Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương Định Phước Thần QuânTáo Thần nếu gọi đầy đủ là :-「Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương Định Phước Thần Quân 」, tục xưng 「Táo Quân 」, hoặc xưng 「Táo Quân Công 」、「Tư Mệnh Chân Quân 」、「Cửu Thiên Đông Trù Yên Chủ 」、「Hộ Trạch Thiên Tôn 」hoặc 「Táo Vương 」, miền BẮC gọi Ngài là 「Táo Vương Gia 」.Người ở Đài Loan tôn Ngài là một trong ba “Ân chủ”, là vị thần của nhà bếp. Ngọc Đế sắc phong cho Ngài là :「Ngọc Thanh Phụ Tướng Cửu Thiên Đông Trù...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
tập quán thờ các vị thần Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương Định Phước Thần QuânTáo Thần nếu gọi đầy đủ là :-「Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương ĐịnhPhước Thần Quân 」, tục xưng 「Táo Quân 」, hoặc xưng 「Táo Quân Công」、「Tư Mệnh Chân Quân 」、「Cửu Thiên Đông Trù Yên Chủ 」、「Hộ TrạchThiên Tôn 」hoặc 「Táo Vương 」, miền BẮC gọi Ngài là 「Táo Vương Gia」.Người ở Đài Loan tôn Ngài là một trong ba “Ân chủ”, là vị thần của nhà bếp.Ngọc Đế sắc phong cho Ngài là :「Ngọc Thanh Phụ Tướng Cửu Thiên Đông TrùTư Mệnh Táo Vương Chân Quân 」. Lại có hiệu 「Đông Trù Tư Mệnh Định PhướcChân Quân 」hoặc 「Cửu Thiên Tư Mệnh Hộ Trạch Thiên Tôn 」. Đông trù là chỉchung cho tất cả các nhà bếp.*Thờ Táo Thần là một tập quán có từ xa xưa của nước ta (TQ). Nó có nguồn gốc rấtsớm, từ đời nhà Thương trong dân gian đã thờ phượng rộng khắp. Trong sách Chu Lễđã ghi tên Ngài Tử Lê ở Dụ Tỏa là Táo Thần rồi. Đến đời Tần, Hán thì được đưa vàolàm một trong đối tượng thờ phụng. Gồm:- Môn Thần(thần giữ cửa nhà), Tỉnh Thần(thần giếng), Xí Thần (thần nhà cầu), Thần Trung Lựu (giữ nhà) và Táo Thần. Năm vịthần linh nầy phụ trách việc gìn giữ sự bình an hạnh phúc cho một gia đình, thuộc về“thần gia đình”. Cho nên, tại các đình miếu không thờ Táo Thần, nên không thấy miếuđình nào có chỗ thờ Táo Thần cả.*Đời Đông Hán, ông Khổng An Quốc trong quyển “Cháu mười ba đời Khổng Tử” có viết “Táo Thần có chức trách ghi chép công và tội của người trong nhà để tâu lên thiênđình, thờ phụng Ngài để có phước lành”. Như vậy, nhiệm vụ của Táo Thần rất quantrọng, ngoài việc quản lý về bếp núc tức sự ăn uống để sống của con người , còn cóthêm nhiệm vụ theo dõi việc thiện ác của con người nữa !Đa số gia đình thường treo một tấm hình Ông Táo ngay trên vách bếp, hoặc một bài vịbằng gổ viết “Đông Trù Tư Mệnh Định Phước Táo Quân Chi Thần Vị” hay “Định Phướctáo Quân”. Hai bên có hai câu liễn:- Thượng thiên ngôn hảo sự–Hạ giới bảo bình an”(Lên trời tâu việc tốt—Xuống phàm hộ bình an). Hình ảnh Táo Thần tùy nơi mà vẽ khácnhau. Thường thì vẽ hình hai vợ chồng gọi là “Táo Vương Gia” (ông vua táo) và “TáoVương Nãi Nãi” (mẹ táo). Lại có những nơi chỉ họa một vị thôi, gọi là “Độc Tọa táoVương” (một vua Táo ngồi).*Ở nông thôn thưở xưa, nhà nào cũng có thờ Ông Táo, bởi vì “Dân lấy ăn làm trời” mà .Trong xã hội nông nghiệp, có những nhà ba đời , bốn đời thậm chí năm đời cùng sốngchung (ngũ đại đồng đường). Mỗi ngày có đến ba bửa cơm đều từ nhà bếp cung ứng,làm sao không giữ địa vị quan trọng cho được ?Vì thế, NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ phải cho Táo Thần hạ phàm nhận nhiệm vụ “Quản lýviệc bếp núc trong nhà” là đúng rồi !Từ lúc Đạo giáo hưng thịnh, thì họ cho rằng Táo Thần ở trên Cửu Thiên giữ sổ sáchxuất sanh của con người , nên tôn là “Cửu Thiên Tư Mệnh Chân Quân”.*Sinh nhật hàng năm của Tư Mệnh Táo Quân là ngày mùng ba tháng tám, dân gian cótục cúng Ngài bằng “mì chay và trà”, đốt giấy tiền vàng bạc.Táo Thần là vị nào ? Thân thế của Ngài có nhiều truyền thuyết rất mê li hấp dẫn. Khảocứu trong các sách từ xưa đến nay, có ít nhất là bảy truyền thuyết về “Vua bếp” . Cóthuyết thì nói Táo Thần có tên là TÔ CÁT LỢI, thuyết nói là TRƯƠNG THIỆN tự TỬQUÁCH . Còn trong sách “Dậu Dương Tạp Trở” thì nói :-“…ông tên là NGỖI, đẹp nhưcon gái. Hoặc là ông họ Trương tên Thiện, tự Tử Quách, vợ tên là KHANH KỴ, có khigọi Ngài là NHƯỠNG TỬ.Trong ca dao dân gian có câu:“Táo Thần vương gia bổn tính Trương—Nhất uyển thanh thủy tam táo hương”(ông Táo vốn là người họ Trương, cúng một chén nước ba cây hương).*Có thuyết lại cho rằng , Ông Táo chính là Viêm Đế thuộc họ Thần Nông khi xưa, chếtđược Ngọc Đế phong làm Táo Thần. Trong sách “Hoài nam Tử” ghi “Viêm Đế giữ chứcHỏa Quan, chết làm Táo Thần”.Có thuyết thì nói Ngài là TOẠI NHÂN, bởi vì xưa kia Toại Nhân đã dạy người kéo câylấy lửa.Có thuyết nói Táo Quân là con trai của Chuyên Húc đời Tam Hoàng Ngũ Đế. Sách“Chu Ký” viết:- “Chuyên Húc có đứa con trai tên LY , tự Chúc Dung, được thờ làm TáoThần”.*Lại có thuyết nói rằng Táo Thần vốn là một thiên thần, vì không làm tròn bổn phận nênbị giáng xuống phàm trần, coi sóc việc bếp núc của mỗi nhà , lần lựa bận bịu không thểtrở về trời được.Việc một người sau khi chết được trở thành “Thần” là một tiền lệ xưa nhất của văn hóaTrung Quốc.-Chuyện chép rằng, ngày xưa có một người quá nghèo, đến nổi phải cho vợ con đi ởmướn , sau đó trở thành người ăn xin của vợ con ba bửa cơm hàng ngày. Quá hổ thẹnnên ông ta nhảy vào lửa mà chết. Bà vợ tưởng niệm chồng bằng cách đặt một bài vịthờ ông ta ngay ở chỗ khuôn bếp, sớm chiều cúng kính. Có ai hỏi thì đáp là “thờ vuabếp”. Người đời bắt chước làm theo nên thành ra tập tục như ngày nay.-Cũng có một truyền thuyết khác, thưở xưa có gia đình vợ chồng người họ Trương, vìnhà nghèo mà lại gặp năm mất mùa, bất đắc dĩ phải cho vợ cải giá (lấy chồng khác)làm thiêp cho một người giàu có. Ông nhà giàu nầy rất tốt bụng, thường hay tổ chứccác buổi “tế bần”, giao cho các tì ...