Danh mục

Tăng cường giáo dục đạo đức người công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 101.86 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người công an, thể hiện qua 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân, trọng tâm là đức tính cần, kiệm, liêm, chính. Từ việc phân tích thực trạng công tác giáo dục đạo đức công an nhân dân trên hai phương diện thành tựu và hạn chế, bài viết cũng đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác này trong tình hình hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường giáo dục đạo đức người công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nayJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0018Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 150-156This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÔNG AN NHÂN DÂN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY Nguyễn Quốc Huy Phòng An ninh kinh tế, Công an Thành phố Hải Phòng Tóm tắt. Bài viết phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người công an, thể hiện qua 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân, trọng tâm là đức tính cần, kiệm, liêm, chính. Từ việc phân tích thực trạng công tác giáo dục đạo đức công an nhân dân trên hai phương diện thành tựu và hạn chế, bài viết cũng đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác này trong tình hình hiện nay. Từ khóa: Giáo dục đạo đức, công an nhân dân, cần, kiệm, liêm, chính.1. Mở đầu Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên vànhân dân. Đối với lực lượng công an, Người cũng từng căn dặn: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm,liêm, chính”. Hiện nay, đã có một bộ phận không nhỏ cán bộ, chiến sĩ công an suy thoái phẩm chấtđạo đức, lối sống, vi phạm kỉ luật Đảng, pháp luật Nhà nước, kỉ luật ngành. Chính vì thế, cần phảitiếp tục đẩy mạnh học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là học tập 6 điềudạy đối với ngành công an nhân dân. Đã có một số công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minhvề đạo đức cách mạng, đạo đức người công an nhân dân với hướng tiếp cận khác nhau. Một sốnhà nghiên cứu ngoài ngành công an đã có những công trình nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minhvề đạo đức người công an nhân dân như: PGS. Song Thành (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ ChíMinh) có bài viết: Cần, Kiệm, Liêm, Chính – cái gốc làm nên sức mạnh của người Công an nhândân [10]; PGS.TS Ngô Hữu Thảo (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) có bàiviết:“Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép” [11]... Các bài viết tập trung luận giải ý nghĩatổng quan của 6 điều Bác Hồ dạy công an nhân dân trong bối cảnh các cuộc vận động “Học tập vàlàm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phụcvụ”... Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người công an trong ngành công an có mộtsố bài viết của các tác giả: Thiếu tướng PGS. T.S Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện khoahọc Công an) với bài: Sáu điều Bác Hồ dạy và các mối quan hệ xã hội cơ bản của công an nhândân cách mạng [10]; Thiếu tướng PGS. TS Nguyễn Phùng Hồng (nguyên Phó Viện trưởng Việnkhoa học Công an) có bài: Công an nhân dân làm theo lời Bác Hồ dạy “Đối với tự mình, phải Cần,Kiệm, Liêm, Chính” trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [11]. . . Mặcdù nghiên cứu từ những góc độ khác nhau, song các tác giả đều phân tích 6 điều Bác Hồ dạy côngan nhân dân trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứuchuyên biệt về tư tưởng Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức người công an nhân dân một cáchNgày nhận bài: 16/8/2014. Ngày nhận đăng: 20/12/2014Liên hệ: Nguyễn Quốc Huy, e-mail: nguyenquochuy16667@gmail.com150 Tăng cường giáo dục đạo đức người công an nhân dân theo Tư tưởng Hồ Chí Minh...hệ thống dưới góc độ triết học, đặc biệt là ý nghĩa thời sự của nó. Bải viết này hi vọng có thể làmsáng tỏ hơn vấn đề lí luận và thực tiễn đặt ra trong quá trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh vềđạo đức người công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người công an nhân dân Hồ Chí Minh đã có sáu điều dạy chiến sĩ công an nhân dân: Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự phải thân ái, giúp đỡ. Đối với chính phủ phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép Đối với công việc phải tận tụy Đối với địch phải cương quyết, khôn khéo [5]. Hạt nhân trong sáu điều dạy ấy là tinh thần “đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính”.Con người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên và xã hội. Mối quan hệ gốc, căn bản, quyết định,chi phối các quan hệ khác chính là sự tự tu dưỡng, rèn luyện, nêu gương ở bản thân mỗi con người.Tự mình đối với bản thân mình tưởng như đơn giản nhưng lại là khó khăn nhất. Nho giáo đã đề ranhiệm vụ của người quân tử: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, đó là tiêu chí nội tại, sự tựgiác cao nhất trong việc hoàn thiện nhân cách. Lão giáo cũng đề cao yếu tố chủ quan, thuần phác,nhấn mạnh chữ: “vô vi”. Phật giáo đề cao tinh thần tự tu tập, tu dưỡng thân tâm. Theo Hồ ChíMinh: “Tự mình phải chính trước mới giúp được người khác chính. Mình không chính mà muốnngười khác chính là vô lí” [10 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: