Danh mục

Tăng cường liên kết 3 nhà (nhà nước – nhà trường - nhà doanh nghiệp) trong hoạt động đào tạo nghề du lịch

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 455.78 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tăng cường liên kết 3 nhà (nhà nước – nhà trường - nhà doanh nghiệp) trong hoạt động đào tạo nghề du lịch" tập trung vào: (1) Thống nhất một số khái niệm liên quan; (2) Lý do phải liên kết 3 nhà trong dạy nghề du lịch; (3) Mục tiêu và nội dung liên kết dạy nghề du lịch; và (4) Hình thức, nguyên tắc, cơ chế và giải pháp đẩy mạnh liên kết 3 nhà trong dạy nghề du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường liên kết 3 nhà (nhà nước – nhà trường - nhà doanh nghiệp) trong hoạt động đào tạo nghề du lịch TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT 3 NHÀ (NHÀ NƯỚC – NHÀ TRƯỜNG - NHÀ DOANH NGHIỆP) TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ DU LỊCH TS. Nguyễn Văn Lưu Nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Du lịch, Nguyên Hàm Vụ trưởng Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch TÓM TẮT Tăng cường liên kết 3 nhà (Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp)trong giáo dục nghề nghiệp du lịch (còn gọi là dạy nghề du lịch) để đẩy mạnh pháttriển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực du lịch có tay nghề, đápứng yêu cầu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong bối cảnhhội nhập quốc tế sâu, rộng và thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứtư. Nội dung tham luận tập trung vào: 1) Thống nhất một số khái niệm liên quan;2) Lý do phải liên kết 3 nhà trong dạy nghề du lịch; 3) Mục tiêu và nội dung liênkết dạy nghề du lịch; và 4) Hình thức, nguyên tắc, cơ chế và giải pháp đẩy mạnhliên kết 3 nhà trong dạy nghề du lịch. TỪ KHÓA: Giáo dục nghề nghiệp (dạy nghề); Du lịch; Liên kết 3 nhà; Hìnhthức, nguyên tắc, cơ chế liên kết; và giải pháp đẩy mạnh liên kết. 1. Một số khái niệm liên quan đến tham luận: Mục này của tham luận muốn thống nhất các khái niệm cơ bản liên quan:1) Nguồn nhân lực du lịch; 2) Phát triển nguồn nhân lực du lịch; 3) Giáo dục nghềnghiệp du lịch; và 4) Năng lực nghề nghiệp du lịch. Mục đích của việc này khôngphải giải thích một cách hàn lâm các khái niệm, mà chỉ để thống nhất nội hàm của4 khái niệm chính đề cập đến trong tham luận, bớt đi những tranh cãi khó kết thúcđể tập trung vào chủ đề tham luận. Khái niệm đầu tiên cần thống nhất là nguồn nhân lực du lịch. Có thể hiểunguồn nhân lực du lịch là chủ thể tạo ra các yếu tố cấu thành cung du lịch (trừ tàinguyên du lịch tự nhiên không do nguồn nhân lực du lịch tạo ra, nhưng được bàntay con người vun đắp, tu bổ, hoàn thiện và phát triển). Chủ thể này là nhữngngười đang làm du lịch và sẽ làm du lịch. Chỉ có thể tạo được cung du lịch và pháttriển du lịch nhanh, bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện,nhất là trước tác động đa chiều với tốc độ cao của cuộc cách mạng công nghiệp4.0 (CMCN 4.0), nếu có một nguồn nhân lực du lịch đủ về số lượng, đảm bảo vềchất lượng và hợp lý về cơ cấu, có trách nhiệm cao với ngành du lịch và đất nước,gồm đông đảo công nhân, nhân viên lành nghề, những nhà khoa học, công nghệ Hội thảo “Đánh giá chất lượng lao động nghề du lịch của Việt Nam” Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội 96du lịch tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát,những nhà lãnh đạo, quản lý tận tuỵ, biết nhìn xa trông rộng và có khả năng hộinhập quốc tế. Căn cứ mối liên hệ với đối tượng lao động du lịch (khách du lịch), nguồnnhân lực du lịch được chia thành hai nhóm: Nguồn nhân lực du lịch trực tiếp vànguồn nhân lực du lịch gián tiếp. Nguồn nhân lực du lịch trực tiếp bao gồm nhữngngười làm công việc trực tiếp phục vụ khách du lịch như trong khách sạn, nhàhàng, lữ hành, vận chuyển du lịch, cửa hàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, cơ quanquản lý du lịch… Nguồn nhân lực du lịch gián tiếp bao gồm những người làmcông việc cung ứng, hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp phục vụ khách du lịch như:Cung ứng thực phẩm cho khách sạn nhà hàng, cung ứng hàng hoá cho các cửahàng bán lẻ phục vụ khách du lịch, các dịch vụ của Chính phủ hỗ trợ phát triển dulịch, giáo dục, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, xây dựng khách sạn, sản xuấtphương tiện vận tải du lịch, các trang thiết bị phục vụ khách du lịch… Nguồnnhân lực du lịch trực tiếp phục vụ khách du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong nguồnnhân lực du lịch (khoảng 80 – 85%), có ảnh hưởng trực tiếp và cụ thể nhất đếnchất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Khái niệm thứ hai cần thống nhất là “Phát triển nguồn nhân lực du lịch”.Khái niệm này có thể hiểu là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách vàbiện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thểchất và phẩm chất tâm lý - xã hội) làm gia tăng số lượng và điều chỉnh cơ cấunguồn nhân lực du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch trong từng giaiđoạn phát triển. Phát triển nguồn nhân lực du lịch bao hàm quá trình giáo dụcnghề nghiệp du lịch (vẫn quen gọi là đào tạo nghề du lịch), giáo dục đại học dulịch (vẫn quen gọi là đào tạo đại học và trên đại học du lịch); bồi dưỡng về kiếnthức chung liên quan nghề nghiệp, kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp,văn hóa và sức khỏe nghề nghiệp; sử dụng, bảo hiểm và đãi ngộ nguồn nhân lựcdu lịch. Tham luận này tập trung vào giáo dục nghề nghề nghiệp du lịch (dạy nghềdu lịch). Khái niệm thứ ba là giáo dục nghề nghiệp du lịch: Theo khoản 1, điều 3Luật Giáo dục nghề nghiệp (năm 2014) của Việt Nam thì “Giáo dục nghềnghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơcấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệpkhác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinhdoanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đàotạo thường xuyên”. Áp dụng vào lĩnh vực du lịch thì giáo dục nghề nghiệp du lịchcó thể hiểu là một bậc học của hệ thống giáo dục du lịch nhằm đào tạo trình độ sơ Hội thảo “Đánh giá chất lượng lao động nghề du lịch của Việt Nam” Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – 58 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội 97cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đ ...

Tài liệu được xem nhiều: