Danh mục

Tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 910.54 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (20 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung làm rõ tình hình xuất khẩu các sản phẩm trái cây của Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh một năm sau khi hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng tìm hiểu mức độ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng sản phẩm trái cây để đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm này sang thị trường EU.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu trái cây Việt Nam sang EU TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÁI CÂY VIỆT NAM SANG EU ThS. Trương Quang Minh, ThS. Trần Ánh Ngọc Trường Đại học Thương mạiTóm tắt: Bài viết tập trung làm rõ tình hình xuất khẩu các sản phẩm trái cây của ViệtNam sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU) trong bối cảnh một năm sau khi hiệp địnhthương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) có hiệu lực. Bên cạnh đó, nghiên cứu nàycũng tìm hiểu mức độ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng sản phẩm trái câyđể đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm này sang thịtrường EU. Kết quả nghiên cứu cho thấy chủ thể tham gia trong chuỗi bao gồm các hộnông dân, hợp tác xã, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nhà bán lẻ ở nước ngoài đãcó sự liên kết và chia sẻ thông tin cũng như các nguồn lực cần thiết theo chiều dọc. Tuyvậy, sự hợp tác và chia sẻ theo chiều ngang giữa các chủ thể có cùng chức năng trongchuỗi chưa cao và vì thế cần có những phương thức phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệuquả hợp tác trong các chuỗi cung ứng này.Từ khóa: Chuỗi cung ứng, EVFTA, hợp tác, trái cây, xuất khẩu IMPROVING SUPPLY CHAIN COOPERATION TO PROMOTE VIETNAM FRUIT EXPORTS TO THE EUAbstract: This study focuses on clarifying the export situation of Vietnam’s fruit productsto the European Union (EU) market in the context of one year after the free tradeagreement between Vietnam and the EU (EVFTA) came into force. In addition, it alsodelves into the level of collaboration between members in the supply chain of fruits topropose solutions to promote the export of these products to the EU market. The researchresults show that the actors in the chain including farmers, cooperatives, import-exportenterprises, and foreign retailers have linked and vertically shared information as well asother resources. However, the horizontal collaboration and sharing among actors with thesame function in the chain has not been as expected, and therefore, it requires appropriatesolutions to further improve the efficiency of cooperation in these supply chains.Keywords: Supply chain, collaboration, fruits, EVFTA, export1. Đặt vấn đề Một số nghiên cứu gần đây cho thấy người tiêu dùng tại các quốc gia châu Âu ngàycàng quan tâm và có xu hướng gia tăng tiêu dùng các sản phẩm trái cây nhiệt đới, nhất làcác loại tốt cho sức khỏe và có hương vị mới. Đồng thời, việc hiệp định thương mại ViệtNam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020 đã giúpcho nhiều loại hàng hóa của hai bên trong đó có các sản phẩm trái cây được miễn giảmthuế quan theo lộ trình. Đây là cơ hội thuận lợi để các sản phẩm trái cây nhiệt đới vốn là 441thế mạnh của Việt Nam có thể tiếp cận được với người tiêu dùng ở các thị trường đầy tiềmnăng này. Tuy nhiên, Liên minh Châu Âu (EU) cũng được biết đến là thị trường rất khắtkhe về các tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm (Gibbon,2004). Vì thế, việc nghiên cứu cách thức để nâng cao hiệu quả trồng trọt, chế biến và bảoquản các sản phẩm trái cây tươi của Việt Nam nhằm đáp ứng các quy định của thị trườngEU là cần thiết để hỗ trợ các hộ nông dân và doanh nghiệp đẩy mạnh hơn nữa năng lựcxuất khẩu sản phẩm sang các quốc gia này. Qua quá trình khảo cứu các công trình liên quan, nhóm tác giả nhận thấy sử dụngcách tiếp cận theo chuỗi cung ứng là phù hợp trong nghiên cứu về sản xuất và xuất khẩucác sản phẩm nông nghiệp nhất là khi vấn đề xác định nguồn gốc nông sản và an toàn thựcphẩm là quan trọng. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu về chuỗi cung ứng nông sản ở cácquốc gia phát triển, tuy nhiên số lượng các nghiên cứu về chuỗi cung ứng các sản phẩmnông sản ở các nước đang phát triển lại chưa được đề cập nhiều (Zakaria & cộng sự, 2014).Các nghiên cứu này cũng chưa tập trung làm mức độ hợp tác giữa các thành viên trongchuỗi cung ứng trái cây xuất khẩu. Do vậy, nghiên cứu chuỗi cung ứng các sản phẩm tráicây của Việt Nam sang thị trường EU là cần thiết để các kết quả rút ra từ nghiên cứu có giátrị đóng góp cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. Thông qua việc phân tích mối quan hệ hợptác giữa các chủ thể tham gia vào chuỗi cung ứng, nhóm nghiên cứu mong muốn có đượcđánh giá đúng về mức độ chia sẻ về thông tin, tri thức, công nghệ và các nguồn lực cầnthiết giữa các chủ thể bên trong chuỗi cung ứng sản phẩm trái cây của Việt Nam hiện nay.Việc nâng cao mức độ hợp tác và chia sẻ giữa các thành viên trong chuỗi được kỳ vọng sẽgóp phần nâng cao năng lực sản xuất, chế biến, bảo quản và cung ứng mặt hàng trái câycủa Việt Nam để phù hợp và đáp ứng được với các yêu cầu của thị trường EU.2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu2.1 Tổng quan nghiên cứu Trong khi nhiều nghiên cứu tập trung vào nhu cầu khách hàng và chất lượng sảnphẩm trong chuỗi cung ứng rau - là phần sau của chuỗi, thì bài viết “Cải thiện hợp tácchuỗi cung ứng rau: một trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam” của Ying Yang và Mai HàPhạm lại tập trung vào nhà cung cấp/ người nông dân - phần đầu của chuỗi. Bài viết trả lờicâu hỏi về vai trò của người nông dân trong chuỗi cung ứng rau và xác định phương pháptăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng rau bền vững. Người nông dân có ba lựa chọnkhi tìm kiếm sự hợp tác, đó là với thương lái, hợp đồng trực tiếp hoặc hợp tác xã. Tác giảđã chỉ ra rằng hợp tác chuỗi cung ứng là phù hợp nhất với người nông dân Việt Nam, đồngthời xác định rõ những hoạt động quan trọng cần thiết để khiến cho người nông dân camkết với hợp tác chuỗi cung ứng và cơ chế mà hợp tác xã cần phát triển. Hợp tác xã cần hiểubiết về đặc điểm và mục tiêu của người nông dân, tạo ra động lực cho họ bằng cách thốn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: