![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Thái độ của người dân với hành vi vi phạm luật lệ giao thông: Nghiên cứu trên dữ liệu lớn (big data) facebook tại Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 345.58 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nêu lên vấn đề xã hội nhức nhối ở các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng là an toàn giao thông. Mối quan hệ thái độ, hành vi là cơ sở tiếp cận cho các nghiên cứu phân tích hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông. Từ kết quả phân tích thái độ của công chúng, nhà quản trị có cơ hội tìm kiếm ý tưởng xây dựng các chiến lược marketing xã hội hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thái độ của người dân với hành vi vi phạm luật lệ giao thông: Nghiên cứu trên dữ liệu lớn (big data) facebook tại Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG THÁI ĐỘ CỦA NGƢỜI DÂN VỚI HÀNH VI VI PHẠM LUẬT LỆ GIAO THÔNG: NGHIÊN CỨU TRÊN DỮ LIỆU LỚN (BIG DATA) FACEBOOK TẠI VIỆT NAM PGS.TS Vũ Trí Dũng ThS. Lê Phạm Khánh Hoà Khoa Marketing, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT An toàn giao thông là vấn đề xã hội nhức nhối ở các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng. Mối quan hệ thái độ, hành vi là cơ sở tiếp cận cho các nghiên cứu phân tích hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông. Từ kết quả phân tích thái độ của công chúng, nhà quản trị có cơ hội tìm kiếm ý tưởng xây dựng các chiến lược marketing xã hội hiệu quả. Kết phân tích dữ liệu lớn trên mạng xã hội Facebook tại Việt Nam cho thấy: các lỗi mang tính sơ suất là những lỗi vi phạm phổ biến nhất, người vi phạm có xu hướng đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan của việc vi phạm. Tiếp cận marketing xã hội theo hướng tạo ra các chuẩn mực xã hội có cơ hội làm giảm các hành vi vi phạm khách quan. Từ khoá: an toàn giao thông, dữ liệu lớn, thái độ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 15.000 người chết vì tai nạn giao thông (Tuổi trẻ, 2017). Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra hàng ngày. An toàn giao thông cũng như các vấn đề của nó được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, từ việc quản lý dịch vụ xe ôm (motorbike taxi), (Tuan & Mateo-Babiano, 2013), xe taxi (La, Lee , & Duong, 2013), tới xe buýt (Duong, Lee, & Meuleners , 2016) hay hoạt động của cảnh sát giao thông (Hoa, Duc, Bao, & Huong, 2009). An toàn giao thông là vấn đề mang tính xã hội, được Chính phủ Việt Nam thừa nhận thông qua việc thành lập Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, với Chủ tịch là Phó Thủ tướng. Bỏ qua vấn đề về gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá, cơ sở hạ tầng hay tốc độ tăng số lượng phương tiện giao thông, có thể thấy Việt Nam chưa có một chương trình hành động mang tính chất toàn diện trong đó nhấn mạnh các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của người dân. Do sự phát triển của Internet và mạng xã hội, cả ba điều kiện thành công của phương tiện truyền thông đại chúng (monoplization, canalization, supplementation) đã không còn tồn tại (Lazarsfeld & Merton, 1957). Do đó các mục tiêu xã hội của phương tiện truyền thông đại chúng có nguy cơ không đạt được. Trong khi các chương trình tuyên truyền về an toàn giao thông ở Việt Nam đang dựa vào một vài phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, phát thanh) vốn không có hiệu quả thì từ lâu, Marketing xã hội (social marketing) đã được cho là một trong những công cụ có giá trị trong việc thay đổi hành vi của công chúng (Kotler & Zaltman, 1971). Nhưng, trên phạm vi quốc gia, Việt Nam chưa có một chương trình marketing xã hội thực sự, “chạm” được vào những suy nghĩ, quan điểm, thái độ của người dân với vấn đề này. Người tiêu dùng trẻ ở Việt Nam, những người ra đường nhiều nhất đã thay đổi quan điểm, thái độ với hoạt động tiêu dùng nói riêng với quan niệm bản thân nói chung. Họ có xu hướng coi tiêu dùng như một phương thức để nhận biết bản thân, loại trừ những biện pháp kiểm soát của chính phủ, xã hội hoá bản thân theo cách đó họ cũng đang loại bỏ dần phong cách sống và bản diện của những người cộng sản mà chính phủ Việt Nam đang ra sức tuyên truyền (Nguyen, Ozcaglar-Toulouse, & Kjeldgaard, 2017). Nếu không hiểu rõ hơn quan điểm của những người trẻ tuổi với các 638 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG vấn đề xã hội như an toàn giao thông, người quản lý sẽ khó có thể có được những ý tưởng tốt cho các chương trình truyền thông. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Tâm lý học giao thông [tạm dịch từ thuật ngữ: traffic psychology], một nhánh của tâm lý ứng dụng - “nghiên cứu hành vi người sử dụng đường bộ (road user) và các quá trình tâm lý ẩn dưới hành vi đó” luôn nỗ lực xác định các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi người sử dụng đường bộ nhằm tìm kiếm các giải pháp hiệu quả chống tai nạn giao thông (Rothengatter, 1997). Có nhiều mô hình khác nhau gợi ý việc giải thích hành vi của người sử dụng đường bộ: phân tích nhiệm vụ người lái xe, kiểm soát chức năng, động cơ (Rothengatter, 1997). Đáng lưu ý là việc phân tích mối liên hệ giữa lỗi/sơ suất (error) và vi phạm (violation) trong hành vi giao thông. Theo đó, các lỗi dù nhỏ cũng có thể được cho là một trong những nguyên nhân dự đoán các hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông nghiêm trọng hơn (Rothengatter, 1997). Rothengatter (1997) qua tổng hợp các công trình nghiên cứu có trước cũng cho rằng, lý thuyết hành vi hợp lý của Ajen và Fishbein phù hợp hơn trong việc nghiên cứu các hành vi vi phạm giao thông. Tuy nhiên, việc làm rõ ranh giới và phân tích cụ thể nguyên nhân của hai khía cạnh này tiềm năng giúp giải thích cụ thể hơn cơ chế tâm lý – hành vi của việc vi phạm. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, mối quan hệ giữa thái độ (attitude) với hành vi (behavior) đã được thừa nhận như một trong những cách tiếp cận tâm lý phổ biến với các hoạt động truyền thông mang tính thuyết phục (persuasion communication) áp dụng trong quảng cáo, truyền thông. Cách tiếp cận này cũng được thừa nhận trên cơ sở cho rằng cảm xúc tích cực có thể giúp làm giảm lỗi/sơ suất cũng như vi phạm luật giao thông (Lawton & Parker, 1997). Trong bối cảnh Việt Nam, rất nhiều tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa thái độ với hành vi vi phạm luật giao thông. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những điểm thú vị về thái độ của người Việt Nam. Khuat & Le, (2011) cho rằng, người tham gia giao thông ở Việt Nam có xu hướng lặp lại các hành vi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thái độ của người dân với hành vi vi phạm luật lệ giao thông: Nghiên cứu trên dữ liệu lớn (big data) facebook tại Việt Nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG THÁI ĐỘ CỦA NGƢỜI DÂN VỚI HÀNH VI VI PHẠM LUẬT LỆ GIAO THÔNG: NGHIÊN CỨU TRÊN DỮ LIỆU LỚN (BIG DATA) FACEBOOK TẠI VIỆT NAM PGS.TS Vũ Trí Dũng ThS. Lê Phạm Khánh Hoà Khoa Marketing, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT An toàn giao thông là vấn đề xã hội nhức nhối ở các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng. Mối quan hệ thái độ, hành vi là cơ sở tiếp cận cho các nghiên cứu phân tích hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông. Từ kết quả phân tích thái độ của công chúng, nhà quản trị có cơ hội tìm kiếm ý tưởng xây dựng các chiến lược marketing xã hội hiệu quả. Kết phân tích dữ liệu lớn trên mạng xã hội Facebook tại Việt Nam cho thấy: các lỗi mang tính sơ suất là những lỗi vi phạm phổ biến nhất, người vi phạm có xu hướng đổ lỗi cho nguyên nhân khách quan của việc vi phạm. Tiếp cận marketing xã hội theo hướng tạo ra các chuẩn mực xã hội có cơ hội làm giảm các hành vi vi phạm khách quan. Từ khoá: an toàn giao thông, dữ liệu lớn, thái độ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 15.000 người chết vì tai nạn giao thông (Tuổi trẻ, 2017). Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra hàng ngày. An toàn giao thông cũng như các vấn đề của nó được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, từ việc quản lý dịch vụ xe ôm (motorbike taxi), (Tuan & Mateo-Babiano, 2013), xe taxi (La, Lee , & Duong, 2013), tới xe buýt (Duong, Lee, & Meuleners , 2016) hay hoạt động của cảnh sát giao thông (Hoa, Duc, Bao, & Huong, 2009). An toàn giao thông là vấn đề mang tính xã hội, được Chính phủ Việt Nam thừa nhận thông qua việc thành lập Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, với Chủ tịch là Phó Thủ tướng. Bỏ qua vấn đề về gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá, cơ sở hạ tầng hay tốc độ tăng số lượng phương tiện giao thông, có thể thấy Việt Nam chưa có một chương trình hành động mang tính chất toàn diện trong đó nhấn mạnh các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của người dân. Do sự phát triển của Internet và mạng xã hội, cả ba điều kiện thành công của phương tiện truyền thông đại chúng (monoplization, canalization, supplementation) đã không còn tồn tại (Lazarsfeld & Merton, 1957). Do đó các mục tiêu xã hội của phương tiện truyền thông đại chúng có nguy cơ không đạt được. Trong khi các chương trình tuyên truyền về an toàn giao thông ở Việt Nam đang dựa vào một vài phương tiện truyền thông đại chúng (truyền hình, phát thanh) vốn không có hiệu quả thì từ lâu, Marketing xã hội (social marketing) đã được cho là một trong những công cụ có giá trị trong việc thay đổi hành vi của công chúng (Kotler & Zaltman, 1971). Nhưng, trên phạm vi quốc gia, Việt Nam chưa có một chương trình marketing xã hội thực sự, “chạm” được vào những suy nghĩ, quan điểm, thái độ của người dân với vấn đề này. Người tiêu dùng trẻ ở Việt Nam, những người ra đường nhiều nhất đã thay đổi quan điểm, thái độ với hoạt động tiêu dùng nói riêng với quan niệm bản thân nói chung. Họ có xu hướng coi tiêu dùng như một phương thức để nhận biết bản thân, loại trừ những biện pháp kiểm soát của chính phủ, xã hội hoá bản thân theo cách đó họ cũng đang loại bỏ dần phong cách sống và bản diện của những người cộng sản mà chính phủ Việt Nam đang ra sức tuyên truyền (Nguyen, Ozcaglar-Toulouse, & Kjeldgaard, 2017). Nếu không hiểu rõ hơn quan điểm của những người trẻ tuổi với các 638 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG vấn đề xã hội như an toàn giao thông, người quản lý sẽ khó có thể có được những ý tưởng tốt cho các chương trình truyền thông. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Tâm lý học giao thông [tạm dịch từ thuật ngữ: traffic psychology], một nhánh của tâm lý ứng dụng - “nghiên cứu hành vi người sử dụng đường bộ (road user) và các quá trình tâm lý ẩn dưới hành vi đó” luôn nỗ lực xác định các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi người sử dụng đường bộ nhằm tìm kiếm các giải pháp hiệu quả chống tai nạn giao thông (Rothengatter, 1997). Có nhiều mô hình khác nhau gợi ý việc giải thích hành vi của người sử dụng đường bộ: phân tích nhiệm vụ người lái xe, kiểm soát chức năng, động cơ (Rothengatter, 1997). Đáng lưu ý là việc phân tích mối liên hệ giữa lỗi/sơ suất (error) và vi phạm (violation) trong hành vi giao thông. Theo đó, các lỗi dù nhỏ cũng có thể được cho là một trong những nguyên nhân dự đoán các hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông nghiêm trọng hơn (Rothengatter, 1997). Rothengatter (1997) qua tổng hợp các công trình nghiên cứu có trước cũng cho rằng, lý thuyết hành vi hợp lý của Ajen và Fishbein phù hợp hơn trong việc nghiên cứu các hành vi vi phạm giao thông. Tuy nhiên, việc làm rõ ranh giới và phân tích cụ thể nguyên nhân của hai khía cạnh này tiềm năng giúp giải thích cụ thể hơn cơ chế tâm lý – hành vi của việc vi phạm. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, mối quan hệ giữa thái độ (attitude) với hành vi (behavior) đã được thừa nhận như một trong những cách tiếp cận tâm lý phổ biến với các hoạt động truyền thông mang tính thuyết phục (persuasion communication) áp dụng trong quảng cáo, truyền thông. Cách tiếp cận này cũng được thừa nhận trên cơ sở cho rằng cảm xúc tích cực có thể giúp làm giảm lỗi/sơ suất cũng như vi phạm luật giao thông (Lawton & Parker, 1997). Trong bối cảnh Việt Nam, rất nhiều tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa thái độ với hành vi vi phạm luật giao thông. Kết quả nghiên cứu chỉ ra những điểm thú vị về thái độ của người Việt Nam. Khuat & Le, (2011) cho rằng, người tham gia giao thông ở Việt Nam có xu hướng lặp lại các hành vi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Công nghiệp 4.0 An toàn giao thông Hành vi vi phạm luật giao thông Chiến lược marketing xã hộiTài liệu liên quan:
-
Bạo lực ngôn từ qua không gian mạng: Thực trạng và một số giải pháp
6 trang 209 0 0 -
5 trang 200 0 0
-
Tiểu luận: Giao thông đường bộ Hà Nội thực trạng và giải pháp
13 trang 195 0 0 -
162 trang 191 0 0
-
Thông tư số 59/2011/TT-BGTVT NGHĨA VIỆT
2 trang 181 0 0 -
Mô hình ROPMIS về đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với thương mại điện tử ngành bán lẻ
8 trang 133 1 0 -
Ứng dụng AI-Vision phát hiện sự cố trên băng chuyền trong nhà máy sản xuất thông minh
5 trang 106 0 0 -
Tìm hiểu Pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Phần 1
322 trang 99 0 0 -
Phát triển kỹ năng tư duy phản biện cho sinh viên trong thời đại công nghiệp 4.0
4 trang 89 0 0 -
16 trang 84 0 0