Danh mục

Tập bài giảng Kế toán hành chính sự nghiệp - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 209      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.15 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (209 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập bài giảng Kế toán Hành chính sự nghiệp được biên soạn làm 10 chương: Chương 1: Nội dung và công tác kế toán tại đơn vị HCSN; Chương 2: Kế toán vốn bằng tiền; Chương 3: Kế toán hàng tồn kho; Chương 4: Kế toán đầu tư tài chính; Chương 5: Kế toán tài sản cố định; Chương 6: Kế toán thanh toán; Chương 7: Kế toán Nguồn kinh phí; Chương 8: Kế toán các khoản thu; Chương 9: Kế toán các khoản chi; Chương 10: Báo cáo tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập bài giảng Kế toán hành chính sự nghiệp - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI TẬP BÀI GIẢNGKẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP Biên soạn: ThS.Nguyễn Hồng Minh Vũ Thùy Giang Tạ Thị Oanh Giang Hương Thu LỜI NÓI ĐẦU Kế toán Hành chính sự nghiệp là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành kếtoán trong chương trình đào tạo hệ cao đẳng kế toán. Môn học không những cung cấp chosinh viên những kiến thức cơ bản, cập nhật về kế toán Hành chính sự nghiệp trong điều kiệnáp dụng Luật kế toán ở lĩnh vực kế toán nhà nước và cơ chế quản lý tài chính ở các đơn vịHành chính sự nghiệp đang có những biến đổi sâu sắc, mà còn giúp sinh viên nắm đượcnhững phương pháp, cách thức ghi chép,... của Kế toán Hành chính sự nghiệp cụ thể. Tập bài giảng đã được Hội đồng khoa học cấp bộ môn, cấp khoa, cấp Nhà trườngthẩm định. Đây là tài liệu chính thức được sử dụng trong quá trình giảng dạy, học tập củagiảng viên, sinh viên trong toàn trường. Hy vọng tập bài giảng cũng sẽ trở thành tài liệutham khảo hữu ích cho các độc giả trong và ngoài trường quan tâm đến lĩnh vực Kế toánHành chính sự nghiệp. Tập bài giảng Kế toán Hành chính sự nghiệp được biên soạn làm 10 chương:Chương 1: Nội dung và công tác kế toán tại đơn vị HCSNChương 2: Kế toán vốn bằng tiềnChương 3: Kế toán hàng tồn khoChương 4: Kế toán đầu tư tài chínhChương 5: Kế toán tài sản cố địnhChương 6: Kế toán thanh toánChương 7: Kế toán Nguồn kinh phíChương 8: Kế toán các khoản thuChương 9: Kế toán các khoản chiChương 10: Báo cáo tài chính Tham gia biên soạn tập bài giảng gồm:1. ThS.Nguyễn Hồng Minh - Chủ biên, biên soạn chương 1, chương 2, chương 3, chương 102. Vũ Thùy Giang - biên soạn chương 4, chương 53. Tạ Thị Oanh - biên soạn chương 6, chương 74. Giang Hương Thu - biên soạn chương 8, chương 9 Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng trong việc biên soạn song tập bài giảng cũngkhông thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Tập thể tác giả rất mong nhận được những ýkiến đóng góp có tính xây dựng của quý độc giả để lần tái bản sau tập bài giảng được hoànchỉnh hơn 3 KÝ HIỆU, VIẾT TẮTBCTC: Báo cáo tài chínhBHXH: Bảo hiểm xã hộiBHYT: Bảo hiểm y tếBHTN: Bảo hiểm thất nghiệpCĐKT: Cân đối kế toánCĐTK: Cân đối tài khoảnCBCNV:Cán bộ công nhân viênCNV: Công nhân viênCCDC: Công cụ dụng cụDA: Dự ánĐG: Đơn giáGTGT: Giá trị gia tăngHCSN: Hành chính sự nghiệpHĐND: Hội đồng nhân dânKPCĐ: Kinh phí công đoànKB: Kho bạcNN: Nhà nướcNVL: Nguyên vật liệuNV: Nghiệp vụTSCĐ: Tài sản cố địnhTK: Tài khoảnSDĐK: Số dư đầu kỳSDCK: Số dư cuối kỳSPS: Số phát sinhSXKD: Sản xuất kinh doanhUBND: Ủy ban nhân dânUNC: Ủy nhiệm chiXDCB: Xây dựng cơ bản 4 Chương 1NỘI DUNG VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 1.1. GIỚI THIỆU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP1.1.1. Khái niệm Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thu Ngân sách Nhà nước gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từhoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoảnviện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Chi ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảmquốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chiviện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) là đơn vị do Nhà nước quyết định thành lậpnhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một lĩnh vựcnào đó (các cơ quan chính quyền, cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan quản lý Nhà nướctheo ngành, các tổ chức đoàn thể...) hoạt động bằng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nướccấp, cấp trên cấp toàn bộ hoặc cấp một phần kinh phí và các nguồn khác đảm bảo theonguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giaotrong từng giai đoạn.Ví dụ: UBND, viện kiểm sát, tòa án nhân dân, bệnh viện, trường học,...1.1.2. Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp Chức năng chủ yếu của các đơn vị HCSN là thực hiện các nhiệm vụ, các chỉ tiêu củaNhà nước giao. Ngoài ra, các đơn vị HCSN còn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đểhỗ trợ hoạt động sự nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động nhưng phải trên cơ sở hoànthành nhiệm vụ Nhà nước giao.- Hàng năm, các đơn vị HCSN ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: