Danh mục

Tăng cường thu hút FDI trong bối cảnh bình thường mới: Thực trạng và khuyến nghị

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 596.09 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Tăng cường thu hút FDI trong bối cảnh bình thường mới: Thực trạng và khuyến nghị" đánh giá thực trạng dòng vốn FDI toàn cầu trong giai đoạn 2022 - 2023 cũng như thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong cùng giai đoạn. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút dòng vốn FDI thế hệ mới vào Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường thu hút FDI trong bối cảnh bình thường mới: Thực trạng và khuyến nghị KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 23. TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TRONG BỐI CẢNH BÌNH THƯỜNG MỚI: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ TS. Phùng Thanh Quang*, Nguyễn Thị Phương Thảo* Vũ Thị Minh Anh*, Ngô Thị Diệu Hương* Tóm tắt Năm 2023 là một năm đầy biến động với nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng khôngphải là ngoại lệ. Bối cảnh quốc tế bất ổn với nhiều yếu tố bất định và rủi ro đã làm cho dòngvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu có sự phân hóa rõ nét, với sự suy giảm đángkể tại các nền kinh tế đang phát triển. Với độ mở kinh tế cao, dòng vốn FDI ngày càng cóvai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế,tạo công ăn việc làm tại Việt Nam. Dù gặp không ít khó khăn và thử thách, nhưng năm 2023,Việt Nam đã ứng phó linh hoạt và hiệu quả trước các “cơn gió ngược” để tiếp tục xu hướngphục hồi tích cực, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng… Trongđó, thu hút FDI là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam năm 2023 với mức giải ngân cao kỷlục đạt 23,18 tỷ USD. Bài viết sẽ đánh giá thực trạng dòng vốn FDI toàn cầu trong giai đoạn2022 - 2023 cũng như thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong cùng giai đoạn. Trên cơ sởđó, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường thu hút dòng vốn FDI thế hệmới vào Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam, bình thường mới1. GIỚI THIỆU Đầu tư nước ngoài (FDI) có vai trò thiết yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Đâylà ngoại lực bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập kinhtế quốc tế. Đại dịch Covid-19 là nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tronghơn hai năm (2020 - 2022), đồng thời cũng là nguyên nhân chính khiến dòng vốn đầu tư trực* Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 335KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAtiếp nước ngoài gặp nhiều biến động. Trước đại dịch Covid-19, dòng vốn FDI vào Việt Namliên tục tăng trưởng trong nhiều năm, đặc biệt vào năm 2019, tổng vốn đầu tư nước ngoàiđăng ký vào Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 38.02 tỷ USD. Tuy nhiên, dòng vốn FDI năm 2020đã có sự giảm mạnh (25%) so với năm 2019, xuống còn 28.53 tỷ USD. Sau đại dịch, vượtqua những khó khăn, bất ổn của bối cảnh kinh tế thế giới, Việt Nam tiếp tục vươn mình trởthành điểm sáng về thu hút FDI toàn cầu. Tính chung cả năm 2023, tổng vốn FDI đăng kývào Việt Nam đạt 36.6 tỷ USD, đứng trong Top 25 quốc gia thu hút FDI lớn nhất toàn cầu(UNCTAD, 2024). Bài viết đánh giá thực trạng dòng vốn FDI toàn cầu và tại Việt Nam giaiđoạn 2022 - 2023, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thu hút dòng vốn FDI thế hệ mới, gópphần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới.2. THỰC TRẠNG DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TOÀN CẦU NĂM 2023 Trong năm 2023, cuộc xung đột Nga - Ukraine và cuộc chiến tranh Israel - Hamas đã tácđộng đáng kể đến môi trường kinh doanh toàn cầu, gây ra cuộc khủng hoảng lương thực,năng lượng và tài chính tại nhiều quốc gia. Sự không chắc chắn của hoạt động đầu tư đã tạoáp lực là giảm sút hoạt động thu hút FDI trên phạm vi toàn cầu. Theo Báo cáo “Đầu tư quốctế WIR 2023” của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu tăng nhẹ 3% với con số ước tính 1,37 nghìn tỷ USD. Sựgia tăng tổng thể này chủ yếu được thúc đẩy bởi một số nền kinh tế “ống dẫn” ở châu Âu,những quốc gia thường đóng vai trò trung gian để luân chuyển dòng vốn FDI đến các quốcgia khác. Đáng chú ý là khi loại trừ dòng vốn này thì FDI toàn cầu năm 2023 giảm mạnh18%. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch trong xu hướng đầu tư nước ngoài quan trọng bao gồmtái cấu trúc kinh tế toàn cầu, phi toàn cầu hóa và tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu cũnglà những nguyên nhân làm xáo trộn dòng vốn FDI trên thế giới. Báo cáo của UNCTAD cũngbày tỏ mối lo ngại về sự sụt giảm trong các dự án mới được công bố về đầu tư quốc tế trongnăm 2023. Đặc biệt, các dự án sáp nhập xuyên biên giới (M&A) có sự sụt giảm ở mức 16%so với năm 2022. Trong khi đó, các hoạt động đầu tư mới (Greenfield) giảm 6% về số lượngnhưng tăng 6% về giá trị đầu tư, một phần giá trị này đến từ hoạt động sản xuất.336 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI Hình 1. Xu hướng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2023 Đơn vị tính: tỷ USD, % Nguồn: UNCTAD (2023) Hình 1 cho thấy, trong năm 2023, dòng vốn FDI toàn cầu có sự sụt giảm rõ rệt. Sau khisụt giảm mạnh mẽ và toàn diện vào thời kỳ đại dịch Covid-19 (2019 - 2020). FDI toàn cầu cóxu hướng phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, khi dòng vốn đổ vào các nền kinh tế đều ghinhận sự tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, có vẻ như sự phục hồi này không kéo dài và đang cóxu hướng chậm lại trong năm 2022 - 2023. Theo số liệu của UNCTAD, nếu như năm 2019,tổng giá trị dòng vốn FDI toàn cầu đạt khoảng 1.500 tỷ USD, thì đến năm 2020, con số nàyđã giảm hơn 1/3, xuống dưới 1.000 tỷ USD, và đến năm 2021 có sự phục hồi mạnh mẽ lênhơn 1.600 tỷ USD, nhưng đến năm 2022 lại giảm về 1.300 tỷ USD và năm 2023 cũng kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: