Danh mục

Tàu thủy - Thiết kế và lắp ráp thiết bị

Số trang: 573      Loại file: pdf      Dung lượng: 20.30 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Thiết kế và lắp ráp thiết bị tàu thủy của tác giả Nguyễn Đăng Cường có kết cấu gồm 11 chương sẽ cung cấp cho các bạn các kiến thức về tính toán, thiết kế, gia công lắp ráp, thử nghiệm và sửa chữa hầu hết các thiết bị trên tàu thủy... Tài liệu là cẩm nang bổ ích cho các đảng viên, sinh viên, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư trong lĩnh vực thiết kế, đóng tàu và vận hành tàu thủy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tàu thủy - Thiết kế và lắp ráp thiết bị LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam có bờ biển chạy suất chiều dài hình chữ S của Tổ quốc thân thương. Đó là tiềm năng lất lớn cho ngành đóng tàu biển. Khoảng hai thập kỷ trở lại đây, chưa có một cuốn sách mới nào về tàu biển mà được viết hoàn chỉnh, phong phú và súc tích cả về lý thuyết lần thực hành như cuốn sách THIẾT KẾ LĂP RÁP THIẾT BỊ TÀU THỦY của tác giả NCUYỄN ĐĂNC CƯỜNG. Tác giả tốt nghiệp Thạc sĩ đóng tàu từ 1964 tại Ba Lan - nước có công nghiệp đóng tàu hiện đại tầm cỡ thế giới. Ông thuộc thế hệ đầu tiên, đã có đóng góp đáng kể cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam, nhất là về tàu cá. Là tác giả của 2 cuốn sách Lắp ráp sửa chữa thiết bị tàu thủy. Tuyển tập mẫu tàu cá Vệt Nam, một số báo cáo khoa học, biên soạn một số chương trong quy phạm tàu biển đầu tiên của Việt Nam. ông có những công trình nghiên cứu và thiết kế được ứng dụng rộng rãi và đã hướng dẫn nhiều sinh viên tốt nghiệp. Với xu thế công nghiệp hóa và hiện đại hóa Ở nước ta, trong sách này Tác giả đã bổ sung, mở rộng khá phong phú các vấn đề : tính toán, thiết kế, gia công lắp ráp, thử nghiệm và sửa chữa của hầu hết các thiết bị trên tàu thủy. Một mặt nâng cao tam lý thuyết, đủ đề làm sáng tỏ các vấn đề kỹ thuật trong công nghiệp đóng tàu hiện đại, mặt khác tác giả đã cố gắng chú ý thích đáng đến trình độ còn hạn chế của công nghiệp đóng tàu Ở nước ta. Vì vậy sách được trình bày một cách súc tích, thiết thực đề bạn đọc có thề ứng dụng nhanh chóng dễ dàng có hiệu quả trong công' tác thực tiễn. Là người đã nhiều năm tiếp xúc với nghề cá và tàu cá, tác giả đã viết Chương 11 Nghề cá và tàu cá sinh động và hấp dẫn, chắc chắn sẽ cuốn hút và làm cho các bạn thêm yếu biển và tàu biền. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật hy vọng THIẾT KẾ LẤP RÁP THIẾT BỊ TÀU THỦY sẽ là cẩm nang bồ ích, người bạn đồng hành hữu hiệu cửa các đảng viên, sinh viên, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư trong lĩnh vực thiết kế, đóng sửa và vận hành tàu thủy. Cuốn sách quả là một công trình lao động khoa học công phu mà tác giả với cả bầu tâm huyết của mình muốn qua đây đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách của tác giả Nguyễn Đãng Cường Nhà xuất bản và tác giả mong nhận được ý kiến xây dựng của bạn đọc gửi theo địa chỉ : Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật - 28 Đồng Khởi, Quận 1 - ĐT : 8225062 -- 8290228 và địa chỉ tác giả NCUYỄN ĐĂNG CƯỜNG - 25/6 Bà Lê Chân, Quận 1 - ĐT : (08) 8225393 và 090844/95. NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT CHƯƠNG THỨ NHẤT NHƯNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ TRỤC ĐỘNG LỰC TÀU Hệ trục động lực (Hệ trục) của tàu bao gồm từ máy chính : trục cơ, trục đẩy, trục trung gian, trục chân vịt (trục ống bao), chân vịt vả các Ổ đỡ trục. Nếu ví con tàu như một cơ thể sống, thì buồng máy là trái tim và hệ trục là động mạch chính. Hệ trục có chức năng truyền mô men xoắn từ máy chính đến chân vịt, nhờ đó chân vịt quay và tạo ra lực đẩy tàu đi tới. Cho nên hệ trục có vai trò hết sức quan trọng, có tính quyết định năng lực hoạt động của tàu. Bởi vậy việc hiểu biết sâu rộng từ khâu nghiên cứu, thiết kế, gia công, lắp ráp vận hành, sửa chữa là rất cần thiết đối với mỗi người kỹ sư, cán bộ kỹ thuật ngành đóng tàu. I. ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA HỆ TRỤC Hệ trục làm việc trong điều kiện rất phức tạp. Một đầu hệ trục nối liền với máy chính - chịu tác dụng trực tiếp của mô men xoắn từ máy chính, đầu kia mang chân vịt - chịu trực tiếp mô men cản của chân vịt trong sóng gió Ngoài ra hệ trục phải chịu lực đẩy của chân vịt, chịu tác dụng của trọng lượng bản thân và ứng suất bổ sung do : dao động, lắp ráp, uốn chung vỏ tàu, biến dạng cục bộ của ki và đáy tàu vv... Chúng ta biết rằng, hệ trục tựa trên các gối đỡ, mà gối đỡ . thì đặt trực tiếp lên phần đáy tàu. Chân vịt hoạt động trong nước biển với điều kiện sóng gió bất thường. Cho nên sự uốn chung của vỏ tàu dẫn đến uốn trục. Biến dạng cục bộ của ki tàu, đáy tàu do hạ thủy, do chất hàng vv... dẫn đến làm sai lệch vị trí các gối đỡ. Sự uốn chung của vỗ tàu gây nên bởi các yếu tố sau đây : Thay đổi ứng suất do hàn vỏ tàu. - Vỏ tàu bị mặt trời chiếu về một phía. Thay đổi ứng suất khi hạ thủy. - Chênh lệch nhiệt độ giữa phần chìm và nổi trên mặt nước. - Thay đôi tải khi lắp các trang, thiết bị, máy móc. - Bị uốn do mắc cạn vv.... Để tránh những ứng suất bổ sung, người ta phải cố gắng đảm bảo sự đồng tâm của các đoạn trong hệ trục. Ngoài ra còn phải bố trí gối đờ và buồng máy tàu hợp lý, đồng thời đảm bảo độ chính xác trong gia công, lắp ráp. Tuy nhiên trong thực tế việc đám bảo sự đồng tâm của hệ trục cũng có nhiều khó khăn vì các lý do sau : - Khó đo đạc chính xác vì còn nhiều công đoạn khác đang thực hiện thi công. Biến dạng do hàn vỏ tàu, áp lực trên ki tàu thay đa trong quá trình đóng lắp, lúc trên triền, lúc dưới nước, biến dạng khi hạ thủy, do lắp đặt các thiết bị máy móc, ảnh hưởng của nhiệt độ v.v... Để đạt độ chính xác tối đa trong lắp ráp. người ta phải cố gắng loại trừ tất cả các khâu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đo đạc trong lắp ráp ví dụ : Khi căng tim hệ trục (rất quan trọng) được thực hiện ngoài giờ làm việc hoặc vào buổi tối, khi mà toàn bộ các khâu đóng lắp khác ngừng hoạt động, nhiệt độ môi trường ổn định VV... II. SỐ LƯỢNG HỆ TRỤC TRÊN TÀU Trên tàu thông thường chỉ lắp 1 hoặc 2 hệ trục độc lập hoặc chung 1 máy chính, tuy nhiên cũng có khi lắp đến 5 hệ trục (từ 1 đến 5 máy và chân vịt). Ở tàu phá băng ngoài chân vịt, phía lái, còn có thể có chân vịt phía mũi để phá băng, nhưng ít khi gặp vì phức tạp trong bảo quản và vận hành. Số lượng hệ trục phụ thuộc vào kiểu dáng và tính chất của tàu, loại và đặc điểm máy chính, chế độ làm việc, hiệu quả tinh tế độ tin cậy trong vận hành và vị ta đặt máy trên tàu. 1. Tàu có 1 hệ trục : thì được bố in ở mặt phẳ ...

Tài liệu được xem nhiều: