Danh mục

Tạo tình huống có vấn đề khi sử dụng thí nghiệm hóa học để dạy bài định luật bảo toàn khối lượng (Hóa học 8)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 319.57 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo đề cập đến việc sử dụng thí nghiệm để tạo tình huống có vấn đề thông qua việc cải tiến thí nghiệm nhằm tạo mâu thuẫn nhận thức, từ đó tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học bài Định luật bảo toàn khối lượng (Hóa học 8).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tạo tình huống có vấn đề khi sử dụng thí nghiệm hóa học để dạy bài định luật bảo toàn khối lượng (Hóa học 8) JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 6, pp. 145-150 TẠO TÌNH HUỐNG CÓ VẤN ĐỀ KHI SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC ĐỂ DẠY BÀI ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG (HÓA HỌC 8) Nguyễn Hồng Chiến Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội Email: nhchien9111975@yahoo.com.vn Tóm tắt. Sử dụng thí nghiệm trong dạy và học bộ môn Hóa học là một trong những phương pháp quan trọng để tích cực hóa hoạt động của học sinh. Thí nghiệm trong dạy và học hóa học được sử dụng theo những cách khác nhau để đạt được mục đích dạy học. Bài báo đề cập đến việc sử dụng thí nghiệm để tạo tình huống có vấn đề thông qua việc cải tiến thí nghiệm nhằm tạo mâu thuẫn nhận thức, từ đó tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học bài Định luật bảo toàn khối lượng (Hóa học 8).1. Mở đầu Trong chương trình hóa học phổ thông, việc dạy và học các thuyết hóa họccũng như định luật hóa học cơ bản có vai trò quan trọng nhằm tạo nên hệ thốnglí thuyết chủ đạo, giúp học sinh nghiên cứu các chất hóa học trong toàn bộ chươngtrình. Theo xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học hiện nay, thí nghiệmngày càng được áp dụng nhiều hơn do có nhiều ưu điểm trong việc hình thành vàkhắc sâu kiến thức cho học sinh. Thí nghiệm (TN) ngày nay không chỉ đơn thuầnmang tính chất kiểm chứng cho lí thuyết mà còn dùng để nghiên cứu kiến thức mới,trong đó thí nghiệm nêu vấn đề ngày càng được áp dụng nhiều trong dạy và họcnhằm tạo mâu thuẫn nhận thức, từ đó tạo động cơ, hứng thú học tập cho học sinh,giúp học sinh không chỉ nhớ lâu, hiểu đúng vấn đề mà còn rèn cho học sinh tínhtích cực, chủ động giải quyết vấn đề đặt ra. Mặt khác, việc cải tiến thí nghiệm, sángtạo thêm các thí nghiệm không những giúp học sinh nắm chắc bài, biết áp dụngbài dạy để giải quyết những tình huống khác mà còn giúp cho giáo viên ngày càngsay mê với công việc của mình, tạo động lực cho sự phát triển của nền giáo dục nóichung và giáo dục phổ thông nói riêng. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi xingợi ý một vài TN nêu vấn đề có thể áp dụng giúp HS khắc sâu kiến thức khi dạyhọc bài Định luật bảo toàn khối lượng (Hóa học 8). 145 Nguyễn Hồng Chiến2. Nội dung nghiên cứu2.1. Tình huống có vấn đề - Tình huống có vấn đề là tình huống mà khi đó mâu thuẫn khách quan củabài toán nhận thức được học sinh chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần vàcó thể giải quyết được, kết quả là họ nắm được tri thức mới. Trong đó, vấn đề họctập là những tình huống về lí thuyết hay thực tiễn có chứa đựng mâu thuẫn biệnchứng giữa cái (kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo) đã biết với cái phải tìm và mâu thuẫnnày đòi hỏi phải được giải quyết. - Ba điều kiện của một tình huống có vấn đề trong dạy học là: + Có mâu thuẫn nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, có điều chưa biếtcần tìm. + Gây ra nhu cầu muốn biết kiến thức mới. + Phù hợp với khả năng của học sinh.2.2. Cách xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học Nguyên tắc chung: Dựa vào sự không phù hợp giữa kiến thức đã có của họcsinh với yêu cầu đặt ra cho họ khi giải quyết một nhiệm vụ mới. Theo nguyên tắc chung này, có thể nêu ra ba cách tạo ra các tình huống cóvấn đề, đó cũng là ba kiểu tình huống có vấn đề cơ bản trong dạy học hóa học. Cách thứ nhất: Có thể tạo ra tình huống có vấn đề khi kiến thức học sinhđã có không còn phù hợp (không đáp ứng được) với nhiệm vụ học tập hoặc thựcnghiệm. Cách thứ hai: Có thể tạo ra tình huống có vấn đề khi học sinh lựa chon mộtcon đường duy nhất bảo đảm việc giải quyết được nhiệm vụ đặt ra trong những conđường có thể có. Cách thứ ba: Có thể tạo ra tình huống có vấn đề khi học sinh phải tìm đườngứng dụng kiến thức trong học tập, trong thực tiễn hoặc tìm lời giải đáp cho câu hỏi“Tại sao”.2.3. Vận dụng quy trình tạo tình huống có vấn đề trong bài Định luật bảo toàn khối lượng2.3.1. Sự hình thành, phát triển và ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng Nội dung của định luật được nghiên cứu ở lớp 8 và được phát triển trong quátrình nghiên cứu hóa học ở các dạng bảo toàn điện tích của các ion trong dung dịch,bảo toàn năng lượng, bảo toàn electron trong phản ứng oxihóa - khử. Nội dung của định luật giúp cho việc nghiên cứu quy luật bảo toàn khối lượngcác chất trong phản ứng hóa học, trong quá trình biến đổi và vận động của vật chất146 Tạo tình huống có vấn đề khi sử dụng thí nghiệm hóa học...trong tự nhiên. Từ nội dung của định luật giúp cho học sinh giải thích được bảnchất của quá trình biến đổi các chất là các nguyên tử được bảo toàn, ...

Tài liệu được xem nhiều: