Danh mục

Tăng trưởng kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên (2005 – 2009)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 242.01 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ năm 2005 đến năm 2009, vấn đề tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đã đạt được những thành tựu quan trọng, song cũng còn bộc lộ những tồn tại, bất cập cần phải được khắc phục. Bởi vậy, bài viết cũng đã đưa ra những giải pháp khắc phục những tồn tại nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong những năm tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng trưởng kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên (2005 – 2009) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Science Sci., 2011, Vol. 56, No. 8, pp. 163-170 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN LIỀN VỚI XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TỈNH THÁI NGUYÊN (2005 – 2009) Hoàng Thị Mỹ Hạnh Trường Đại học Sư phạm - Thái Nguyên E-mail: hh.tn278@gmail.com Tóm tắt. Từ năm 2005 đến năm 2009, vấn đề tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đã đạt được những thành tựu quan trọng, song cũng còn bộc lộ những tồn tại, bất cập cần phải được khắc phục. Bởi vậy, bài viết cũng đã đưa ra những giải pháp khắc phục những tồn tại nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong những năm tiếp theo.1. Mở đầu Tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo có mối quan hệ khăng khít, thểhiện trên phạm vi toàn quốc cũng như trong các vùng, các địa phương. Trong khoảngmột thập kỉ trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta duy trì ở mức trên7%/năm đã tạo điều kiện tốt trong việc thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo4. Số dân sống dưới ngưỡng nghèo nước ta đã giảm xuống một nửa. Việt Nam trởthành một trong những nước có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất thế giới. Tỉ lệ nghèo đói và tốc độ xóa đói giảm nghèo có sự khác biệt giữ các vùnglãnh thổ, các địa phương ở Việt Nam. Trong số đó, Thái Nguyên có thể được coilà tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo còn cao, tiến trình giảm nghèo còn chậm trong tiến trìnhgiảm nghèo chung của cả nước. Nguyên nhân chủ yếu là do tỉnh còn gặp nhiều khókhăn trong phát triển kinh tế- xã hội nói chung và điều kiện giảm nghèo, nâng caomức sống của người dân. Để khắc phục được những hạn chế và đạt được kết quảtốt trong tiến trình xóa đói giảm nghèo, tỉnh Thái Nguyên cần có các định hướngvà giải pháp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo gắn liền với chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Thái chia thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.Tỉnh Thái Nguyên ngày nay gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 163 Hoàng Thị Mỹ Hạnh7 huyện: Phú Bình, Phổ Yên, Định Hóa, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ.Có 168 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là xã đồng bằng vàtrung du. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khóa khăn, thách thức, tỉnh Thái Nguyênnhững năm vừa qua vẫn có những bước phát triển tương đối về kinh tế. Kinh tếtăng trưởng bình quân trên 11,11% hàng năm, cao gần gấp đối bình quân chungcủa cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xâydựng và dịch vụ, tuy nhiên sự chuyển dịch vẫn còn chậm. Tốc độ tăng trưởng kinhtế của tỉnh lên lên qua các năm thể hiện cụ thể như sau (bảng 1, 2): Bảng 1. Tổng sản phẩm tỉnh Thái Nguyên theo giá so sánh 1994 phân theo ngành kinh tế (2005–2009) Giá trị Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2009/2000 Toàn tỉnh 3773,1 4193,5 4716,2 5258,8 5737,2 2,35 lần Nông – lâm nghiệp – 1101,8 1146,2 1198,8 1252,8 1291,3 1,47 lần thủy sản Công nghiệp – xây dựng 1428,5 1632,2 1932,4 2248,1 2511,1 3,17 lần Dịch vụ 1242,8 1415,1 1585 1757,9 1934,8 2,54 lần Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng các ngành từng năm (2005–2009) Trung Năm 2005 2006 2007 2008 2009 bình Toàn tỉnh 9,37 11,14 12,46 11,51 9,10 9,71 Nông – lâm nghiệp – 5,00 4,03 4,59 4,50 3,07 4,43 thủy sản Công nghiệp – xây dựng 10,75 14,26 18,39 16,34 11,70 12,79 Dịch vụ 11,89 13,86 12,01 10,91 10,06 10,64 Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có chuyển biến tích cực, đội ngũ nhà giáo, cánbộ quản lý giáo dục được quan tâm đào tạo bồi dưỡng, tăng về số lượng, từng bướcnâng dần chất lượng. Giáo dục đào tạo của tỉnh Thái Nguyên phát triển khá đồngbộ từ giáo dục phổ thông đến giáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, caođẳng, đại học và trên đại học. Đây là một trong những tiềm năng, thế mạnh củatỉnh Thái Nguyên và cũng là lợi thế so sánh với các tỉnh trong vùng trung du miềnnúi Bắc Bộ. Lĩnh vực văn hóa, thể thao, báo chí phát triển kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: