Danh mục

Tăng cường khả năng chiếm lĩnh những dạng tri thức cho học sinh trong quá trình dạy học đại số và giải tích ở trường trung học phổ thông

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 102.82 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này tác giả trình bày trình bày về một số phương thức mà giáo viên có thể sử dụng góp phần giúp học sinh chuyển hóa các dạng tri thức với nhau, trong đó có đề cập đến các tri thức thuộc phạm trù Triết học duy vật biện chứng trong quá trình dạy học Toán.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường khả năng chiếm lĩnh những dạng tri thức cho học sinh trong quá trình dạy học đại số và giải tích ở trường trung học phổ thông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 76-83 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CHIẾM LĨNH NHỮNG DẠNG TRI THỨC CHO HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Hữu Hậu Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Trong bài viết này tác giả trình bày trình bày về một số phương thức mà giáo viên có thể sử dụng góp phần giúp học sinh chuyển hóa các dạng tri thức với nhau, trong đó có đề cập đến các tri thức thuộc phạm trù Triết học duy vật biện chứng trong quá trình dạy học Toán. Với các phương thức đó sẽ góp phần thực hiện việc luyện tập các tri thức để thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động tăng cường khả năng chiếm lĩnh tri thức cho học sinh trong quá trình dạy học Đại số - Giải tích. Từ khóa: Hoạt động, tri thức phương pháp, dạy học Đại số - Giải tích.1. Mở đầu Dạy Toán là dạy hoạt động Toán học. Luận điểm này có thể hiểu như sau: Muốn dạy Toáncó hiệu quả thì nhất thiết phải cho học sinh hoạt động, chỉ bằng con đường đó mới có thể làm chohọc sinh nắm bắt tri thức một cách vững vàng. Tâm lý học và Lí luận dạy học hiện đại đã khẳngđịnh rằng, con đường có hiệu quả nhất để làm cho học sinh nắm vững kiến thức và phát triển nănglực sáng tạo là phải đưa học sinh vào vị trí của chủ thể hoạt động nhận thức. Thông qua hoạt độngtự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo. Địnhhướng phát triển năng lực người học hiện nay cũng lấy các luận điểm đó làm nền tảng. Hơn nữa, tri thức không phải là cái dễ dàng có thể cho không. Để dạy một tri thức nào đó,giáo viên thường không thể trao ngay cho học sinh điều thầy muốn dạy, cách làm tốt nhất thườnglà cài đặt tri thức đó vào những tình huống thích hợp để học sinh chiếm lĩnh nó thông qua hoạtđộng tự giác, tích cực và sáng tạo của bản thân. Thực tiễn sư phạm đã khẳng định tính đúng đắn của nhận định này. Chẳng phải những mongmuốn của thầy về sự tiếp thu của học sinh đều trở thành hiện thực. Điều này cho thấy rằng, truyềnthụ tri thức cho học sinh là việc làm không dễ nếu không có cách thức và con đường đúng đắn. Muốn học sinh chiếm lĩnh tri thức Toán học một cách vững chắc, thì con đường hợp lí nhấtlà tạo ra những tình huống dạy học, sao cho học sinh được phát huy tối đa sự chủ động trong chừngmực có thể. Không thể nào có một sự chiếm lĩnh tốt thông qua con đường thụ động. Tuy nhiên, vì những lí do khác nhau, nên không phải giáo viên nào cũng hiểu rõ và vậndụng luận điểm này. Vì vậy, đã và đang tồn tại cách dạy học theo lối truyền thụ một chiều. TrongNgày nhận bài: 25/02/2014. Ngày nhận đăng: 11/11/2014.Liên hệ: Nguyễn Hữu Hậu, e-mail: hauncsthanhhoa@gmail.com.76 Tăng cường khả năng chiếm lĩnh những dạng tri thức cho học sinh...quan niệm của nhiều giáo viên, giảng giải các kiến thức Toán học một cách chi tiết rồi sau đó chohọc sinh áp dụng xem như là đủ. Khi xem xét mối liên hệ giữa hoạt động và tri thức được quy định trong chương trình mônToán phổ thông, tác giả Nguyễn Bá Kim đã làm sáng tỏ: Tri thức, đặc biệt là tri thức phương phápvừa là điều kiện vừa là mục đích của hoạt động [1;143]. Tri thức cần phải được tạo nên một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ không tiếp thumột cách thụ động từ bên ngoài. Từ quan niệm đó, trong dạy học phải coi trọng vấn đề hình thànhcho học sinh cách học, cách tạo nên tri thức, cách tự học chứ không chỉ đơn thuần là cung cấpkiến thức. Dạy học như vậy không chỉ hình thành cho học sinh các tri thức sự vật, tri thức chuẩn,tri thức giá trị; Hệ thống tri thức phương pháp; Còn phải luyện tập các tri thức đó để nhằm tăngcường khả năng chiếm lĩnh tri thức toán học cho học sinh.2. Nội dung nghiên cứu Các loại tri thức được xét trong chương trình Toán phổ thông bao gồm: Tri thức sự vật; Trithức phương pháp; Tri thức chuẩn; Tri thức giá trị, những loại hình tri thức này là cơ sở cho hoạtđộng tư duy, hoạt động nhận thức toán học. Để nâng cao việc luyện tập các tri thức thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động tăng cường khả năngchiếm lĩnh tri thức cho học sinh chúng tôi tập trung tập trung vào một số vấn đề sau.2.1. Tri thức phương pháp Do tri thức phương pháp trong dạy học Toán đa dạng, phong phú nên khó có thể có phânloại cho các tri thức này. Tuy nhiên cần thiết đề cập các dạng tri thức phương pháp cần luyện tậpcho học sinh và cần phát hiện thông qua hoạt động giải toán sau đây. - Những tri thức phương pháp định hướng cho hoạt động: Những tri thức phương pháp tiếnhành những hoạt động toán học cụ thể; Những tri th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: