Trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam, từ những tượng cổ điển ở thời Lý, đến loạt tượng Phật - tượng Tổ - tượng Hậu thế kỷ XVI -XVII với nhiều tác phẩm đặc sắc trong các chùa là sự khẳng định tài năng của nghệ sĩ Việt Nam. Thế kỷ XVIII ít có điều kiện cho điêu khắc phát triển, song là sự tích tụ âm ỉ của những kỳ tài Nguyễn Công Huệ, Tô Phú Vượng,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tây thiên thập bát tổ
Tây thiên thập bát tổ
Trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam, từ những tượng cổ điển ở thời Lý, đến
loạt tượng Phật - tượng Tổ - tượng Hậu thế kỷ XVI -XVII với nhiều tác phẩm đặc
sắc trong các chùa là sự khẳng định tài năng của nghệ sĩ Việt Nam. Thế kỷ XVIII
ít có điều kiện cho điêu khắc phát triển, song là sự tích tụ âm ỉ của những kỳ tài
Nguyễn Công Huệ, Tô Phú Vượng, Hoàng Đình Ưc và Đào Thúc Kiên. . . để đến
thời Tây Sơn đã chớp cơ hội tốt nhất, sáng tạo ra những tuyệt tác Tượng chùa
Tây Phương mà đỉnh điểm là bộ tượng Tây thiên thập bát tổ (西天十八祖) mà
chúng ta quen gọi là 18 vị La Hán chùa Tây Phương.
Năm 1632, vào đời vua Lê Thần Tông, một ngôi chùa được xây dựng thượng điện
3 gian và hậu cung cùng hành lang 20 gian. Khoảng những năm 1657-1682, Tây
Đô Vương Trịnh Tạc lại cho phá chùa cũ, xây lại chùa mới và tam quan. Đến năm
1794 dưới thời nhà Tây Sơn, chùa lại được đại tu hoàn toàn với tên mới là Tây
Phương Cổ Tự và hình dáng kiến trúc còn để lại như ngày nay.
Hệ thống tượng Tây thiên thập bát tổ (Các vị Tổ kế đăng) ở chùa Tây phương
trước 1943 và ngày nay bày có khác nhau, song cơ bản được tập trung ở toà chùa
trong của khu Tam Bảo, vì thế toà chùa này mang tính Hậu đường hơn là chùa
Thượng.
Không rõ trước kia tượng các vị Tổ được bày theo hệ thống nào, hiện nay không
bày theo trật tự kế đăng nhưng cũng không quá lộn xộn. Trừ Tổ thứ 1 Ca Diếp
Tôn giả và Tổ thứ 2 A Nan Đà tôn giả bày ở Phật điện chính trong bộ tượng Nhất
Phật Nhị tôn giả, các Tổ khác được bày ở gian bên của toà chùa trong, do tượng
có pho đứng pho ngồi đã gây được nhịp điệu vui mắt, có vươn lên, có dàn trải với
quãng cách khác nhau.
Hệ thống tượng Tổ kế đăng ở chùa Tây Phương có 18 pho là 18 cá thể, mỗi người
một dạng vẻ, một tư thế, ai nấy có cuộc sống riêng biệt rất sắc nét, tất cả đều sống
động. Đối chiếu những tượng này với hình vẽ trong thư tịch cổ Thiền uyển kế
đăng lục soạn từ thời Lê Trung Hưng thì hầu hết có bố cục giống nhau, chỉ một ít
tượng khác hẳn bố cục song vẫn đồng nhất về cái chung và nhất là ở những chi tiết
đặc thù. Vì thế qua nhận diện có thể khôi phục chính xác tên và xây dựng lai lịch
cho từng nhân vật. Bám theo hình mẫu trong thư tịch cổ, nhấn mạnh tính cách cá
nhân, các nhà điêu khắc xưa đã sáng tạo được những tác phẩm điêu khắc mang
đậm chất chân dung, chẳng những nắm bắt cấu tạo cơ thể chính xác, mà còn đi sâu
vào cuộc sống nội tâm của nhân vật, đảm bảo được cả hai mặt của loại hình tác
phẩm chân dung là giống và sống, cái giống ở đây là chất người của nhân vật đã
tạo thành mẫu hình ổn định trong ý thức người xem. Các vị Tổ đều là người Ấn
Độ, song ở chùa Tây Phương tượng các vị đã được các nghệ nhân Việt Nam sáng
tạo mang phong cách riêng của nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Chúng ta gặp ở
đây sự xum họp của những lớp người Việt đang sinh sống trên mọi miền quê đất
nước. Nó đạt tính dân tộc ở thời điểm ra đời, và giữ mãi tính dân tộc ấy để đóng
góp một diện mạo Việt Nam vào kho tàng nghệ thuật tạo hình thế giới.
Bộ tượng Tây thiên thập bát tổ:
Tổ thứ 1: Ma-ha-ca-diếp (摩訶迦葉 mahākāśyapa)
Ở chùa Tây Phương, tượng Ca Diếp hiện đứng ở bên trái tượng Tuyết Sơn, là một
người tuổi cao, ăn mặc nghiêm chỉnh, ánh mắt tinh tường, khoát tay ở thế chém .
Đây là một pho đậm chất chân dung, đặc tả cả dung mạo v à tính cách.
Gọi tắt là Ca Diếp nghĩa là uống ánh hào quang nên còn gọi là Ẩm Quang. Trong
một kiếp xa xưa, Ca Diếp đã giúp cô gái tán cục vàng để thếp lên chỗ tượng Phật
bị bong, vì thế liền 91 kiếp thân 2 người đều có màu vàng ròng. Trước khi khuất
gia, ông làm thợ kim hoàn, rất sành tuổi vàng ròng. Là con một gia đình Bà La
Môn, song ông quyết xả bỏ dòng dõi để tu theo Phật trở thành người nêu cao đạo
lớn. Khi Đức Phật Thích Ca ở núi Linh Thúy, một hôm giơ bông hoa cho mọi
xem. Hàng trăm vạn người không hiểu ý, chỉ một mình Ca Diếp hiểu ý, rạng rỡ
mỉm cười. Đức Phật bèn nói: Ta có chính pháp nhãn tạng, nay trao cho ông Diệu
pháp Niết bàn, phong ngài làm Tổ sư đầu tay cai quản Giáo hội Tăng già. Sau khi
Đức Phật nhập diệt, ngài gõ chuông tập hợp chúng tăng kết tập ba tạng kinh điển
tiểu thừa. Khi A Nan chứng quả A La Hán, ngài truyền cho y bát .
Tổ thứ 2: A-nan-đà (阿難陀 ānanda)
Theo quy định của bài trí Phật điện, A Nan phải được bày sóng đôi với Ca Diếp
trong bộ tượng Nhất Phật nhị tôn giả, đáng ra ở bên phải Tuyết Sơn thì trong
một lần bày lại đã tiến lên hàng trước đổi chỗ cho Đại Diệu Tường. Do tượng Ca
Diếp đứng nên với tính sóng đôi A Nan cũng được tạc ở thế đứng với hình dáng
chung nuột nà, trẻ trung, đang kết tập kinh tạng (ôm sách), ánh mắt v à khóe miệng
cùng cười vui vẻ. Nụ cười hể hả biểu hiện bản chất của nhân vật đã trở thành tên
gọi. Tượng được tạo dáng đứng thẳng chững chạc, những nếp áo chảy sóng c àng
làm tượng vươn lên trong khối chung óng nuột, tỷ lệ các phần cân đối, cả hình
dáng và nội tâm đều sáng láng.
A Nan, nghĩa là vui mừng, là Hoan Hỉ, Khánh Hỷ. Ngài là em thúc bá của đức
Ph ...