Danh mục

Tăng trưởng xanh - Giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 448.83 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài này nhằm chỉ ra một số thách thức cho các doanh nghiệp, qua đó đưa ra một vài giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp phát triển bền vững theo định hướng chiến lược tăng trưởng xanh. Tăng trưởng xanh là một xu hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế. Đây sẽ là giải pháp phát triển kinh tế bền vững cho doanh nghiệp theo chiều sâu. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tăng trưởng xanh - Giải pháp phát triển bền vững cho doanh nghiệp TĂNG TRƢỞNG XANH - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO DOANH NGHIỆP Lê Nguyễn Cao Tài Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng TÓM TẮT Tăng trưởng xanh là một xu hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế. Đây sẽ là giải pháp phát triển kinh tế bền vững cho doanh nghiệp theo chiều sâu. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Nghiên cứu này nhằm chỉ ra một số thách thức cho các doanh nghiệp, qua đó đưa ra một vài giải pháp hữu ích giúp doanh nghiệp phát triển bền vững theo định hướng chiến lược tăng trưởng xanh. Từ khóa: tăng trưởng xanh, phát triển bền vững ABSTRACT Green growth is a new approach to economic growth. This will be a solution to sustainable economic development for businesses in depth. However, businesses still have many limitations. This study aims to point out a number of challenges for businesses, thereby providing some useful solutions to help businesses develop sustainably in the direction of green growth strategy. Keywords: green growth, sustainable development 1. TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI TIẾP CẬN VỚI TĂNG TRƯỞNG XANH Khái niệm “tăng trưởng xanh” hiện đã được nhiều tổ chức trên thế giới đưa ra. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tăng trưởng xanh có nghĩa là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong khi đảm bảo rằng các tài sản thiên nhiên tiếp tục cung cấp các nguồn tài nguyên và dịch vụ môi trường. Để làm được điều này các nước phải thúc đẩy đầu tư và đổi mới, từ đó sẽ tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững và tạo ra các cơ hội kinh tế mới. Tăng trưởng xanh không phải là sự thay thế cho phát triển bền vững. Trọng tâm của các chiến lược tăng trưởng xanh là đảm bảo rằng các “tài sản” tự nhiên có thể phát huy hết tiềm năng kinh tế trên cơ sở bền vững. Tiềm năng đó bao gồm việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sự sống quan trọng - không khí và nước sạch, và sự đa dạng sinh học có khả năng phục hồi cần thiết để hỗ trợ sản xuất lương thực và sức khỏe con người. Tài sản tự nhiên không thể thay thế vô hạn và các chính sách tăng trưởng xanh đã tính đến điều đó. Các chính sách tăng trưởng xanh là một phần không thể thiếu của các cải cách cơ cấu cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và bao trùm hơn. Tăng trưởng xanh góp phần nâng cao năng suất bằng cách tạo ra các động lực để sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn, giảm lãng phí và tiêu thụ năng lượng, mở ra cơ hội đổi mới và tạo ra giá trị, đồng thời phân bổ nguồn lực cho mục đích sử dụng có giá trị cao nhất. Tăng trưởng xanh còn góp phần tăng cường niềm tin của nhà đầu tư thông qua khả năng dự đoán cao hơn về cách các chính phủ đối phó với các vấn đề môi trường lớn. Một yếu tố tích cực của tăng trưởng xanh là mở ra thị trường mới bằng cách kích thích nhu cầu đối với hàng hóa, dịch vụ và công nghệ xanh. Đặc biệt, trong bối cảnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, việc thực hiện các chiến lược tăng trưởng xanh giúp giảm 141 rủi ro của các cú sốc tiêu cực đối với tăng trưởng do cạn kiệt, khan hiếm tài nguyên, cũng như các tác động môi trường có thể gây tổn hại. Các chiến lược về tăng trưởng xanh hơn cần được điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia. Chính phủ các nước sẽ cần phải xem xét cẩn thận cách quản lý bất kỳ sự đánh đổi tiềm năng nào và khai thác tốt nhất sự hợp lực giữa tăng trưởng xanh và giảm nghèo. Có thể nói tăng trưởng xanh mang lại cơ sở hạ tầng hiệu quả hơn cho con người (ví dụ như năng lượng, nước và giao thông), giải quyết tình trạng sức khỏe kém liên quan đến suy thoái môi trường. Mặc dù hiện nay có rất nhiều khái niệm về tăng trưởng xanh, nhưng điểm chung là tăng trưởng xanh là liên kết mục tiêu tăng trưởng kinh tế và môi trường. Cụ thể, nó liên quan đến việc chuyển đổi sang tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm các-bon thấp và bảo tồn tài nguyên môi trường trong khi nắm bắt các cơ hội kinh tế mà quá trình chuyển đổi này tạo ra. Tại Việt Nam, Chương trình tăng trưởng xanh được cụ thể hóa thông qua “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Trong đó khẳng định: Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững... Tăng trưởng xanh cần được nhìn nhận là cơ hội mới cho các doanh nghiệp bởi sự gia tăng suy thoái của tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu đang trở thành mối quan tâm trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng tác động của xuống cấp tài sản thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam. Việt Nam rất dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, bao gồm các tác động dài hạn như xâm nhập mặn ở vùng trũng thấp của đất nước (như Đồng bằng sông Cửu Long), ảnh hưởng đến canh tác và nước ngầm. Với mực nước biển dâng cao dự kiến, hơn 50 triệu người phải đối mặt với rủi ro, đặc biệt là ở miền Nam. Ước tính, Việt nam có thể mất 5,714 triệu ha đất nếu mực nước biển tăng 12 cm. Tổng thiệt hại có thể lên tới gần 20 triệu ha đất nếu mực nước biển tăng 17 cm. Nhiệt độ cao sẽ làm giảm độ phì nhiêu của đất, tăng tần suất cháy rừng và tạo ra nhiều nhu cầu năng lượng hơn để điều hòa không khí. Lượng mưa thay đổi và không thể đoán trước sẽ ảnh hưởng đến cả năng suất nông nghiệp và điều kiện sống ở các thành ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: