Tạo mối quan hệ tốt với sếp
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 109.45 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để tạo mối quan hệ bền vững với sếp trong công việc có thể hơi rắc rối. Tuy bạn chỉ muốn một mối quan hệ đơn thuần giữa cấp trên và cấp dưới, nhưng điều này có thể sẽ khiến bạn “vướng” vào nguy cơ bị đồng nghiệp cho rằng bạn “nịnh hót” sếp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tạo mối quan hệ tốt với sếp Tạo mối quan hệ tốt với sếp Để tạo mối quan hệ bền vững với sếp trong công việc có thể hơi rắc rối. Tuy bạn chỉ muốn một mối quan hệ đơn thuần giữa cấp trên và cấp dưới, nhưng điều này có thể sẽ khiến bạn “vướng” vào nguy cơ bị đồng nghiệp cho rằng bạn “nịnh hót” sếp. Mặc dù lý do khi muốn tạo một mối quan hệ như vậy đơn giản chỉ là để bạn có cảm hứng đi làm mỗi ngày cũng như để chắc rằng ông sếp hiện tại này sẽ ủng hộ bạn trong những lá thư giới thiệu xin việc sau này. Nhưng làm cách nào bạn có thể xây dựng nên mối quan hệ chuyên nghiệp như vậy với sếp? Cư xử như một người chuyên nghiệp Để tăng sự coi trọng của sếp đối với bạn bạn cần cư xử một cách chuyên nghiệp mọi lúc, mọi tình huống. Chắc chắn rằng bạn luôn nhẹ nhàng trong việc giải quyết vấn đề công việc với các đồng nghiệp cũng như khách hàng. Quần áo đi làm phải phù hợp theo quy định, nói chuyện trôi chảy và liên tục cập nhật những thông tin mới về lĩnh vực bạn đang làm việc. Tránh những cuộc điện thoại riêng hay ra ngoài quá nhiều trong giờ làm việc. Điều cốt lõi của vấn đề là bạn phải cố gắng phát triển niềm tin nơi sếp, cho sếp thấy bạn luôn cố gắng hết mình trong công việc. Trung thực và cởi mở Khi có những vấn đề nảy sinh bạn cần nói chuyện thẳng thắn và cởi mở với sếp, cố gắng để tìm hiểu ra nguyên nhân của vấn đề. Tuy nhiên bạn không nên thêm vào những lời nhận xét hay phàn nàn quá mức về vấn đề đó hoặc bạn tránh bàn luận đến những điểm bất lợi cho bản thân. Bạn nên biết hầu hết các sếp đều tôn trọng những phản hồi trung thực bởi vì họ muốn công ty ngày một phát triển nên họ không chỉ cần nghe những điều tốt mà còn cần nghe cả những điều chưa tốt nữa. Đó là lý do tại sao bạn sẽ được đánh giá cao nếu trong mọi tình huống bạn không do dự nói ra sự thật và quan điểm khách quan của mình. Tôn trọng thời hạn của công việc Thật lạ là phần lớn nhân viên có thái độ thờ ơ với thời hạn của công việc họ được giao. Họ nói rằng nếu chưa hoàn thành kịp họ sẽ đề nghị thêm thời gian và nói rằng sẽ cố gắng hoàn thành. Tuy nhiên nếu bạn là một nhân viên lúc nào cũng tôn trọng mọi quy tắc và luôn thực hiện công việc đúng thời hạn thì khi đó trong mắt các đồng nghiệp bạn sẽ bị coi là muốn lấy lòng sếp. Nhưng bạn chỉ cần nhớ rằng bạn được trả lương để tuân theo những quy tắc đó. Tỏ ra ngưỡng mộ sếp khi thích hợp Bạn hãy thoải mái khi nói với sếp về một chính sách nào đó của sếp đưa ra đang rất có hiệu quả hay những lời gợi ý của sếp cho công việc của bạn rất hữu ích. Tuy nhiên bạn cũng cần nhắc nhở sếp nếu ông/bà ấy quên chưa thanh toán tiền thưởng tháng này cho bạn hay cá nhân nào đó trong công ty. Tất cả những điều này khi các đồng nghiệp nhìn vào thường nhanh chóng chỉ trích rằng bạn đang cố tìm cách lấy lòng sếp và có thể bạn sẽ phải nghe những lời không hay từ phía những nhân viên này. Nhưng bạn nên tin vào bản thân rằng bạn không hề có ý nghĩ như những đồng nghiệp kia nói, bạn chỉ muốn có mối quan hệ trong sáng thoải mái với sếp như với các đồng nghiệp. Thời gian và hành động của bạn sẽ chứng tỏ bạn là người như thế nào vì vậy hãy làm những gì mình cho là đúng. Theo Dân Trí
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tạo mối quan hệ tốt với sếp Tạo mối quan hệ tốt với sếp Để tạo mối quan hệ bền vững với sếp trong công việc có thể hơi rắc rối. Tuy bạn chỉ muốn một mối quan hệ đơn thuần giữa cấp trên và cấp dưới, nhưng điều này có thể sẽ khiến bạn “vướng” vào nguy cơ bị đồng nghiệp cho rằng bạn “nịnh hót” sếp. Mặc dù lý do khi muốn tạo một mối quan hệ như vậy đơn giản chỉ là để bạn có cảm hứng đi làm mỗi ngày cũng như để chắc rằng ông sếp hiện tại này sẽ ủng hộ bạn trong những lá thư giới thiệu xin việc sau này. Nhưng làm cách nào bạn có thể xây dựng nên mối quan hệ chuyên nghiệp như vậy với sếp? Cư xử như một người chuyên nghiệp Để tăng sự coi trọng của sếp đối với bạn bạn cần cư xử một cách chuyên nghiệp mọi lúc, mọi tình huống. Chắc chắn rằng bạn luôn nhẹ nhàng trong việc giải quyết vấn đề công việc với các đồng nghiệp cũng như khách hàng. Quần áo đi làm phải phù hợp theo quy định, nói chuyện trôi chảy và liên tục cập nhật những thông tin mới về lĩnh vực bạn đang làm việc. Tránh những cuộc điện thoại riêng hay ra ngoài quá nhiều trong giờ làm việc. Điều cốt lõi của vấn đề là bạn phải cố gắng phát triển niềm tin nơi sếp, cho sếp thấy bạn luôn cố gắng hết mình trong công việc. Trung thực và cởi mở Khi có những vấn đề nảy sinh bạn cần nói chuyện thẳng thắn và cởi mở với sếp, cố gắng để tìm hiểu ra nguyên nhân của vấn đề. Tuy nhiên bạn không nên thêm vào những lời nhận xét hay phàn nàn quá mức về vấn đề đó hoặc bạn tránh bàn luận đến những điểm bất lợi cho bản thân. Bạn nên biết hầu hết các sếp đều tôn trọng những phản hồi trung thực bởi vì họ muốn công ty ngày một phát triển nên họ không chỉ cần nghe những điều tốt mà còn cần nghe cả những điều chưa tốt nữa. Đó là lý do tại sao bạn sẽ được đánh giá cao nếu trong mọi tình huống bạn không do dự nói ra sự thật và quan điểm khách quan của mình. Tôn trọng thời hạn của công việc Thật lạ là phần lớn nhân viên có thái độ thờ ơ với thời hạn của công việc họ được giao. Họ nói rằng nếu chưa hoàn thành kịp họ sẽ đề nghị thêm thời gian và nói rằng sẽ cố gắng hoàn thành. Tuy nhiên nếu bạn là một nhân viên lúc nào cũng tôn trọng mọi quy tắc và luôn thực hiện công việc đúng thời hạn thì khi đó trong mắt các đồng nghiệp bạn sẽ bị coi là muốn lấy lòng sếp. Nhưng bạn chỉ cần nhớ rằng bạn được trả lương để tuân theo những quy tắc đó. Tỏ ra ngưỡng mộ sếp khi thích hợp Bạn hãy thoải mái khi nói với sếp về một chính sách nào đó của sếp đưa ra đang rất có hiệu quả hay những lời gợi ý của sếp cho công việc của bạn rất hữu ích. Tuy nhiên bạn cũng cần nhắc nhở sếp nếu ông/bà ấy quên chưa thanh toán tiền thưởng tháng này cho bạn hay cá nhân nào đó trong công ty. Tất cả những điều này khi các đồng nghiệp nhìn vào thường nhanh chóng chỉ trích rằng bạn đang cố tìm cách lấy lòng sếp và có thể bạn sẽ phải nghe những lời không hay từ phía những nhân viên này. Nhưng bạn nên tin vào bản thân rằng bạn không hề có ý nghĩ như những đồng nghiệp kia nói, bạn chỉ muốn có mối quan hệ trong sáng thoải mái với sếp như với các đồng nghiệp. Thời gian và hành động của bạn sẽ chứng tỏ bạn là người như thế nào vì vậy hãy làm những gì mình cho là đúng. Theo Dân Trí
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giao tiếp kinh doanh giao tiếp ứng xử nghệ thuật đối đáp giao tiếp xã hội nghệ thuật giao tiếp kinh nghiệm giao tiếp văn hóa giao tiếp văn hóa kinh doanh nghệ thuật làm quen sống tốtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài tiểu luận: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của Tập đoàn TH True Milk
28 trang 821 2 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp
10 trang 331 0 0 -
3 trang 280 0 0
-
Tiểu luận Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chiến lược kinh doanh của công ty Nestlé
22 trang 245 0 0 -
19 trang 229 0 0
-
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 224 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 199 0 0 -
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp: Phần 1 - ThS. Nguyễn Thị Trường Hân (Bậc đại học chương trình đại trà)
46 trang 190 2 0 -
Vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp.
5 trang 189 0 0 -
Trắc nghiệm: Khả năng giao tiếp xã hội
3 trang 189 0 0