Danh mục

Tập bài giảng Kinh tế học vĩ mô

Số trang: 211      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.73 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập bài giảng Kinh tế học vĩ mô gồm có 7 chương với những nội dung cụ thể như sau: Chương 1: tổng quan về kinh tế học vĩ mô; chương 2: hạch toán tổng sản phẩm quốc dân; chương 3: tăng trưởng kinh tế; chương 4: tổng cầu, tổng cung và chính sách tài khóa; chương 5: tiền tệ và chính sách tiền tệ; chương 6: lạm phát và thất nghiệp; chương 7: kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập bài giảng Kinh tế học vĩ môBài giảng Kinh tế vĩ mô CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ Các vấn đề về kinh tế xuất hiện do chúng ta mong muốn nhiều hơn so với cáichúng ta có thể nhận được. Mỗi thứ chúng ta nhận được bị hạn chế bởi thời gian và thunhập hiện có. Kết quả là mọi người luôn có những mong muốn không được thỏa mãn.Cái mà tổng thể xã hội có thể nhận được bị giới hạn bởi các nguồn lực sản xuất màchúng ta có thể sử dụng. Tương tự như gia đình thì một xã hội phải đối mặt với nhiều quyết định. Một xãhội cần phải quyết định cái gì cần phải làm và ai sẽ làm việc đó. Cần phải có một sốngười sản xuất thực phẩm, một số người khác sản xuất quần áo và cũng cần một sốngười khác thiết kế phần mềm máy tính. Một khi xã hội đã phân bổ được mọi ngườivào những ngành nghề khác nhau, nó cũng phân bổ sản lượng hàng hóa và dịch vụ màhọ đã sản xuất ra. Nó sẽ quyết định ai sẽ ăn trứng, cá, thịt, rau; nó sẽ quyết định ai sẽcó xe ô tô riêng để đi và ai sẽ phải sử dụng xe buýt.1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM TRONG KINH TẾ HỌC1.1.1. Kinh tế học Kinh tế học là môn khoa học ra đời cách đây hơn hai thế kỷ. Từ đó đến nay kinhtế học đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, do đó cũng đã xuất hiện khá nhiều cácđịnh nghĩa về kinh tế học. Một số khái niệm về kinh tế học được nhiều nhà kinh tếhiện nay sử dụng: (1). Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu những lựa chọn của cá nhân và xãhội về cách thức sử dụng nguồn tài nguyên có hạn. (2). Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu hoạt động của con người trong sảnxuất và tiêu thụ hàng hoá. (3). Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lýnhất các nguồn lực để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn cao nhất nhucầu cho mọi thành viên trong xã hội. Việc quản lý nguồn lực xã hội có ý nghĩa quan trọng vì nguồn lực có tính khanhiếm, nghĩa là xã hội có các nguồn lực hạn chế (tài nguyên thiên nhiên, đất đai,…) vàvì thế không thể sản xuất mọi hàng hóa và dịch vụ mà mọi người mong muốn (tươngtự như một hộ gia đình không thể đáp ứng mọi mong muốn của tất cả mọi người). Do vậy, kinh tế học nghiên cứu quyết định của con người và xã hội về những lựachọn để đáp ứng nhu cầu trong hiện tại cũng như trong tương lai. Những lựa chọn nàyđược biểu hiện thành những hiện tượng kinh tế. Kinh tế học nghiên cứu hiện tượng này trên hai góc độ: - Góc độ bộ phận: hộ gia đình, doanh nghiệp, thị trường,… (kinh tế vi mô)Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 1Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Góc độ toàn bộ nền kinh tế (kinh tế vĩ mô)1.1.2. Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô - Kinh tế vi mô: Kinh tế vi mô là một bộ phận của kinh tế học; nó nghiên cứu,phân tích quyết định của các đơn vị kinh tế riêng lẻ như doanh nghiệp, hộ gia đình. Dovậy, kinh tế học vi mô nghiên cứu và phân tích các vấn đề kinh tế cụ thể như: cung,cầu hàng hóa; tiêu dùng cá nhân; sản xuất, chi phí, giá cả, lợi nhuận; cạnh tranh, độcquyền;… - Kinh tế vĩ mô: Kinh tế vĩ mô là một bộ phận của kinh tế học; nó nghiên cứu,phân tích quyết định của một quốc gia. Nó quan tâm tới mục tiêu kinh tế chung củamột nền kinh tế tổng thể. Do vậy, kinh tế vĩ mô nghiên cứu và phân tích các vấn đềchung của toàn bộ nền kinh tế như: tổng sản phẩm, thu nhập quốc dân, lạm phát, thấtnghiệp, đầu tư, tiết kiệm,… Nguyên tắc cơ bản nhất của kinh tế vi mô là các hộ gia đình và doanh nghiệp “tốiđa hóa” – tức là họ tìm cách hành động hợp lý cho phép đạt được mục tiêu đề ra trongđiều kiện có những giới hạn nhất định. Trong kinh tế học vi mô, các hộ gia đình raquyết định mua hàng hóa sao cho tối đa hóa mức độ thỏa mãn của mình – điều mà cácnhà kinh tế gọi là lợi ích và các doanh nghiệp đưa ra quyết định sản xuất nhằm tối đahóa lợi nhuận. Vì các vấn đề kinh tế mà kinh tế vĩ mô nghiên cứu phát sinh từ tác động qua lạigiữa nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp, nên kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mốiquan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Khi nghiên cứu nền kinh tế với tư cách một tổngthể, chúng ta phải xem xét quyết định của các chủ thể kinh tế cá biệt. Ví dụ: để hiểuđược yếu tố nào quyết định tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng, chúng ta cần phảibiết về cách thức một gia đình quyết định về mức chi tiêu hiện tại và tiết kiệm baonhiêu cho tương lai. Để hiểu được yếu tố nào quyết định tổng chi tiêu cho đầu tư,chúng ta cần phải biết cách thức một doanh nghiệp quyết định có nên xây dựng mộtnhà máy mới hay không. Do vậy, trong quản lý kinh tế cần thiết phải giải quyết tốt các vấn đề kinh tế trêncả hai phương diện: vi mô và vĩ mô. Nếu chỉ tập trung vào những vấn đề kinh tế vi mônhư tăng sản lượng của doanh nghiệp mà không có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước thìkhông thể phát triển kinh tế một cách ổn định, bình đẳng, tạo môi trường thuận lợi chohoạt động của doanh nghiệp.1.1.3. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc - Kinh tế học thực chứng ...

Tài liệu được xem nhiều: