Danh mục

Tết với người Huế

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.97 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tết với người Huế. Ăn Tết Nguyên đán không phải là phong tục riêng của Huế. Tuy nhiên, Tết Huế có những nét riêng thú vị. Là kinh đô xưa, Huế còn giữ được nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết.Trước tiên, là ở phần lễ nghi, cúng kiếng. Nếu ở ngoài Bắc, người ta coi lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là nghi lễ khởi sự cho một cái Tết nên tổ chức rất trọng thị, thì ở Huế lễ cúng ông Táo có phần đơn giản hơn. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tết với người HuếTết với người Huế.Ăn Tết Nguyên đán không phải là phong tục riêng của Huế. Tuynhiên, Tết Huế có những nét riêng thú vị. Là kinh đô xưa, Huế còngiữ được nhiều cổ tục trong việc đón Tết và ăn Tết.Trước tiên, là ở phần lễ nghi, cúng kiếng. Nếu ở ngoài Bắc, người tacoi lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là nghi lễkhởi sự cho một cái Tết nên tổ chức rất trọng thị, thì ở Huế lễ cúngông Táo có phần đơn giản hơn.Đối với nhiều gia đình người Huế, ngày 23 tháng Chạp đơn thuần làchỉ là ngày thay cát lư hương, quét dọn bàn thờ gia tiên, và tiễn baông đầu rau bằng đất nung trên trang bếp ra chân ngôi miếu hay gốccổ thụ nơi đầu xóm để thay bằng ông Táo mới.Cái không khí Tết thực sự cảm nhận được phải từ sau ngày 25 thángChạp, khi các phường hội thợ thuyền làm lễ cúng tổ nghề, cũng là lễcúng tất niên, dù một số nghề vẫn tiếp tục hoạt động cho tới tận phútgiao thừa như thợ may hay thợ cắt tóc.Trước Tết, người Huế có thói quen đi thăm các phần mộ tổ tiên. Saukhi quét dọn bàn thờ, thay cát mới cho lư hương và đánh bóngnhững bộ tam sự, ngũ sự trên bàn thờ gia tiên, mọi người chuẩn bịhương hoa đi thăm viếng phần mộ những người thân đã quá vãng.Họ đến đó, dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc những luống hoa, bụi cỏ nơiphần mộ, rồi thắp mấy nén nhang mời người quá cố về ăn Tết vớigia đình.Với những người còn giữ những liên hệ ruột rà nơi quê quán thì lúcnày chính là dịp họ trở về thăm bà con nơi quê cũ, biếu người nàyhộp trà, người kia quả mứt để đón Tết. Đành rằng, người xứ quê cóthể mua sắm thật dễ dàng những thứ ấy nơi chợ huyện, chợ làng,nhưng họ thật sự quý trọng những món quà này bởi đó là tấm lòngcủa những người ly hương nhưng không ly tổ.Và họ cũng hào hiệp đáp lễ người miệt phố bằng dăm ba ký nếp, cânđậu hay nhành mai chúm chím nụ vàng, lòng những mong cái Tếtnơi phố phường sẽ thấm đẫm tình quê hương bản quán.Với các bà, các chị, Tết là dịp để họ trổ tài nữ công gia chánh. Ngàytrước, dường như người ta tự làm tất cả các món ăn mặn ngọt, chaytịnh... mà không phải mua thứ gì. Tết Huế có hàng trăm món ăn: mặnthì có bánh tét, dưa món, thịt bò dầm nước mắm, giò heo bó, chảthủ, nem tré, kim chi chuối chát, hành muối, kiệu chua... ngọt thì đủloại mứt bánh: mứt gừng, mứt dừa, mứt khoai lang, mứt bí đao, mứthạt sen, mứt me, mứt cóc, mứt xoài, bánh in, bánh thuẫn, bánh dẻo,bánh bó, chè xanh đánh, chè đông sương, chè khoai tía... Đồ ăn mặncó món gì thì đồ chay có món đó.Huế vốn nổi tiếng với các món cỗ chay cao cấp trong cung đình xưavà hầu hết các bà nội trợ đất thần linh đều biết nấu được một, haimón chay đặc sắc. Nhờ thế mà cỗ chay ngày Tết rất phong phú vàđặc sắc. Ngày nay, tuy hàng quà bánh trái tràn ngập chợ Tết nhưngđa phần phụ nữ Huế vẫn thích tự mình làm các món nhắm như thịtdầm, kim chi và đặc biệt là dưa món, thứ không thể thiếu trong TếtHuế.Sự cúng kiếng trong ngày Tết ở Huế mới thực sự cầu kỳ. Trước Tếtcó cúng ông Táo, cúng tổ nghề, cúng tất niên, cúng lên nêu, cúngrước ông bà về ăn Tết, cúng thần Hành khiển (thần coi sóc trongnăm), cúng giao thừa.Từ sáng Mồng Một Tết trở đi phải cúng ông bà ngày 3 bữa, ngày Sóccúng chay, ngày thường cúng mặn. Đến chiều mồng Ba phải làm cỗcúng đưa (tiễn ông bà về lại cõi trên). Tiếp theo là cúng đầu năm,cúng sao, cúng rằm Nguyên tiêu...Cũng chính nhờ cổ tục này mà người Huế dù đi làm ăn xa ở trongNam ngoài Bắc, Tết đến, cũng tranh thủ về với gia đình, không chỉ đểđược sum họp với người sống mà còn như muốn tìm trong không khíthành kính, linh thiêng ấy hình ảnh của những người thân đã khuấtbóng.Đêm giao thừa là lúc gia đình đoàn viên. Khác với ngoài Bắc, ở Huếkhông có tục hái lộc đầu năm nên người Huế không ra khỏi nhàtrước và sau khi giao thừa. Nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ởHuế vẫn giữ nguyên lộc biếc suốt cả mùa xuân.Mấy năm gần đây, nhà nước có tổ chức cầu truyền hình đêm giaothừa nên một bộ phận cư dân Huế, nhất là lớp trẻ, đã biệt ra khỏinhà vào đêm trừ tịch, song ít ai trở về nhà sau lúc giao thừa. Ấy làbởi cái tục đạp đất. Người Bắc cũng có lệ xông đất, nhưng dân Huếđã gọi rất đúng tên cổ tục này: đạp đất.Không ai muốn về nhà sau giao thừa bởi họ muốn tránh việc đạp đấtnhà mình. Người ta mong người đến đạp đất nhà mình vào sángMồng Một Tết là những người có chức sắc, có học vấn, hay là ngườinhẹ vía, để tài lộc, may mắn sẽ theo họ đến với gia đình suốt cả nămsau đó.Nhiều gia đình ở Huế còn ra lệnh cho con cái, đứa nào nặng vía thìsáng Mồng Một Tết không được dậy sớm, có thức giấc cũng phảinằm yên, chờ đứa khác nhẹ vía hơn, đã được cha mẹ dặn trước từđêm giao thừa, đặt chân xuống đất trước. Lúc đó, những đứa khácmới được ra khỏi giường.Người Huế thường dành ngày Mồng Một Tết để đi viếng mộ tổ tiên,thăm nhà thờ họ tộc, thăm ông bà, cha mẹ, chúc Tết thầy dạy nghề,dạy chữ... Sang Mồng Hai, mồng Ba, mới tính đến chuyện thămviếng đồng nghiệp, bằng hữu. Ngày nay, tệ viếng xếp vi tiên cũngcó le lói ở một đôi nơi, nhưng ...

Tài liệu được xem nhiều: