Tăng huyết áp hệ thống động mạch ( Hypertension) (Kỳ 5)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng huyết áp hệ thống động mạch ( Hypertension) (Kỳ 5) Tăng huyết áp hệ thống động mạch ( Hypertension) (Kỳ 5) PGS.TS. Ng.Phú Kháng (Bệnh học nội khoa HVQY) 6. Một số thể bệnh tăng huyết áp thứ phát thường gặp. 6.1. Hẹp eo động mạch chủ: - Vị trí hẹp hay gặp ở ngay dưới chỗ phân chia ra động mạch dưới đòntrái; nghe thấy tiếng thổi tâm thu ở dưới đòn trái và nách trái. - Huyết áp chi trên cao hơn chi dưới; huyết áp tâm thu tăng cao, huyếtáp tâm trương hạ thấp giống như triệu chứng huyết áp của bệnh hở van độngmạch chủ. - Tuần hoàn bên theo động mạch liên sườn (có thể nghe thấy tiếng thổitâm thu hoặc sờ thấy rung miu). - Siêu âm hoặc chụp động mạch chủ cản quang xác định vị trí và mứcđộ hẹp để chỉ định phẫu thuật. 6.2. U tủy thượng thân (pheochromocytome): U tế bào ưa crome, hay gặp ở tủy thượng thân và hạch giao cảm;những tế bào này tăng tiết adrenalin và noradrenalin gây co mạch tăng huyếtáp với đặc điểm từng cơn (thường là cơn kịch phát), kèm theo tăng đườngmáu và tăng bạch cầu ưa axit (E), tăng các sản phẩm chuyển hoá củacatecholamin ở trong nước tiểu. Xác định khối u bằng siêu âm, chụp CT-scanner hoặc MRI tuyến thượngthân để chỉ định phẫu thuật. 6.3. Hẹp động mạch thân: Tăng huyết áp do hẹp động mạch thân luôn nặng, kháng thuốc điều trị,nghe ở vùng cạnh rốn có tiếng thổi tâm thu. Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của tăng huyết áp do hẹp động mạchthân giai đoạn về sau là suy thân mạn tính (tăng urê và creatinin máu, proteinniệu, thiếu máu, tăng K+ máu...). Siêu âm Doppler động mạch thân hẹp thấy tăng tốc độ dòng máu, tăngchỉ số trở kháng (RI) > 0,70; chụp động mạch thân cản quang chọn lọc xácđịnh được vị trí hẹp và mức độ hẹp của động mạch thân để chỉ định phẫuthuật. 6.4. Bệnh và hội chứng Cushing: Bệnh tuyến yên tăng tiết ACTH kích thích lớp vỏ tuyến thượng thân pháttriển thành u tăng tiết cortison được gọi là bệnh Cushing; nếu vỏ tuyến thượngthân có u tự phát gọi là hội chứng Cushing. Tăng huyết áp thường kèm theo biểu hiện lâm sàng: mặt to tròn (mặttrăng), bụng to, mọc râu, vết rạn ở bụng, đùi... , tăng đường máu. Nếu chỉ tăng chức năng vỏ thượng thân thì xét nghiệm định lượng nồngđộ cortison máu và niệu thấy tăng cao. Nếu có u thì siêu âm, chụp ST-scanner,MRI thượng thân, sọ não sẽ giúp chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật. 6.5. Cơn tăng huyết áp kịch phát: Khi huyết áp tâm thu ≥ 220 mmHg và hoặc HA tâm trương ≥ 120mmHgthì được gọi là tăng huyết áp kịch phát. Tăng huyết áp kịch phát có thể gặp ở bệnh nhân tăng HA vô căn hoặc tăngHA thứ phát. Tăng huyết áp kịch phát có nhiều thể bệnh; tiên lượng phụ thuộc vàonhững biến chứng do cơn tăng huyết áp kịch phát gây ra (ví dụ như: nhồi máu cơtim cấp, đột qụy não...). Cơn tăng huyết áp kịch phát là cấp cứu nội khoa thường gặp, khi điềutrị phải hạ dần huyết áp cho đến khi đạt mục đích điều trị: Ví dụ: Adalat gel 10mg x 1 nang, dùng kim chọc thngr nang thuốc rồi nhỏtừng giọt dưới lưỡi. Hoặc cho tiêm lasix 20mg x 1-2 ống, tiêm bắp thịt hoặc tiêmtĩnh mạch chậm. Hoặc cho thêm: seduxen 5mg x 1-2 ống tiêm bắp thịt. Khi huyết áp về 140/90 mmHg (nếu không có đột qụy não) 160-180/90-100 mmHg (nếu có đột qụy não) thì lựa chọn một trong những số thuốc chốngtăng huyết áp dạng viên để uống duy trì.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh nội khoa bệnh tim mạch đại cương tim mạch học bệnh học nội khoa Tăng huyết áp hệ động mạchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Ứng dụng kỹ thuật máy học vào phân loại bệnh tim
9 trang 215 0 0 -
Tài liệu học tập Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền
1503 trang 151 5 0 -
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 1
36 trang 115 0 0 -
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa - Trường CĐ Y tế Bình Dương
143 trang 85 1 0 -
4 trang 84 0 0
-
7 trang 76 0 0
-
Sổ tay Hướng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa: Phần 2
179 trang 70 0 0 -
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm ở một số bệnh nội khoa mạn tính
7 trang 70 0 0 -
5 trang 68 1 0
-
Giáo trình Điều trị học nội khoa: Phần 1 - NXB Quân đội Nhân dân
385 trang 63 0 0 -
19 trang 61 0 0
-
Điều trị học nội khoa - châu ngọc hoa
403 trang 60 0 0 -
97 trang 47 0 0
-
Bài giảng Giải phẫu học: Hệ tuần hoàn - ThS.BS. Nguyễn Hoàng Vũ
71 trang 40 0 0 -
6 Dấu hiệu thường gặp trong bệnh tim mạch
5 trang 39 0 0 -
Báo cáo Lợi ích của phòng ngừa tiên phát bằng statin: Thấy gì qua nghiên cứu JUPITER?
34 trang 37 0 0 -
Cách phòng và điều trị bệnh tim mạch: Phần 1
73 trang 36 0 0 -
296 trang 35 0 0
-
Bệnh học nội khoa - Đại học Y Hà Nội
606 trang 35 0 0 -
Khảo sát tình trạng loãng xương ở bệnh nhân lớn tuổi điều trị tại khoa nội cơ xương khớp
7 trang 35 0 0