Danh mục

Tập luyện dưới nước

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.22 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tập thể dục thể thao dưới nước vừa mát mẻ vừa có lợi là giảm được trọng lực, rất phù hợp với những người ít hoặc khó vận động. Trọng lượng cơ thể phát sinh nhiều áp lực lên các khớp khi vận động, là một yếu tố cản trở việc tập luyện thể thao và có thể gây chấn thương. Nhu cầu giảm thiểu ảnh hưởng trọng lực được giải quyết rất khoa học bằng cách tập luyện trong môi trường nước. Bài tập tim mạch - hô hấp Gồm có đi bộ, chạy bộ, aerobic dưới nước......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập luyện dưới nước Tập luyện dưới nước Tập thể dục thể thao dưới nước vừa mát mẻ vừa có lợi là giảm đượctrọng lực, rất phù hợp với những người ít hoặc khó vận động. Trọng lượng cơ thể phát sinh nhiều áp lực lên các khớp khi vận động,là một yếu tố cản trở việc tập luyện thể thao và có thể gây chấn thương. Nhucầu giảm thiểu ảnh hưởng trọng lực được giải quyết rất khoa học bằng cáchtập luyện trong môi trường nước. Bài tập tim mạch - hô hấp Gồm có đi bộ, chạy bộ, aerobic dưới nước... Theo Hội Y học thể thaoHoa Kỳ (ACSM), kết quả tập luyện phụ thuộc bốn yếu tố: 1) Vận động đầy đủ nhóm cơ lớn ở phần thân trên và thân dưới nhưvai, ngực, lưng, mông, đùi trước, đùi sau. 2) Thời gian tập ít nhất 20-30 phút. 3) Cường độ tập luyện trong vùng 60-90% nhịp tim tối đa. 4) Tập 3-5 buổi/tuần, nếu ít hơn sẽ không đạt hiệu quả lâu dài, cònnếu nhiều hơn thì cơ thể không kịp phục hồi dẫn đến quá tải. Đi bộ thường ở mức nước từ hông đến ngực, nước càng sâu càng tốnnhiều năng lượng và mau mệt. Điều quan trọng nhất là cần liên tục thay đổiđộ dài sải chân, chiều cao bước chân, điểm tiếp đất của bàn chân, hướng dichuyển để tạo sự cân bằng giữa các nhóm cơ, tránh quá tải một nhóm cơnhất định do sức cản của nước. Chạy bộ cũng tương tự nhưng nên tập ở độ sâu từ ngực đến vai nhằmgiảm áp lực lên các khớp háng, gối, cổ chân (giảm được gần một nửa so vớimực nước ngang hông). Bước chân ngắn và nhanh hơn đi bộ một chút. Haitay nên để trong nước để giữ thăng bằng và tạo thêm lực cản cho bước dichuyển. Tránh cúi người tới trước hoặc đua tốc độ vì mau chóng bị kiệt sứccũng như bị chấn thương. Với cùng một khối lượng tập luyện thì quãng đường đi bộ dưới nướcchỉ bằng 1/3 và chạy bộ dưới nước chỉ bằng 1/4 so với trên cạn. Khớp vừađược giảm áp lực vừa được sử dụng tiết kiệm là lợi ích lớn nhất khi chúng tatập luyện dưới nước. Trước khi tập nên làm nóng kỹ để tim không bị tăng hoạt động độtngột. Sau tập cần làm nguội năm phút chờ tim trở về mức bình thường. Nếulên bờ quá nhanh có thể bị choáng váng, chóng mặt. Bài tập dạng này tiêu thụ 450-700 calo/giờ, chiếm 3/4 trong đó là mỡ.Nếu tập nhẹ hơn, trong 45-60 phút chỉ giúp giảm cân chứ không giúp tăngsức khỏe hệ tim mạch - hô hấp. Bài tập thể lực Người bị giới hạn vận động gặp rất nhiều khó khăn khi tập thể lực trêncạn. Tập dưới nước giải phóng bớt sự chi phối của trọng lực, giúp cơ thể thưgiãn và tập trung cho nhóm cơ cần luyện tập. Đặc biệt, có thể linh động điềuchỉnh sức cản của nước phù hợp với sức lực từng người, từng nhóm cơ, tùytheo tốc độ vận động. Phần tập chính có thể thiên về sức mạnh hoặc sức bền. Nếu muốn tậpsức mạnh cơ bắp thì mỗi động tác thực hiện 8-12 lần, lặp lại 2-3 đợt và dầndần tăng kháng lực để tạo sự tiến bộ, với dụng cụ chủ yếu là dây thun, dây lòxo. Tập sức bền săn chắc cơ thì mỗi động tác thực hiện 15-60 lần, dụng cụhỗ trợ tạo lực cản vô cùng phong phú như chân vịt, găng màng, mốp xốp tùytheo sự sáng tạo của mỗi người. Tập thể lực chỉ cần 2-3 buổi/tuần, mỗi buổi45-60 phút. Động tác nên thực hiện hết tầm độ vận động khớp là điểm khácbiệt với tập trên cạn. Buổi tập nên có 8-10 bài khác nhau phân bổ đều chocác nhóm cơ lớn, có thể theo gợi ý sau: Vai: thẳng tay nâng lên xuống, dang ngang, xoay tròn quanh khớpvai. Cánh tay: đẩy nước tới trước rồi kéo lại, đẩy nước ra hai bên rồi kéolại. Thân người: dang tay xoay qua lại hai bên. Đùi: nâng đùi lên xuống, duỗi thẳng chân đá ra theo bốn hướng trước,sau, phải, trái. Cổ chân: nhón chân lên xuống, đạp bàn chân vào nước... Ngoài những bài tập trên, môn thể thao “mát mẻ” nhất này còn có rấtnhiều điều lý thú để khám phá như nhảy dưới nước, quần vợt dưới nước, đạpxe dưới nước, aerobic cường độ cao, tập vùng nước sâu với dụng cụ nổi, tậpliên hoàn... dành cho người có sức khỏe tốt. Quá trình tập luyện không bị gòbó mà luôn mang nét biến hóa ngẫu hứng sẽ giúp đầu óc chúng ta thật sảngkhoái và tươi vui. Người không biết bơi cũng tập được Lực đẩy của nước làm giảm 90% thể trọng ở độ sâu ngang vai, tạothêm cơ hội rèn luyện sức khỏe cho những người bị viêm khớp, béo phì, đaulưng, làm những loại nghề nghiệp ít vận động, phụ nữ trước và sau sinh,người cần phục hồi sau chấn thương, lớn tuổi... Bài tập chia thành hai nhóm rèn luyện hệ tim mạch - hô hấp và rènluyện thể lực, được thực hiện trong vùng nước cạn nên hoàn toàn phù hợpvới cả người không biết bơi. ...

Tài liệu được xem nhiều: