xây dựng hệ thống tin đất đai hiện đại; thu hồi đất cho các mục đích khác nhau phải dựa trên cơ chế thị trường về giá đất và cần có quy định phân chia giá trị tăng thêm từ đất mà không do chủ sử dụng đất đầu tư... Từ khóa: Cơ chế thị trường, đất đai, giải pháp, khoản thu, tài chính STRENGTHENING FINANCIAL REVENUES FROM LAND UNDER SOCIALST ORIENTED MARKET MECHANISM IN VIETNAM Abstract The paper presents some theoretical issues related to the financial revenues from land and the reality of the implementation of state budget revenues from land in Vietnam to point out the limitations and causes as the basis for the increasing State budget. The main limitations are determining land prices when allocating or leasing land what are not in accordance with the market price principles; there is no regulation of added value from land invested by the State or enterprises, regulations on land acquisition for implementation of socio-economic development projects are still inadequate, and regulations on collecting money inappropriate land use, land rent. In order to increase revenue from land, it is necessary to renovate land financial policies; accelerate land acquisition according to planning, create clean land fund for auction; change tax rate for non-agricultural land use; building a modern land information system; land acquisition for different purposes must be based on a market mechanism for land prices and there should be provisions for the division of added value from land that is not invested by land users. Keywords: Finance, land, market mechanism, solutions, revenues 265 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các khoản thu tài chính từ đất đai chiếm một tỷ lệ đáng kể trong ngân sách nhà nước. Khai thác hiệu quả các khoản thu tài chính từ đất đai góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù vậy, nguồn thu ngân sách từ đất đai còn chưa tương xứng với tiềm năng của nó, thất thoát còn lớn, cơ chế quản lý kinh tế đất còn nặng về hành chính, thiếu cơ chế điều tiết bằng các chính sách kinh tế, chính sách tài chính phù hợp (Thủ tướng Chính phủ, 2013). Đến nay đã có một số nghiên cứu những yếu tố tác động đến các khoản thu tài chính về đất đai. Theo Hà Thúc Viên và Phan Thị Thanh Trường (2016), thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai chịu ảnh hưởng chủ yếu từ mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền sử dụng đất. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung (2012) chỉ ra yếu tố tác động lớn nhất đến thu ngân sách nhà nước từ đất đai đó là giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do giá đất chưa phù hợp với giá thị trường, còn thấp hơn nhiều giá đất thị trường. Theo nghiên cứu của Phạm phương Nam (2014), một trong những yếu tố tác động đến tăng thu ngân sách nhà nước từ đất đai đó là việc xác định giá khởi điểm bán đấu giá quyền sử dụng đất. Ngoài ra, theo Phạm Văn Bình (2013), thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, cụ thể là thuế suất thuế sử dụng đất ở có ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách nhà nước từ đất đai. Để khai thác khoản thu tài chính từ đất đai có hiệu quả theo Trần Đức Thắng (2011) cần quan tâm đến yếu tố tổ chức thực hiện và hoàn thiện các định về thuế thu nhập và giá đất tính thuế. Có thể nói, mỗi tác giả nghiên cứu một khía cạnh khác nhau của tài chính về đất đai, và chưa đưa ra được đánh giá tổng thể về những hạn chế, nguyên nhân trong công tác tài chính về đất đai. Do vậy, bài viết này nhằm trả lời câu hỏi: công tác tài chính về đất đai hiện nay có những mặt ưu điểm gì? Các hạn chế và nguyên nhân trong công tác tài chính về đất đai là gì? Và cần có những giải pháp gì để khắc phục các tồn tại đó để nâng cao hơn nữa các khoản thu tài chính từ đất đai đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người sử dụng đất và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập từ các công trình khoa học đã được công bố trên các tạp chí, mạng internet và các tài liệu khác như văn bản quy phạm pháp luật, giáo trình, sách liên quan đến các khoản thu tài chính từ đất đai. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá để chỉ ra những mặt mạnh, những khó khăn, hạn chế của công tác tài chính về đất đai làm cơ sở đề xuất những giải pháp tăng cường các khoản thu tài chính từ đất đai, hạn chế thoát ngân sách nhà nước từ đất đai. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến tài chính về đất đai và kinh tế thị trường 3.1.1. Tài chính về đất đai ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoản thu tài chính Khoản thu tài chính từ đất đai Cơ chế thị trường Thu ngân sách nhà nước từ đất đai Chính sách tài chính về đất đai Thuế suất thuế sử dụng đất phi nông nghiệpGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sử dụng công cụ giá đất và định giá đất trong quản lý kinh tế đất theo cơ chế thị trường ở Việt Nam
22 trang 134 0 0 -
7 trang 63 0 0
-
Tiểu luận triết học Ý thức và vai trò của tri thức trong đời sống xã hội
21 trang 62 1 0 -
Đề cương chi tiết học phần Kinh tế học vi mô 1 (Mã học phần: KHMI1101)
11 trang 40 0 0 -
Cho phép M&A trong viễn thông theo cơ chế thị trường
3 trang 38 0 0 -
Vận dụng các nguyên tắc thị trường và quản trị tư vào quản trị công ở Việt Nam hiện nay
6 trang 37 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa
11 trang 36 0 0 -
Hướng dẫn ôn tập học kì 1 môn GDKT-PL lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng
14 trang 34 0 0 -
Chiến lược đầu tư của Bảo Việt rủi ro
3 trang 34 0 0 -
25 trang 33 0 0