Tập đoàn kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Số trang: 20
Loại file: pdf
Dung lượng: 583.49 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên; Hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; Bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập đoàn kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế Việt Nam TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TS. Phan Thế Công Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên; hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 39-40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Tập đoàn kinh tế (TĐKT) tư nhân được hình thành bằng chính sự tăng trưởng quy mô và mở rộng phạm vi hoạt động của chính các doanh nghiệp. Tập đoàn có thể nắm giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối tại các công ty con. Công ty con được tổ chức dưới các hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty cổ phần, công ty liên doanh trong và ngoài nước. Mô hình TĐKT tư nhân hiện nay chưa được thừa nhận. Các tập đoàn hiện nay buộc phải mang cái tên không chính danh “Công ty cổ phần tập đoàn”, hoặc Công ty “TNHH tập đoàn”. Việc thừa nhận các TĐKT tư nhân vẫn chỉ dừng lại ở mức độ chủ trương, hệ thống quy định chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các TĐKT tư nhân, từ đó cũng chưa thể có những nghiên cứu sâu, cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của mô hình này. Chính vì thế, các TĐKT tư nhân vẫn đang phải hoạt động một cách mò mẫm và chưa có những định hướng vĩ mô. 1. Các quan niệm và sự hành thành các tập đoàn kinh tế Quan niệm về TĐKT đã xuất hiện từ rất sớm với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, quan điểm được nhiều nghiên cứu khoa học đồng tình là: “TĐKT là một tổ hợp doanh nghiệp lớn phức hợp nhiều loại hình sở hữu, nhiều 161 chủ thể khác nhau tạo thành hệ thống các tổ chức kinh doanh thành viên theo mô hình công ty mẹ - công ty con, gắn kết nhau về lợi ích, tồn tại và phát triển thông qua các liên kết về vốn, công nghệ, thương hiệu hay thị trường”. TĐKT thường có 5 đặc điểm cơ bản như sau: (i) hoạt động trên phạm vi rộng lớn trong cả nước hoặc trên nhiều quốc gia; (ii) hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng thường có một ngành nghề chủ đạo; (iii) có quy mô rất lớn về nguồn vốn, nhân lực lao động và doanh thu; (iv) đa dạng hình thức sở hữu, thường là sở hữu hỗn hợp; (v) không có tư cách pháp nhân. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có định nghĩa về TĐKT được quy định trong Luật. Định nghĩa về TĐKT đã xuất hiện trong Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH113 nhưng vẫn chung chung và khá đơn giản, nên trên thực tiễn còn gây ra nhiều tranh cãi. Gần đây, Nghị định số 69/2014/NĐ-CP được ban hành ngày 15 tháng 7 năm 2014 về TĐKT nhà nước. Tổng công ty nhà nước đã đưa ra định nghĩa rất rõ về TĐKT nhà nước và các điều kiện thành lập tại Khoản 1 Điều 4 và Khoản 3 Điều 9 của Nghị định 4, bước đầu tạo nền tảng pháp lý cho sự phát triển của các TĐKT nhà nước trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, các quy định tương ứng về TĐKT tư nhân hiện nay vẫn chưa được ban hành. TĐKT thường được hình thành theo một trong hai phương thức sau: (i) tập trung và tích tụ vốn thông qua thành lập công ty con trực thuộc công ty mẹ hoặc sáp nhập và mua lại các công ty đang hoạt động; (ii) thành lập theo quyết định hành chính của nhà nước. Ở Việt Nam, những TĐKT lớn thuộc thành phần kinh tế nhà nước, do Chính phủ thành lập bằng các quyết định hành chính, nắm giữ các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, trong khi đó, các TĐKT tư nhân hình thành do tập trung, tích tụ vốn còn mang tính tự phát và chưa được công nhận theo Luật. Cùng với sự phát triển của các TĐKT nhà nước, những năm qua, đã nổi lên một số DN tư nhân có tiềm lực mạnh, doanh thu, lợi nhuận lớn như Kinh Đô, Hòa Phát, Đồng Tâm, Hoàng Anh Gia Lai, Sacombank,… đã và đang hoạt động theo mô hình TĐKT. Tuy nhiên, do chưa được thừa nhận về mặt pháp lý, các DN này phải hoạt động dưới những tên gọi rất khập khiễng như Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn FPT,… Mặc dù hình thành TĐKT thông qua con đường truyền thống được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn, nhưng thực tiễn đã kh ng định con đường hình thành không quyết định sự thành công của các TĐKT. Nhiều TĐKT trên thế giới ở Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc được hình thành bằng nguồn đầu tư của 162 Chính phủ vẫn đạt được những thành công lớn. Việc TĐKT hình thành theo con đường nào chủ yếu dựa vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế nhưng sự phát triển của các TĐKT này phải dựa vào nỗ lực của bản thân tập đoàn cũng như cơ chế chính sách phù hợp của nhà nước. Kinh nghiệm của các nước cũng cho thấy, vai trò của nhà nước đối với sự hình thành và phát triển của các TĐKT tư nhân thông qua các chính sách, chương trình, định hướng, ưu tiên của Nhà nước trong từng thời kỳ là rất quan trọng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vai trò của Nhà nước đối với sự hình thành và phát triển các TĐKT tư nhân còn chưa được thể hiện rõ. Hiện nay, ngoại trừ các quy định về TĐKT nhà nước, vẫn chưa hình thành được tiêu chí để nhận diện các TĐKT tư nhân như quy mô vốn, lao động, số lượng DN thành viên, dung lượng thị trường,… Việc thừa nhận các TĐKT tư nhân vẫn chỉ dừng lại ở mức độ chủ trương, hệ thống quy định chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các TĐKT tư n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập đoàn kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế Việt Nam TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TS. Phan Thế Công Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên; hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 39-40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Tập đoàn kinh tế (TĐKT) tư nhân được hình thành bằng chính sự tăng trưởng quy mô và mở rộng phạm vi hoạt động của chính các doanh nghiệp. Tập đoàn có thể nắm giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối tại các công ty con. Công ty con được tổ chức dưới các hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty cổ phần, công ty liên doanh trong và ngoài nước. Mô hình TĐKT tư nhân hiện nay chưa được thừa nhận. Các tập đoàn hiện nay buộc phải mang cái tên không chính danh “Công ty cổ phần tập đoàn”, hoặc Công ty “TNHH tập đoàn”. Việc thừa nhận các TĐKT tư nhân vẫn chỉ dừng lại ở mức độ chủ trương, hệ thống quy định chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các TĐKT tư nhân, từ đó cũng chưa thể có những nghiên cứu sâu, cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của mô hình này. Chính vì thế, các TĐKT tư nhân vẫn đang phải hoạt động một cách mò mẫm và chưa có những định hướng vĩ mô. 1. Các quan niệm và sự hành thành các tập đoàn kinh tế Quan niệm về TĐKT đã xuất hiện từ rất sớm với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, quan điểm được nhiều nghiên cứu khoa học đồng tình là: “TĐKT là một tổ hợp doanh nghiệp lớn phức hợp nhiều loại hình sở hữu, nhiều 161 chủ thể khác nhau tạo thành hệ thống các tổ chức kinh doanh thành viên theo mô hình công ty mẹ - công ty con, gắn kết nhau về lợi ích, tồn tại và phát triển thông qua các liên kết về vốn, công nghệ, thương hiệu hay thị trường”. TĐKT thường có 5 đặc điểm cơ bản như sau: (i) hoạt động trên phạm vi rộng lớn trong cả nước hoặc trên nhiều quốc gia; (ii) hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng thường có một ngành nghề chủ đạo; (iii) có quy mô rất lớn về nguồn vốn, nhân lực lao động và doanh thu; (iv) đa dạng hình thức sở hữu, thường là sở hữu hỗn hợp; (v) không có tư cách pháp nhân. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có định nghĩa về TĐKT được quy định trong Luật. Định nghĩa về TĐKT đã xuất hiện trong Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH113 nhưng vẫn chung chung và khá đơn giản, nên trên thực tiễn còn gây ra nhiều tranh cãi. Gần đây, Nghị định số 69/2014/NĐ-CP được ban hành ngày 15 tháng 7 năm 2014 về TĐKT nhà nước. Tổng công ty nhà nước đã đưa ra định nghĩa rất rõ về TĐKT nhà nước và các điều kiện thành lập tại Khoản 1 Điều 4 và Khoản 3 Điều 9 của Nghị định 4, bước đầu tạo nền tảng pháp lý cho sự phát triển của các TĐKT nhà nước trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, các quy định tương ứng về TĐKT tư nhân hiện nay vẫn chưa được ban hành. TĐKT thường được hình thành theo một trong hai phương thức sau: (i) tập trung và tích tụ vốn thông qua thành lập công ty con trực thuộc công ty mẹ hoặc sáp nhập và mua lại các công ty đang hoạt động; (ii) thành lập theo quyết định hành chính của nhà nước. Ở Việt Nam, những TĐKT lớn thuộc thành phần kinh tế nhà nước, do Chính phủ thành lập bằng các quyết định hành chính, nắm giữ các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, trong khi đó, các TĐKT tư nhân hình thành do tập trung, tích tụ vốn còn mang tính tự phát và chưa được công nhận theo Luật. Cùng với sự phát triển của các TĐKT nhà nước, những năm qua, đã nổi lên một số DN tư nhân có tiềm lực mạnh, doanh thu, lợi nhuận lớn như Kinh Đô, Hòa Phát, Đồng Tâm, Hoàng Anh Gia Lai, Sacombank,… đã và đang hoạt động theo mô hình TĐKT. Tuy nhiên, do chưa được thừa nhận về mặt pháp lý, các DN này phải hoạt động dưới những tên gọi rất khập khiễng như Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn FPT,… Mặc dù hình thành TĐKT thông qua con đường truyền thống được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn, nhưng thực tiễn đã kh ng định con đường hình thành không quyết định sự thành công của các TĐKT. Nhiều TĐKT trên thế giới ở Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc được hình thành bằng nguồn đầu tư của 162 Chính phủ vẫn đạt được những thành công lớn. Việc TĐKT hình thành theo con đường nào chủ yếu dựa vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế nhưng sự phát triển của các TĐKT này phải dựa vào nỗ lực của bản thân tập đoàn cũng như cơ chế chính sách phù hợp của nhà nước. Kinh nghiệm của các nước cũng cho thấy, vai trò của nhà nước đối với sự hình thành và phát triển của các TĐKT tư nhân thông qua các chính sách, chương trình, định hướng, ưu tiên của Nhà nước trong từng thời kỳ là rất quan trọng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vai trò của Nhà nước đối với sự hình thành và phát triển các TĐKT tư nhân còn chưa được thể hiện rõ. Hiện nay, ngoại trừ các quy định về TĐKT nhà nước, vẫn chưa hình thành được tiêu chí để nhận diện các TĐKT tư nhân như quy mô vốn, lao động, số lượng DN thành viên, dung lượng thị trường,… Việc thừa nhận các TĐKT tư nhân vẫn chỉ dừng lại ở mức độ chủ trương, hệ thống quy định chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các TĐKT tư n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế bền vững Tập đoàn kinh tế Kinh tế tư nhân Tăng trưởng kinh tế Việt Nam Hội nhập kinh tế quốc tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 431 0 0
-
8 trang 350 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 348 0 0 -
6 trang 202 0 0
-
12 trang 188 0 0
-
Tái cơ cấu để phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam
6 trang 181 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 177 0 0 -
6 trang 174 0 0
-
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 173 0 0 -
11 trang 173 4 0