Danh mục

Tạo hứng thú nghiên cứu khoa học và phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 351.57 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày về các nội dung Nghiên cứu khoa học của sinh viên và Hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên. Thông qua thực tế hướng dẫn và tìm hiểu về các nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học của ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi nhận thấy cần phải có các biện pháp để tạo hứng thú và rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tạo hứng thú nghiên cứu khoa học và phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam TẠO HỨNG THÚ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ ANH TẠI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ENHANCING EFFECTIVENESS OF SCIENCE RESEARCH ACTIVITIES OF ENGLISH-MAJORED STUDENTS AT VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY OF AGRICULTURE ThS. Nguyễn Thị Kim Quế, ThS. Lê Thị Hồng Lam Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt Bài viết này trình bày về các nội dung Nghiên cứu khoa học của sinh viên và Hứng thúnghiên cứu khoa học của sinh viên. Thông qua thực tế hướng dẫn và tìm hiểu về các nhómsinh viên nghiên cứu khoa học (K62, K63) của ngành Ngôn ngữ Anh tại Học viện Nôngnghiệp Việt Nam, chúng tôi nhận thấy cần phải có các biện pháp để tạo hứng thú và rènluyện kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Từ khóa: Hứng thú, nghiên cứu khoa học, hứng thú nghiên cứu khoa học, kĩ năngnghiên cứu khoa học, ngôn ngữ Anh 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu khoa học (NCKH) là nội dung không thể thiếu của giáo dục Đại học nhằmkhẳng định vị thế của nhà trường cũng như nâng cao chất lượng đào tạo của sinh viênnhằm giúp sinh viên có kiến thức cũng như thao tác thực hành tốt, đáp ứng nhu cầu của cácnhà tuyển dụng trong xã hội. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học giúp sinh viên phát triển nănglực chuyên môn, phương pháp nghiên cứu, rèn luyện tư duy, phát triển kĩ năng nghiên cứu,làm việc nhóm, qua đó bồi dưỡng các phẩm chất của nhà nghiên cứu, góp phần phát triểntoàn diện sinh viên. Hiện nay, các trường đại học không chỉ chú trọng phát triển nghiêncứu khoa học cho giảng viên mà còn đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinhviên, tuy nhiên còn nhiều hạn chế so với yêu cầu, mục tiêu đề ra. Hoạt động NCKH mang lại những ý nghĩa thiết thực cho sinh viên. Bằng nhiều hìnhthức khác nhau như viết tiểu luận, làm bài tập lớn, viết bài tham gia seminar, làm báo cáothực tập, làm khóa luận tốt nghiệp, thực hiện nhóm NCKH cấp sinh viên theo ngân sáchcủa Học viện, tham gia đề tài cùng Giảng viên…, NCKH rèn luyện cho sinh viên khả năngtư duy sáng tạo, khả năng phê phán, bác bỏ hay chứng minh một cách khoa học nhữngquan điểm, rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tư duy lôgic, xây dựng tinhthần hợp tác. Trên cơ sở đó NCKH sẽ tạo ra những bước đi ban đầu để sinh viên tiếp cậnvới những vấn đề mà khoa học và cuộc sống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn, củng cố 297tri thức đã học, phát triển khả năng độc lập tự nghiên cứu, tự học, nâng cao trình độ hiểubiết, phát triển óc tư duy khoa học, hình thành kĩ năng NCKH, rèn luyện các phẩm chấtcủa nhà nghiên cứu, góp phần giáo dục toàn diện cho sinh viên. Không chỉ vậy, hoạt độngnghiên cứu khoa học còn góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo; khả năng tư duy độclập, tự học hỏi hoặc nâng cao kĩ năng làm việc nhóm cho mình. 4. Một số khái niệm cơ bản Khái niệm Hứng thú Hứng thú có vai trò quan trọng tạo ra động lực để thúc đẩy con người tích cực chủ độngtham gia các hoạt động để đạt hiệu quả cao. Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn trong giáotrình Tâm lí học đại cương (2010), thì “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân với đốitượng nào đó, vừa có ý nghĩa với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cánhân trong quá trình hoạt động”. Theo Phạm Minh Hạc (2010) thì “Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờcũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa, ở ta xuấthiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phíađối tượng của nó tạo ra tâm lí khao khát tiếp cận đi sâu vào nó”. Đối với tác giả A.V.Daparogret: “Hứng thú là khuynh hướng chú ý tới một đối tượngnhất định, là nguyện vọng tìm hiểu chúng một cách rõ ràng, tỉ mỉ.” Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong trường đại học Một số các khái niệm về nghiên cứu khoa học chúng tôi thống kê được là: Phạm Viết Vượng (1997): “Nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhàkhoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vào cải tạothế giới”. Tác giả Vũ Cao Đàm (2008): “Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội hướng vàoviệc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết hoặc phát hiện ra bản chất sự vật, pháttriển nhận thức khoa học và thế giới hoặc là sang tạo các phương pháp mới, phương tiện kĩthuật mới để cải tạo thế giới”. Hứng thú nghiên cứu khoa học NCKH là một trong những hoạt động cơ bản của sinh viên trong quá trình học tập ở cáccơ sở giáo dục đại học. Cũng như hoạt động học tập, NCKH là một loại lao động khó khănvà phức tạp đòi hỏi chủ thể nghiên cứu phải hết sức nỗ lực, dành nhiều thời gian, công sứcvà cường độ lao động trí tuệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: