Danh mục

Tầng đầu địa ngục - Phần 29

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 56.50 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nerzhin đến giúp Potapov chế tạo cái bánh ngọt. Trong những năm dài đói khát vì bị quân Đức bắt làm tù binh rồi ở tù trong những nhà tù Xô Viết, Potapov đã học được sự thật là ăn không phải là một cái gì đáng để cho con người xấu hổ, chê bỏ, chán ghét, ngược lại, ăn là một thống khoái của đời sống, ăn là tinh hoa của đời sống con người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tầng đầu địa ngục - Phần 29 Phần 29 Chuyện vặt trong tù Nerzhin đến giúp Potapov chế tạo cái bánh ngọt. Trong những năm dài đói khát vì bịquân Đức bắt làm tù binh rồi ở tù trong những nhà tù Xô Viết, Potapov đã học được sựthật là ăn không phải là một cái gì đáng để cho con người xấu hổ, chê bỏ, chán ghét,ngược lại, ăn là một thống khoái của đời sống, ăn là tinh hoa của đời sống con người. Tôi muốn biết thì giờ Qua những bữa ăn… Ăn sáng, ăn trưa, ăn tối… Người kỹ sư điện cao thế hát nho nhỏ. Mặc dù anh đã dâng hiến trọn vẹn cuộc đờicho những dòng điện tới cả ngàn kilowatt, Potapov, nhờ khéo tay và thông minh, rấtsớm đã trở thành một chuyên viên nấu bếp cừ khôi: anh có thể chế tạo những chiếcbánh cam bằng vỏ khoai tây và trong Viện Mavrino, anh nổi tiếng với tài làm bánhngọt và những món tráng miệng. Lúc này, Potapov đang bận rộn trước hai cái bàn nhỏ kê liền lại, đặt giữa giườnganh và giường của Pryanchikov. Khi Nerzhin tới Potapov đang long trọng pha sữa đặc,sô-cô-la và hai quả trứng gà (đa số những món này do Rubin cung cấp, Rubin thườngđược nhận được đồ tiếp tế và bao giờ cũng ăn chung với anh em) thành một thứ dungdịch không có tên trong ngôn ngữ của nhân loại. Potapov đưa ra nhận xét là Nerzhinđến muộn và sau đó, ra lệnh cho Nerzhin đi tìm ngay hai cái ly sắt có thể dùng làmkhuôn bánh. Nerzhin đề nghị để anh đi mượn hai cái ca dùng để cạo râu, anh sẽ rửa haicái ca sắt này bằng nước nóng. Cảnh nghỉ ngơi thảnh thơi của ngày Chủ nhật ngự trị trên gian phòng đầy nhữnggiường ngủ. Nhiều người nằm trên giường nói chuyện với bạn, nhiều người khácđang đọc sách, những mẩu đối thoại bay đi, bay lại quanh họ. Nhiều người khác nằmyên, hai tay đặt dưới đầu, nhìn ngay lên trần phòng. Tất cả những thứ tiếng ấy hòa hợp thành một âm thanh hỗn độn. Tù nhân Zemelya, nằm phây phây trên chiếc giường trên, anh bận quần cụt, ở trần,tay mân mê những sợi lông trên ngực, miệng mỉm nụ cười vui và hiền lành thườngtrực, đang kể một câu chuyện với tù nhân Miska Mordvin nằm cách anh hai giường: Nếu chú muốn biết sự thật… Tất cả những bê bối này bắt đầu bằng một nửađồng kopeck. [1] Sao? Liên can gì đến đồng kopeck? Trước đây, trong năm 1926, 1928 gì đó – năm đó chú còn nhỏ xíu – ở trước nhữngghi-sê phát tiền người ta có treo tấm bảng Nhớ lấy cả những đồng một nửa kopecktiền lẻ. Thời đó có đồng nửa kopeck. Bọn phát tiền có bổn phận phải trả đủ cả từngđồng. Đó là thời thanh bình… Thời đó không có chiến tranh sao? Không có chiến tranh – chú có thể tưởng tượng được không? Đó là thời trướcchiến tranh. Thanh bình. Phải đó, thanh bình. Trong những công sở người ta làm việcsáu tiếng đồng hồ một ngày, không phải làm quá nhiều giờ như bây giờ. Và mọi việcđều êm đẹp. Mọi người làm việc tốt. Chỉ cần chú phải làm việc thêm mười lăm phútlà người ta trả chú tiền phụ trội liền. Chú nghĩ coi cái gì biến mất trước nhất? Nhữngđồng nửa kopeck. Tình trạng bê bối bắt đầu. Rồi đến những đồng tiền biến mất. Tớinăm 1930, những đồng bạc biến nốt. Không còn tiền lẻ nữa. Đôi khi, họ không thèmtrả chú cả những đồng ruble lẻ. Kể từ đó, những sai lầm theo nhau đến. Ở ngoài phố,bọn hành khất không thèm hỏi xin đồng kopeck nữa, họ nói: Bạn công dân, cho tôimột đồng ruble…. Khi lãnh tiền lương do nhà nước trả, chú chớ dại mà đòi họ trảcho chú cả những đồng kopeck ghi trên sổ lương – họ sẽ cười vào mũi chú, họ sẽ gọichú là… đồ bần tiện, bủn xỉn. Nhưng họ đã lầm: đồng nửa kopeck tuy nhỏ nhưng nótượng trưng cho sự lương thiện của con người, cho sự kính trọng con người. Nói cáchkhác, họ coi thường con người, họ đái lên đầu con người. Không ai đòi hỏi quyềnđược hưởng những đồng nửa kopeck. Và con người mất giá trị vì thế. Trên một chiếc giường khác, một tù nhân đang đọc sách ngừng lại để nói với ngườinằm ở giường bên: Chính phủ của Nga Hoàng thối nát. Một chính phủ yếu xìu như thế không đổ saođược. Anh nghe này: Một thiếu phụ cách mạng tuyệt thực trong tám ngày để bắt mộtanh quản đốc nhà tù phải xin lỗi… [2] . Và anh quản đốc ngu đần này chịu xin lỗi…Bây giờ làm gì có ai dám nghĩ đến chuyện đòi Quản đốc Nhà tù Krasnaya Presnya xinlỗi…? Bây giờ họ sẽ nhét thức ăn vào ruột bà ta vào ngày tuyệt thực thứ ba. Sau đó, họcho bà ta thêm một hạn tù nữa vì tội khiêu khích. Anh đọc chuyện đó ở đâu vậy? Trong tiểu thuyết của Gorki. Tù nhân Dvoyetyosov nằm gần đó ngóc đầu lên: Ai đọc Gorki đó? Tôi. Đọc làm chi vậy? Đọc để biết chuyện ngày xưa ra sao, cũng có lợi lắm chứ. Như những chi tiếtGorki tả về khám đường Niznhy Novgrod chẳng hạn. Ở khám đường này, anh có thểbắc thang trèo qua tường mà không ai ngăn cản anh hết. Anh có thể tưởng tượng nổichuyện ấy không? Về bọn giám thị thì Gorki tả cho ta biết rằng họ có súng lục nhưnglâu quá không được dùng đến nên súng rỉ hết, họ chỉ có thể dùng súng vào việc thaybúa đóng đinh lên vách. Biết được những chuyện ấy cũng có lợi lắm chứ? Ở bên dưới họ, đề tài thảo luận được nói đến luôn trong những nhà tù đang đượcnhiều người tham dự. Đó là đề tài Người ta nên ở tù lúc nào nhất? Cách đặt câu hỏinày cho người ta thấy quan niệm chung là ở đời này không ai tránh khỏi việc ở tù,chẳng sớm thì muộn ai cũng phải tù. Những người ở tù thường có khuynh hướngphóng đại số người ở tù. Thực ra hiện giờ chỉ có khoảng từ mười hai triệu đến mườilăm triệu người đang ở tù song những tù nhân tin rằng có tới hai mươi triệu đến bamươi triệu người đang ở tù. Họ cho rằng bên ngoài nhà tù gần như không còn đàn ôngnữa. Câu hỏi Người ta nên ở tù lúc nào nhất? ngụ ý muốn hỏi người ta nên ở tù khicòn trẻ hay ở tù khi đã già? Nhiều tù nhân thường là những anh trẻ. Ở tù trẻ, người tacó dịp tìm biết nghĩa lý của đời sống, biết những gì có giá trị thực trong đời và nhữnggì tầm thường, để tới năm ba mươi nhăm tuổi, sau khi đã ở tù mười năm, người đànông vừa trưởng thành có thể xây dựng đời mình trên những căn bản hiểu biết khônngoan và ...

Tài liệu được xem nhiều: