Danh mục

Tập bài giảng Luật An sinh xã hội - ThS. Diệp Thành Nguyên

Số trang: 56      Loại file: pdf      Dung lượng: 605.93 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 31,000 VND Tải xuống file đầy đủ (56 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập bài giảng Luật An sinh xã hội cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất và thiết thực nhất về an sinh xã hội như: đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, và các nguyên tắc cơ bản của ngành luật an sinh xã hội; đồng thời trang bị cho sinh viên kiến thức pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và về chế độ, chính sách về bảo trợ xã hội hiện hành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập bài giảng Luật An sinh xã hội - ThS. Diệp Thành Nguyên TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ________________________________________________ TẬP BÀI GIẢNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI DỤNG1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ  Giáo trình có thể dùng tham khảo cho ngành: Luật Có thể dùng cho các trường: đại Biênhọcsoạn: Thạc sĩ Diệp Thành Nguyên Các từ khóa: hành chính, tố tụng, xét xử, vụ án, án hành chính, tiền tố tụng, tòa án, phiên tòa, sơ thẩm, phúc thẩm. Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: học xong các học phần về Luật Hành chính Việt Nam. Đã xuất bản in chưa: chưa Cần Thơ, tháng 9 năm 2015 PHẦN MỞ ĐẦU1. Giới thiệu khái quát môn học Các quy định về an sinh xã hội đã xuất hiện từ rất lâu ở nước ta, nhưng lý luận vềkhoa học pháp lý trong lĩnh vực này chỉ mới được chú trọng trong những năm gần đây. Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển thì vấn đề an sinh xã hội trở nên rấtquan trọng. An sinh xã hội là hệ thống chính sách nhiều tầng để tất cả thành viên trong xãhội đều được tương trợ, giúp đỡ ở mức độ hợp lý khi bị giảm, mất thu nhập. Do tầm quan trọng như thế của pháp luật về an sinh xã hội nên trong chương trìnhđào tạo Cử nhân Luật ở hầu hết các trường đại học đều có môn học Luật an sinh xã hội.2. Mục tiêu môn học Môn học hướng tới mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhấtvà thiết thực nhất về an sinh xã hội như: đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh,và các nguyên tắc cơ bản của ngành luật an sinh xã hội; đồng thời trang bị cho sinh viênkiến thức pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và về chế độ, chính sách về bảotrợ xã hội hiện hành.3. Yêu cầu môn học Đây là môn học chuyên ngành, do đó yêu cầu sinh viên trước khi học môn nàyphải học xong và nắm vững kiến thức của các học phần về Lý luận chung về nhà nước vàpháp luật.4. Cấu trúc môn học Môn học Luật an sinh xã hội có 5 chương, cụ thể:  Chương 1: Khái quát về Luật an sinh xã hội  Chương 2: Bảo hiểm xã hội  Chương 3: Bảo hiểm thất nghiệp  Chương 4: Bảo hiểm y tế  Chương 5: Bảo trợ xã hội. 2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT AN SINH XÃ HỘII - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT AN SINH XÃHỘI1 - Đối tượng điều chỉnh của Luật an sinh xã hội Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những nhóm quan hệ xã hội cùng loạicó cùng tính chất cơ bản giống nhau được các quy phạm của ngành luật ấy điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh của Luật an sinh xã hội là những quan hệ xã hội hình thànhtrong lĩnh vực an sinh xã hội. An sinh xã hội là một vấn đề phức tạp có nội dung rất rộng và phong phú, là mộtkhái niệm mở nên có thể hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, an sinh xã hội bao gồm các nhóm quan hệ sau đây: - Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; - Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm y tế; - Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo trợ xã hội; - Nhóm quan hệ trong lĩnh vực ưu đãi xã hội; - Nhóm quan hệ trong lĩnh vực giải quyết việc làm, chống thất nghiệp. Theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội bao gồm các nhóm quan hệ sau đây: 1. Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội; 2. Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm y tế; 3. Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo trợ xã hội;2 - Phương pháp điều chỉnh của Luật an sinh xã hội Cùng với đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh là căn cứ để phân biệt cácngành luật, đồng thời để khẳng định tính độc lập của mỗi ngành luật. Phương pháp điềuchỉnh của một ngành luật là những cách thức, biện pháp mà Nhà nước thông qua phápluật sử dụng chúng để điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội, sắp xếp các nhóm quan hệ xãhội theo những trật tự nhất định để chúng phát triển theo những hướng định trước.Phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành luật được xác định trên cơ sở đặc điểm, tính chấtcủa đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó. Xuất phát từ tính chất của các quan hệ xã hội do Luật an sinh xã hội điều chỉnh,Nhà nước sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó có hai phương pháp chủ yếuthường dung là phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tùy nghi.a - Phương pháp mệnh lệnh Phương pháp mệnh lệnh thể hiện ở việc sử dụng quyền uy và phục tùng. Cơ sở của phương pháp mệnh lệnh trước hết nằm ngay trong chức năng xã hội củanhà nước. Là đại diện và thay mặt cho toàn xã hội, nhà nước đứng ra tổ chức và quản lý 3mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có vấn đề an sinh xã hội. Bằng công cụ pháp luật, nhànước biến các chính sách xã hội của mình thành các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cácbên tham gia và bảo đảm thực hiện chúng. Chẳng hạn như, trong lĩnh vực bảo hiểm xãhội, phương pháp mệnh lệnh được thể hiện rõ trong việc quy định loại hình bảo hiểm xãhội bắt buộc.b - Phương pháp tùy nghi Phương pháp tùy nghi thể hiện ở chỗ, nhà nước để cho các bên tham gia quan hệtự lựa chọn cách thức xử sự của mình, miễn sao không trái với quy định bắt buộc. Cơ sở của phương pháp này trước hết nằm ngay trong tính chất, đặc điểm của cácquan hệ là đối tượng điều chỉnh của Luật an sinh xã hội. Cứu trợ xã hội, sự trợ giúp vàđền đáp bên cạnh trách nhiệm của nhà nước, còn là sự tùy tâm của các nhân, hoặc tùythuộc vào khả năng của cộng đồng, cũng như của chính nhà nước. Chính tính chất tùytâm, tùy khả năng này là cơ sở cho việc áp dụng phương pháp tùy nghi. Chẳng hạn như,trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bên cạnh loại hình b ...

Tài liệu được xem nhiều: