Thực tế giáo dục hiện nay còn nhiều bất cập, trong đó có những hậu quả đáng tiếc xảy ra từ việc nhà giáo sử dụng biện pháp phê bình một cách sai lầm, từ một thái độ chưa đúng đắn. Bài báo phân tích những nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ của giáo viên khi ứng xử bằng lời nói với học sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thái độ của nhà giáo và hậu quả của những lời nói có tính tiêu cực trong giáo dục JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 9, pp. 157-164 THÁI ĐỘ CỦA NHÀ GIÁO VÀ HẬU QUẢ CỦA NHỮNG LỜI NÓI CÓ TÍNH TIÊU CỰC TRONG GIÁO DỤC Lê Thị Tuyết Hạnh Học viện Quản lí Giáo dục E-mail: letuyethanhnguyen@yahoo.com.vn Tóm tắt. Thực tế giáo dục hiện nay còn nhiều bất cập, trong đó có những hậu quả đáng tiếc xảy ra từ việc nhà giáo sử dụng biện pháp phê bình một cách sai lầm, từ một thái độ chưa đúng đắn. Bài báo phân tích những nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ của giáo viên khi ứng xử bằng lời nói với học sinh. Từ khóa: Thái độ của nhà giáo, phê bình trong giáo dục, giao tiếp giữa thầy trò.1. Mở đầu Trong giáo dục, xét cả về phương diện lí luận lẫn thực tiễn, không ai có thể phủnhận vai trò, tác dụng của biện pháp phê bình. Phê bình là hành động của nhà sư phạm,chỉ rõ khuyết điểm để đối tượng giáo dục nhận thức được khuyết điểm, sai phạm ấy cùngnguyên nhân, hậu quả của nó cũng như có hướng khắc phục hay sửa chữa. Trong phêbình, đương nhiên phải sử dụng những lời lẽ có tính chỉ trích để chỉ ra sự sai phạm, khuyếtđiểm. Việc làm này, trong văn hóa giao tiếp, khó lòng tránh khỏi xúc phạm đến thể diệnngười đối thoại- dù là “dương tính” hay “âm tính”, vì niềm tự hào, sĩ diện của đối tượnggiao tiếp nhất định sẽ bị chạm tới hoặc tổn thương, khi họ bị chê trách về chất lượng kémcủa kết quả công việc được giao, bị chỉ ra những tính chất tiêu cực trong nhân cách, bịđánh giá thấp về phẩm chất cá nhân hay công việc, thậm chí bị kết tội về những sai lầm,vi phạm. . . và hậu quả của những việc làm tiêu cực này. Tuy nhiên, vấn đế cần nói đến ở đây lại là thái độ (attitude) của người làm công tácgiáo dục khi sử dụng biện pháp này và dùng những lời lẽ xúc phạm thể diện của người đốithoại mà ở đây là đối tượng giáo dục của họ. Thái độ của nhà sư phạm chứ không phảibản thân biện pháp sẽ quyết định hậu quả hay hiệu quả của biện pháp giáo dục mà họsử dụng.2. Nội dung nghiên cứu Các nhà đào tạo tầm cỡ quốc tế, Kathril Muller (Giám đốc UNESCO Hà Nội) vàchuyên gia Steve, trong khóa bồi dưỡng tập huấn Lãnh đạo cấp cao của Bộ Giáo dục và 157 Lê Thị Tuyết HạnhĐào tạo (12/2011), đã khẳng định: cấu trúc nhân cách của một nhân sự bao gồm 3 thànhtố: kiến thức (knowledge), kĩ năng (skill), thái độ (attitude) - viết tắt tiếng Anh là KAS -trong đó thái độ (A) luôn là quan trọng và quyết định nhất [1]. Lí do rất giản dị: kiến thức,kĩ năng dù khó và rộng lớn bao nhiêu cũng có thể đào tạo được qua thời gian và biện phápnghiệp vụ, nhưng thái độ thì khó có thể đào tạo hay thay đổi được. Trở lại với vấn đề của chúng ta: việc nhà giáo sử dụng những lời lẽ có tính chất xúcphạm trong khi sử dụng biện pháp phê bình. Chúng ta đã nói tới tính tất yếu khách quanvà phổ cập của nó. Bây giờ chúng ta bàn đến vấn đề hành vi này được quyết định bởi tháiđộ của nhà giáo như thế nào.2.1. Những tín hiệu báo động từ thực tế Từ những năm đầu thế kỷ XX, nhà giáo Xu-khôm-lin-xki [2] đã từng cảnh báo cácbậc phụ huynh và thầy cô giáo qua câu chuyện đau lòng về cậu bé Pasa, sống nội tâm vàtình cảm, đã tìm đến cái chết một cách dại dột, đau lòng chỉ vì lời chỉ trích có tính chếnhạo của cô giáo qua cách đặt tên lóng “cả đẫn” và gọi em như thế. Trong thực tế giáodục Việt Nam gần đây cũng xảy ra không ít chuyện đau lòng về tệ nạn bạo lực học đường,hành vi phản giáo dục giữa học sinh với học sinh và giữa giáo viên với học sinh. . . Phươngtiện thông tin đại chúng đã xôn xao nhiều về những trường hợp thầy giáo, co giáo cư xửkhông đúng với học trò [3]. Chưa bàn đến những nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể gây nên nhữngbức xúc và hiện trạng trên, bởi thực tế có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đếnnhững hành vi manh động đó, (kể cả hành vi ngôn ngữ), từ phía giáo viên và cả học sinh.Song trước hết, cần phải nói đến vị thế ứng xử của các thầy cô giáo với tư cách là nhàsư phạm và người làm giáo dục. Mọi sự manh động hay biểu hiện không kiểm soát đượchành vi cảm xúc đều là biểu hiện cách này hay cách khác sự bất lực của người làm giáodục. Điều đáng nói là, với những hành vi hoạt động bạo lực, ngay lập tức sẽ bị mọi ngườinhận diện và lên án gay gắt, bị “tẩy chay” như những dị biệt, quái gở của xã hội. Nhưngvới những hành vi ở dạng vi tế hơn như hành vi ngôn ngữ - những lời nói có tính chất xúcphạm thì dễ bị bỏ qua, không mấy ai để ý vì cho rằng lời nói không gây hậu quả tai hạibởi không gây thương tích, không dẫn đến chết người, . . . Nhưng chính vì thế mà trongthực tế, nó lại có sức”công phá” nhiều hơn, lạ ...