Danh mục

Tăng cường giáo dục tài chính góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 284.85 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu trình bày việc thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển, đóng góp nhiều hơn cho giảm nghèo, phát triển kinh tế toàn diện và bền vững. Bài viết tìm hiểu, phân tích vai trò và đưa ra một số khuyến nghị về vấn đề giáo dục tài chính đối với việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường giáo dục tài chính góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC TÀI CHÍNH GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM NCS. Tô Minh Thu Học viện Ngân hàng Tóm tắt Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững. Vì vậy, phát triển tài chính toàn diện được các tổ chức phát triển quốc tế cũng như Chính phủ nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm, trong đó có Việt Nam. Nhiều chính sách và hoạt động trong khuôn khổ tài chính toàn diện đã và đang được triển khai như phát triển tài chính vi mô, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, tăng cường giáo dục tài chính đối với người dân…, qua đó thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển, đóng góp nhiều hơn cho giảm nghèo, phát triển kinh tế toàn diện và bền vững. Bài viết tìm hiểu, phân tích vai trò và đưa ra một số khuyến nghị về vấn đề giáo dục tài chính đối với việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Từ khóa: Tài chính toàn diện, giáo dục tài chính 1. Khái quát xu hướng tài chính toàn diện trên thế giới và vấn đề thực thi tại Việt Nam Trong những năm gần đây, tài chính toàn diện đã trở thành một vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội, cung cấp các dịch vụ phù hợp và thuận tiện với chi phí hợp lý cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia. Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luận chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng, mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Tài chính toàn diện đặc biệt chú trọng đến nhóm cá nhân và tổ chức chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng, người dân có thu nhập thấp, người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và doanh nghiệp siêu nhỏ. Nhận thấy tài chính toàn diện là một trong các yếu tố giúp hỗ trợ giảm nghèo, phát triển kinh tế toàn diện và bền vững, các quốc gia và tổ chức quốc tế lớn đều coi tài chính toàn diện là trọng tâm ưu tiên. Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ số đang ngày càng được chú trọng, tài chính toàn diện sẽ có cơ hội phát triển khi mà các tổ chức tín dụng có thể phát triển các kênh cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, xóa nhòa các rào cản về không gian và thời gian, cho phép cung cấp dịch vụ tài chính với chi phí rẻ hơn, tạo điều kiện cho người nghèo, người ở khu vực vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi, giúp họ cải thiện đời sống... Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Nhóm các nước G20 đều rất chú trọng đến việc hỗ trợ và thúc đẩy các quốc gia thực thi các giải pháp để đạt được mục tiêu về tài chính toàn diện. Đã có 55 nước đưa ra cam kết về thực thi tài chính toàn diện, hơn 30 nước ban hành hoặc đang xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Đứng trước xu hướng chung đó, Việt Nam đã có quan điểm và định hướng cũng như xây dựng các giải pháp để đạt được mục tiêu thúc đẩy tài chính toàn diện, nhất là trong bối cảnh công nghệ số đang tạo nên những thay đổi nhanh chóng trong các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động tài chính nói riêng, từ đó mang lại nhiều cơ hội để thực thi tài chính toàn diện nhanh 169 chóng hơn, hiệu quả hơn, với chi phí thấp hơn. Tài chính toàn diện cũng trở thành một trong những mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam tập trung và đã có nhiều chương trình và hoạt động để thúc đẩy tài chính toàn diện, điển hình như Quyết định 1726/QĐ-TTg phê duyệt đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành vào ngày 05/9/2016. Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) xây dựng Dự thảo khung chiến lược quốc gia tài chính toàn diện dự kiến trình Thủ tướng thông qua vào năm 2020. Trong đó, mục tiêu tổng quát của chiến lược này là phấn đấu đảm bảo tất cả người dân và doanh nghiệp, nhất là người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quyền tiếp cận và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức, phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, tiện lợi, nhanh chóng với mức chi phí hợp lý trên cơ sở phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. Ngoài ra, NHNNVN - cơ quan được Chính phủ giao chủ trì điều phối tài chính toàn diện tại Việt Nam và xây dựng Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện cũng đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế, các nền kinh tế thành viên APEC triển khai các nội dung hợp tác, trong đó có nội dung về giáo dục tài chính và bảo vệ người tiêu dùng. NHNNVN tích cực tham gia các chương trình, diễn đàn hợp tác về tài chính toàn diện của Quỹ Đầu tư phát triển Liên Hợp Quốc; Tiến hành thủ tục tham gia Liên minh tài chính toàn diện; Triển khai các chương trình, dự án về tài chính toàn diện của WB/Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và kiến thức về tài chính toàn diện, đồng thời tích cực hoàn thiện lộ trình xây dựng Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện... So với các nước đang phát triển, Việt Nam được đánh giá có một số lợi ...

Tài liệu được xem nhiều: