Danh mục

'Tập san phê bình' - một ấn phẩm tư nhân ở miền Bắc hồi 1957-58

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 167.29 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có vẻ như cả giới văn học lẫn giới nghiên cứu lịch sử báo chí hiện nay đều không còn biết gì đến ấn phẩm này; chứng cứ là không tìm thấy bất cứ dấu vết nào của ấn phẩm này trong một vài cuốn sách thống kê hoặc chỉ dẫn, ví dụ cuốn Từ điển thư tịch báo chí Việt Nam (Nguyễn Thành soạn,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Tập san phê bình” - một ấn phẩm tư nhân ở miền Bắc hồi 1957-58 “Tập san phê bình” - một ấn phẩm tư nhân ở miền Bắc hồi 1957-58 Có vẻ như cả giới văn học lẫn giới nghiên cứu lịch sử báo chí hiện nay đều khôngcòn biết gì đến ấn phẩm này; chứng cứ là không tìm thấy bất cứ dấu vết nào của ấn phẩmnày trong một vài cuốn sách thống kê hoặc chỉ dẫn, ví dụ cuốn Từ điển thư tịch báo chíViệt Nam (Nguyễn Thành soạn, Nxb. VHTT, 2001), hoặc cuốn Sơ thảo lịch sử báo chí HàNội (Hội Nhà báo Hà Nội biên soạn, Nxb. Chính trị quốc gia, 2004). Thật ra thì cũng đã có một số nhà nghiên cứu văn học ít nhiều biết đến tập san này,nói đúng hơn là họ biết có một số Tập san phê bình chuyên về tác gia Vũ Trọng Phụng.Tôi nhớ, hồi giữa những năm 1990, bà Vũ Mỵ Hằng, con gái nhà văn họ Vũ, được ai đótặng một bản in của tập san này, và bà Hằng đã chụp nhiều bản sao (photocopy) tặng lạicho một số nhà báo, nhà văn, nhà nghiên cứu, trong đó có tôi. Đây cũng là tài liệu đã đượcnhắc tới trong các bài nghiên cứu và các thư mục nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng hồinhững năm 1990. Tuy nhiên, ngoài ấn bản lẻ kể trên, toàn bộ tập san phê bình này vẫnnằm ngoài tầm nhận biết của giới văn nghệ và giới nghiên cứu. Tôi chỉ mới tìm thấy Tập san Phê bình này rất gần đây, vào đầu tháng 3/2009, nhânđọc lại một số tờ báo Hà Nội hồi giữa những năm 1950. Chính trên các nhật báo Thờimới, Hà Nội hàng ngày, tôi đã thấy dấu vết tập san này trên những khung quảng cáo; điềuđó thúc đẩy tôi xem kỹ trong cơ sở dữ liệu các thư viện ở Hà Nội, và tôi đã tìm thấy mộtsưu tập của tập san này, tuy không còn thật đầy đủ, nhưng cũng tạm cho phép hình dungđôi nét về ấn phẩm đã gần như bị quên hẳn này. Ban đầu, nó là một phụ san. Phụ san phê bình của nhật báo Hà Nội hàng ngày làmột ấn phẩm không định kỳ, tập 1 ra khoảng đầu năm 1957, do Thiều Quang chủ biên,gồm 28 trang khổ A4; tập 2 ra khoảng tháng 3/1957, gồm 20 trang A4, các bài trong tậpnày đều là của tác giả Thiều Quang; trong năm 1957 phụ san này còn ra thêm 4 tập nữa(hiện không có trong bộ sưu tập hiện còn). Sang năm 1958, nó đổi tên là Tập san Phê bình; tuy không còn là phụ san nữanhưng vẫn ghi rõ là năm thứ hai, tức là tiếp nối “phụ san” năm trước; nó tự xác định “rahàng tháng” nhưng không ghi rõ kỳ hạn in và phát hành mỗi số; về thể tài thì ở trang bìacó ghi rõ đây là “nghị luận văn học”, hoặc “nghị luận văn học, xã hội”, và vì đã là một ấnphẩm độc lập nên có nêu tên chủ nhiệm là Thiều Quang, có địa chỉ tòa soạn là 64 BạchMai, Hà Nội; ở Tập san Phê bình số 3/1958 có đăng thành phần ban biên tập gồm: VănHữu, Tân Thanh, Thiều Quang, Lê Xuân Vũ, Chu Thiên, Danh Bình, Việt Hoài, LêQuang, Ngọc Hương, Dương Minh, Ngọc Điến, Phùng Văn Chính, Chu Hà, Triêu Dương,Trúc Đường, Đình Quý; trong đó thường trực gồm Văn Hữu, Tân Thanh, Dương Minh vàchủ biên là Thiều Quang. Xem qua nội dung bài vở đăng tải trên ấn phẩm, có thể thấy là tập san này đã xuấthiện bằng việc tham dự vào dòng ngôn luận đang sôi động trên báo chí Hà Nội đươngthời, hưởng ứng việc phê phán báo Nhân văn và các tập sách Giai phẩm của nhà xuất bảnMinh Đức. Tập 1/1957 Phụ san phê bình có những bài như: Báo “Nhân văn” với vấn đề tự dodân chủ (tr.3-5), Phê bình “Con người Trần Dần”, hồi ký của Hoàng Cầm, báo “Nhânvăn” số 1 (tr.6-9); Nhân “Câu chuyện mấy người tự tử” thơ của Lê Đạt, báo “Nhân văn”số 1 (tr.10-14); Xét lại giá trị bài thơ “Nhất định thắng” của Trần Dần (tr.14-17); – tất cảcác bài trên đều của Thiều Quang; Vài ý kiến với ông Nguyễn Hữu Đang về vấn đề trămhoa đua nở (tr.18-25) của Lê Xuân Vũ. Tập 2/1957 Phụ san phê bình có phụ đề Những khuynh hướng tư tưởng lỗi thời vớitất cả các bài đều của Thiều Quang: Đều bước tiến trên con đường đấu tranh tưtưởng (tr.3-4); Vang bóng một dĩ vãng qua “Tiếng sáo tiền kiếp” của Trần Duy, “Giaiphẩm mùa thu” tập 1 (tr.5-9); Cách nhìn lệch lạc của Chu Ngọc về “con người” của nhàtướng Nguyễn Sơn, bài trên “Nhân văn” số 5 (tr.9-10); Tính chất con người của thi sĩ giàhọ Đỗ, trong truyện của Huy Phương, “Sách tết Minh Đức” (tr.11-12); Một khuynhhướng văn nghệ lỗi thời ở Trần Lê Văn qua “Viết bài báo tết” –“Sách tết MinhĐức” (tr.13-15); Quan niệm sùng bái cá nhân và cách chống sùng bái cá nhân của ôngTrương Tửu, “Giai phẩm mùa thu” tập 2 (tr.15-18). (Như đã nói ở trên, các tập từ 3/1957 đến 6/1957 của Phụ san phê bình này hiệnchưa tìm thấy). Các số ra trong năm 1958 (thường gọi là “số”, cũng có lúc gọi là “tập”), mang têngọi Tập san phê bình, tức là một tập san độc lập (không phải “phụ san” của ấn phẩm nàokhác), bài vở vẫn hướng vào chủ đề đấu tranh tư tưởng văn nghệ ở miền Bắc đương thời,nhất là những thảo luận và tranh luận xung quanh các sáng tác và nghị luận đăng trên tuầnbáo “Văn” của Hội Nhà văn Việt Nam từ giữa 1957. Số 1/1958 có những bài: Góp ý kiến với ông Văn Hữu về bài trả lời ông ThếToàn (tr.1-3) của Duy Thanh, đáp lại bài của Văn Hữu trên Tập san phê bình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: