Danh mục

Tập bài giảng Tài chính Tiền tệ - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 123      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,011.38 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (123 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập bài giảng Tài chính Tiền tệ có cấu trúc gồm 7 chương: Chương 1 Tổng quan về tài chính – tiền tệ; Chương 2 Ngân sách nhà nước; Chương 3 Tài chính doanh nghiệp; Chương 4 Các khâu tài chính trung gian; Chương 5 Ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại; Chương 6 Thị trường tài chính; Chương 7 Tài chính quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập bài giảng Tài chính Tiền tệ - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ Tập bài giảng Biên soạn: Bùi Thị Bích Thuận LÀO CAI NĂM 2020 LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tài chính tiền tệ đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nó có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề kinh tế vi mô cũng như vĩ mô. Môn học Tài chính tiền tệ nằm trong nội dung chương trình đào tạo về các ngành kinh tế, kế toán. Đây là một môn cơ sở ngành, cung cấp cho Sinh viên những kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài chính, tiền tệ như cung cầu tiền, lạm phát, hệ thống tài chính, thu chi NSNN, tài chính doanh nghiệp, tín dụng, bảo hiểm, thị trường tài chính, tài chính quốc tế,… làm nền tảng cho các môn học chuyên ngành. Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập và giảng dạy cho giảng viên, sinh viên, chúng tôi biên soạn tập bài giảng: Tài chính – Tiền tệ. Tập bài giảng có cấu trúc gồm 7 chương: Chương 1. Tổng quan về tài chính – tiền tệ Chương 2. Ngân sách nhà nước Chương 3. Tài chính doanh nghiệp Chương 4. Các khâu tài chính trung gian Chương 5. Ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại Chương 6. Thị trường tài chính Chương 7. Tài chính quốc tế Mặc dù tác giả đã cố gắng nghiên cứu lý luận, đồng thời tìm hiểu các vấn đề thực tiễn liên quan, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong tập bài giảng. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ đồng nghiệp và sinh viên, để sửa chữa hoàn thiện cho lần tái bản sau. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Bùi Thị Bích Thuận 3 DANH MỤC TỪ NGỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT 1. ADB: Ngân hàng phát triển châu Á 2. BHKD: Bảo hiểm kinh doanh 3. BHXH: Bảo hiểm xã hội 4. BHYT: Bảo hiểm y tế 5. CSTT: Chính sách tiền tệ 6. NHTM: Ngân hàng thương mại 7. NHTW: Ngân hàng trung ương 8. NSNN: Ngân sách nhà nước 9. PTTĐ: Phương trình trao đổi 10. TCDN: Tài chính doanh nghiệp 11. TCTD: Tổ chức tín dụng 12. TCQT: Tài chính quốc tế 13. TDNH: Tín dụng ngân hàng 14. TDNN: Tín dụng nhà nước 15. TDTM: Tín dụng thương mại 16. TNDN: Thu nhập doanh nghiệp 17. TTCK: Thị trường chứng khoán 18. TTTC: Thị trường tài chính 19. TTTT: Thị trường tiền tệ 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ 1.1. Những vấn đề cơ bản về tiền tệ 1.1.1. Nguồn gốc ra đời, bản chất, chức năng của tiền tệ 1.1.1.1. Nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ Kinh tế chính trị đã chỉ ra rằng nguồn gốc của tiền tệ là từ sự hình thành và phát triển của các quan hệ trao đổi hàng hóa. Chính vì vậy việc đi tìm sự ra đời của tiền tệ phải bắt nguồn từ phân tích quá trình hình thành và phát triển của các quan hệ trao đổi. Qúa trình ra đời của tiền tệ được trải qua bốn hình thái giá trị: + Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên Hình thái này xuất hiện khi cộng đồng nguyên thủy bắt đầu tan rã, giữa các công xã phát sinh quan hệ trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng, rất lẻ tẻ, không thường xuyên và mang tính ngẫu nhiên. Phương trình thể hiện quan hệ trao đổi: H  H’ Ví dụ: 5 đấu thóc = 1 tấm vải Trong phương trình trên hàng hóa A là vật chủ động trong trao đổi và là vật tương đối, nó biểu hiện giá trị của hàng hóa B. Hàng hóa B là vật bị động trong trao đổi và là vật ngang giá, làm chức năng của hình thái ngang giá. + Hình thái giá trị mở rộng Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ nhất xuất hiện, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, năng suất lao động tăng lên, có sản phẩm dư thừa để trao đổi. Cộng đồng nguyên thủy tan rã, hình thành gia đình, chế độ tư hữu, đòi hỏi phải tiêu dùng sản phẩm của nhau. Từ hai điều kiện đó, lúc này có nhiều hàng hóa tham gia trao đổi và được thể hiện dưới hình thái mở rộng. Phương trình trao đổi được mô phỏng như sau: H Một hàng hoá có thể được đổi ra nhiều hàng hoá H H’ khác nhau. H’’ Ví dụ: 5 đấu thóc = 1 tấm vải = 2 cái cốc = 1 con cừu… Khi số lượng hàng hoá càng lớn thì mối quan hệ trao đổi trực tiếp hàng hoá ngày càng phức tạp. Để trao đổi có thể diễn ra thì cần phải tìm được sự trùng khớp về nhu cầu và phải tìm nhiều đối tác cùng nhu cầu. Điều này dẫn đến xuất hiện một hình thái mới – hình thái vật ngang giá chung. + Hình thái giá trị chung 5 Cuộc phân công lao động xã hội lần thứ hai xuất hiện, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, năng suất lao động tăng lên, trao đổi trở thành hiện tượng kinh tế phổ biến. Từng vùng, khu vực hình thành thị trường trao đổi hàng hóa, đòi hỏi tách ra một hàng hóa để trao đổi nhiều lần với các hàng hóa khác. Hàng hóa đó phải có thuộc tính: gọn, nhẹ, dễ bảo quản, dễ chuyên chở và phù hợp với tập quán của từng địa phương. Khi hội tủ đủ những tiêu chuẩn trên hàng hóa đó sẽ trở thành vật ngang giá chung. PTTĐ được thể hiện như sau: H1 A Một hàng đổi nhiều hàng hoá H2 H B Nhiều hàng đổi được qua một hàng hoá C H3 Ví dụ: 1 rìu đá = 1 chuỗi ngọc 1 rìu đá, 20 kg thóc và 2m vải 20 kg thóc = 1 chuỗi ngọc có giá trị tương tự nhau và 2m vải = 1 chuỗi ngọc bằng 1 chuỗi ngọc  Chuỗi ngọc trở thành vật ngang giá chung. - Khi có sự chuyên môn hoá sản xuất phát triển, nhu cầu trao đổi ngày càng tăng, một hoặc một nhóm hàng h ...

Tài liệu được xem nhiều: