Tăng cường tính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam khi gia nhập TPP
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 307.18 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Công khai, minh bạch đang là một tiêu chí quan trọng để Việt Nam bước chân ra “biển lớn” châu Á - Thái Bình Dương. Song, theo nhận định của nhiều nhà lý luận và thực tiễn thì minh bạch và trách nhiệm giải trình thực sự là một thách thức với Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam, rút ra các nguyên nhân của thực trạng đó và đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường tính minh bạch của hệ thống này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường tính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam khi gia nhập TPP TĂNG CƯỜNG TÍNH MINH BẠCH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TPP TS. Trương Thị Hoài Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Công khai, minh bạch đang là một tiêu chí quan trọng để Việt Nam bước chân ra “biển lớn” châu Á - Thái Bình Dương. Song, theo nhận định của nhiều nhà lý luận và thực tiễn thì minh bạch và trách nhiệm giải trình thực sự là một thách thức với Việt Nam. Có một thực tế ở Việt Nam là mặc dù tồn tại rất nhiều loại báo cáo, song, không thể biết một cách chính xác các con số quan trọng như nợ xấu, ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản) và có khi cũng không biết ai thực sự là ông chủ của ngân hàng. Bài viết phân tích thực trạng minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam, rút ra các nguyên nhân của thực trạng đó và đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường tính minh bạch của hệ thống này. Từ khóa: TPP, hệ thống ngân hàng, minh bạch. 1. TPP và ngành ngân hàng của Việt Nam Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans- Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một Hiệp định thương mại tự do với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 03/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước sáng lập Singapore, Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4). Cho đến nay, đã có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP, bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản. Các nước tham gia đàm phán xem TPP là một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) toàn diện và với tiêu chuẩn cao, gồm cả những cam kết cao hơn các mức cam kết đã được thiết lập trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các nền kinh tế tham gia vào TPP này đóng góp 40% GDP toàn cầu và 30% thương mại thế giới. 601 Bước chân vào TPP, những cơ hội mở ra cho ngành ngân hàng của Việt Nam có thể nhìn thấy là (1) Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh; hệ thống ngân hàng có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn do vị thế của Việt Nam sẽ cải thiện nhiều sau khi gia nhập TPP; (2) Hiệp định TPP sẽ tạo triển vọng cho ngành thương mại Việt Nam đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra cơ hội cho các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đồng hành hỗ trợ vốn, dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong tương lai; (3) Lĩnh vực tài chính - ngân hàng sẽ được mở rộng hơn theo các cam kết chung nên Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành ngân hàng - một ngành cần vốn, công nghệ và năng lực quản lý điều hành cao; việc tham gia sâu rộng của nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tạo điều kiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các ngân hàng nội địa. Đây có thể là những cơ sở để phát triển ngành ngân hàng Việt Nam trong tương lai. Dịch vụ tài chính - ngân hàng là mảng hoạt động thương mại mà mức độ mở cửa thị trường là hạn chế và dè dặt nhất. Lần đầu tiên Việt Nam biết đến khái niệm cam kết mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng là trong đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ, trong đó dịch vụ tài chính - ngân hàng đã làm quá trình đàm phán kéo dài mất 4 năm mới được hoàn tất. Sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ được ký kết vào năm 2000, Việt Nam cũng chỉ mở một cánh cửa hẹp cho Mỹ tham gia vào cung ứng dịch vụ ngân hàng - tài chính cùng nhiều quy định hạn chế. Trong khi đó, tham gia TPP, Việt Nam phải cam kết mở rộng ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng với mức độ sâu hơn, xóa bỏ dần các điều kiện tiếp cận thị trường tài chính - ngân hàng và không chỉ cam kết với riêng Mỹ mà với 12 nước có trình độ phát triển khác nhau nên tác động của việc mở cửa dịch vụ tài chính - ngân hàng cũng sẽ lớn hơn. Cụ thể, phần lớn các nước tham gia đàm phán TPP có thị trường tài chính - ngân hàng rất phát triển (Hoa Kỳ, Australia, Singapore) hoặc đã mở cửa cho sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài (New Zealand) hoặc lợi ích sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi việc mở cửa thị trường tài chính ngân hàng (Brunei) sẽ tạo những khó khăn nghiêm trọng trong những thỏa thuận mở cửa thị trường trong khuôn khổ đàm phán TPP. Hơn nữa, các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ và Australia sẽ có nhiều thuận lợi khi đưa ra những yêu cầu cao về mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng, vô hình chung tạo sức ép cạnh tranh đối với các nước đang phát triển (Chi Lê, Mexico, Malaysia), trong đó có Việt Nam. 602 Các nguy cơ trên sẽ bị nhân lên khi đặt trong bối cảnh hiện tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng cường tính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam khi gia nhập TPP TĂNG CƯỜNG TÍNH MINH BẠCH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TPP TS. Trương Thị Hoài Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Công khai, minh bạch đang là một tiêu chí quan trọng để Việt Nam bước chân ra “biển lớn” châu Á - Thái Bình Dương. Song, theo nhận định của nhiều nhà lý luận và thực tiễn thì minh bạch và trách nhiệm giải trình thực sự là một thách thức với Việt Nam. Có một thực tế ở Việt Nam là mặc dù tồn tại rất nhiều loại báo cáo, song, không thể biết một cách chính xác các con số quan trọng như nợ xấu, ROA (lợi nhuận trên tổng tài sản) và có khi cũng không biết ai thực sự là ông chủ của ngân hàng. Bài viết phân tích thực trạng minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam, rút ra các nguyên nhân của thực trạng đó và đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường tính minh bạch của hệ thống này. Từ khóa: TPP, hệ thống ngân hàng, minh bạch. 1. TPP và ngành ngân hàng của Việt Nam Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans- Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một Hiệp định thương mại tự do với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 03/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước sáng lập Singapore, Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4). Cho đến nay, đã có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP, bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản. Các nước tham gia đàm phán xem TPP là một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) toàn diện và với tiêu chuẩn cao, gồm cả những cam kết cao hơn các mức cam kết đã được thiết lập trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các nền kinh tế tham gia vào TPP này đóng góp 40% GDP toàn cầu và 30% thương mại thế giới. 601 Bước chân vào TPP, những cơ hội mở ra cho ngành ngân hàng của Việt Nam có thể nhìn thấy là (1) Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới tạo thuận lợi cho hệ thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và gia tăng cơ hội kinh doanh; hệ thống ngân hàng có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn ủy thác trên thế giới với chi phí thấp hơn do vị thế của Việt Nam sẽ cải thiện nhiều sau khi gia nhập TPP; (2) Hiệp định TPP sẽ tạo triển vọng cho ngành thương mại Việt Nam đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra cơ hội cho các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đồng hành hỗ trợ vốn, dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong tương lai; (3) Lĩnh vực tài chính - ngân hàng sẽ được mở rộng hơn theo các cam kết chung nên Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành ngân hàng - một ngành cần vốn, công nghệ và năng lực quản lý điều hành cao; việc tham gia sâu rộng của nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tạo điều kiện mở rộng hợp tác, nâng cao năng lực quản trị và tài chính cho các ngân hàng nội địa. Đây có thể là những cơ sở để phát triển ngành ngân hàng Việt Nam trong tương lai. Dịch vụ tài chính - ngân hàng là mảng hoạt động thương mại mà mức độ mở cửa thị trường là hạn chế và dè dặt nhất. Lần đầu tiên Việt Nam biết đến khái niệm cam kết mở cửa dịch vụ tài chính ngân hàng là trong đàm phán Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ, trong đó dịch vụ tài chính - ngân hàng đã làm quá trình đàm phán kéo dài mất 4 năm mới được hoàn tất. Sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Mỹ được ký kết vào năm 2000, Việt Nam cũng chỉ mở một cánh cửa hẹp cho Mỹ tham gia vào cung ứng dịch vụ ngân hàng - tài chính cùng nhiều quy định hạn chế. Trong khi đó, tham gia TPP, Việt Nam phải cam kết mở rộng ngành dịch vụ tài chính - ngân hàng với mức độ sâu hơn, xóa bỏ dần các điều kiện tiếp cận thị trường tài chính - ngân hàng và không chỉ cam kết với riêng Mỹ mà với 12 nước có trình độ phát triển khác nhau nên tác động của việc mở cửa dịch vụ tài chính - ngân hàng cũng sẽ lớn hơn. Cụ thể, phần lớn các nước tham gia đàm phán TPP có thị trường tài chính - ngân hàng rất phát triển (Hoa Kỳ, Australia, Singapore) hoặc đã mở cửa cho sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài (New Zealand) hoặc lợi ích sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi việc mở cửa thị trường tài chính ngân hàng (Brunei) sẽ tạo những khó khăn nghiêm trọng trong những thỏa thuận mở cửa thị trường trong khuôn khổ đàm phán TPP. Hơn nữa, các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ và Australia sẽ có nhiều thuận lợi khi đưa ra những yêu cầu cao về mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng, vô hình chung tạo sức ép cạnh tranh đối với các nước đang phát triển (Chi Lê, Mexico, Malaysia), trong đó có Việt Nam. 602 Các nguy cơ trên sẽ bị nhân lên khi đặt trong bối cảnh hiện tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hệ thống ngân hàng Hiệp định TPP Dịch vụ tài chính ngân hàng Thị trường tài chính ngân hàng Tái cấu trúc hệ thống ngân hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc An Giang
31 trang 165 0 0 -
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 5: Kế toán các nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng
13 trang 151 0 0 -
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn bằng việc củng cố thị phần trong phân phối
61 trang 148 0 0 -
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính II
75 trang 140 0 0 -
124 trang 99 0 0
-
26 trang 60 0 0
-
Khủng hoảng nợ công trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
15 trang 56 0 0 -
57 trang 47 0 0
-
21 trang 41 0 0
-
Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại
22 trang 35 0 0